Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hệ thống GPIB

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hệ thống GPIB

    1.GPIB (General Purpose Interface Bus)
    1.1 Giới thiệu
    Năm 1965, HP thiết kế bus giao diện HP (HP-IB) để nối các đường của các thiết bị lập trình được của họ với máy tính. Do có một tốc độ truyền cao (thường là 1 Mbyte/s) giao diện này nhanh chóng trở thành phổ biến. Khi được chấp nhận sau này là chuẩn IEEE 488-1975, nó đã được mở rộng thành chuẩn ANSI/IEEE 488.1-1987. Hiện nay tên “General Purpose Interface Bus” (GPIB) được sử dụng rộng rãi hơn là HP-IB. ANSI/IEEE 488.2 –1987 củng cố chuẩn góc bằng cách định nghĩa chính xác cách mà bộ điều khiển và thiết bị giao tiếp với nhau. SCPI (Staudard Conmands for Programable Instruments) dựa trên cấu trúc lệnh của IEEE 488.2 để tạo ra các lệnh đơn lập trình tổng quát để dùng với mọi thiết bị SCPI.
    1.2 Các kiểu thông điệp của GPIB
    Một thiết bị GPIB giao tiếp với thiết bị GPIB khác bằng cách gửi các thông điệp phụ thuộc thiết bị và thông điệp giao tiếp qua hệ thống các giao diện.
    - Thông điệp phụ thuộc thiết bị thường được gọi là dữ liệu hay thông điệp dữ liệu, bao gồm các tông tin đặc trưng của thiết bị như là các lệnh chương trình, kết quả đo, trạng thái máy móc, và các file dữ liệu.
    - Thông điện giao tiếp quản lý bus. Thường được gọi là lệnh hay thông điệp lệnh, các thông điệp giao tiếp thực hiện các lệnh như là khởi tạo bus, định địa chỉ hay xoá địa chỉ của thiết bị, và đặt chế độ cho thiết bị là chạy chương trình từ xa hay cục bộ.
    1.3 Talker, Listener; Controller.
    Các thiết bị GPIB có thể là Talker, listener hoặc Controller
    - Talker gửi thông điệp dữ liệu cho một hay vài Listener, là nơi nhận dữ liệu.
    - Controller quản lý dòng thông tin trên GPIB bằng cách gửi các lệnh tới tất cả các thiết bị.
    Ví dụ; Một vôn mét số có thể là Talker hoặc Listener.
    * GPIB cũng giống một bus máy tính thông thường ngoại từ máy tính có các bảng mạch được nối qua bo mạch chính, còn GPIB có các thiết bị riêng rẽ được nối qua các cáp nối chuẩn.
    + Vai trò của GPIB Controller có thể so sánh với vai trò của một trung tâm chuyển mạch của hệ thống điện thoại.
    Trung tâm chuyển mạch (Controller) kiểm soát mạng truyền thông (GPIB). Khi trung tâm (controller) phát hiện một người (thiết bị) muốn gọi điện thoại (gửi một thông điệp dữ liệu) nó nối người gọi (Talker) với nơi nhận (Listener).
    1.4 Bộ điều khiển trong từng nhiệm vụ và bộ điều khiển hệ thống.
    Cho dù có thể có vài bộ điều khiển trong mạng GPIB, tại mọi thời điểm chỉ có một bộ điều khiển nắm quyền gọi là bộ điều khiển trong nhiệm vụ CIC (Controller- In – Charge). Hoạt động điều khiển có thể chuyển từ CIC hiện tại sang bộ điều khiển rỗi. Chỉ có bộ điều khiển hệ thống có thể tự mình làm CIC, Giao diện NI GPIB thường là bộ điều khiển hệ thống.

    2. Cấu hình GPIB
    -GPIB có hai cấu hình cơ bản là cấu hình tuyến tính và cấu hình hình sao (hình vẽ).
    Attached Files
    Last edited by ATYLA; 20-11-2006, 21:19.
    Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

Về tác giả

Collapse

ATYLA Tìm hiểu thêm về ATYLA

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X