Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp đở thiết kế mạch đk thiết bị từ xa ứng dụng sóng di động!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cần giúp đở thiết kế mạch đk thiết bị từ xa ứng dụng sóng di động!

    Mình hiện đang làm cho một công ty, mới đây công ty của mình yêu cầu tối ưu mạch điều khiển điện cho một trạm bơm nước.
    Cụ thể như sau:
    - Có một đài nước cấp nước cho phân khu kinh tế Dung Quất do công ty mình quản lý. Đài nước này có một bể nước trung gian đặt dưới mặt đất để sau đó máy bơm hút nước đưa lên bồn cao 15m.
    - Một trạm bơm nước được kết nối đường ống tới bể nước trung gian của đài nước, với khoảng cách là 3km.

    Có hình vẽ kèm theo:



    Yêu cầu được đặt ra là thiết kế một mạch điện - điện tử sao cho:

    1. Khi bể nước trung gian hết nước, phao nước đóng tiếp điểm K11 (hình vẽ), mạch 1 sẽ xử lý các tín hiệu điện thành các tín hiệu khác và truyền qua mạch 2 với phương thức có thể là bằng tin nhắn sms, cuộc gọi, sóng vô tuyến,...Sau đó mạch 2 sẽ nhận tín hiệu đó và xử lý ngược trở lại thành tín hiệu điện để đóng rơ le K2, K2 có điện sẽ đóng tiếp điểm thường hở K21 (coi như đóng mạch của máy bơm) làm máy bơm hoạt động, bơm nước cho bể trung gian.
    2. Khi bể nước trung gian đầy, van phao đóng tiếp điểm K12, tương tự như trên, sẽ phát - thu - xử lý tín hiệu làm đóng rơle K3, K3 có điện sẽ mở tiếp điểm K31, ngắt mạch máy bơm.
    3. Nếu máy bơm gặp sự cố, không chạy, rơle sự cố sẽ đóng tiếp điểm K4, mạch 2 sẽ xử lý tín hiệu và nhắn tin tới số di động định trước với nội dung: "Máy bơm bị sự cố"
    4. Quay lại với yêu cầu 1 và 2, khi mạch 2 xử lý để đóng rơle K2 (K3) thì đồng thời cũng nhắn tin tới một số di động định trước với nội dung là: "Đang bắt đầu bơm" nếu mạch 2 đóng rơle K2 hoặc là: "Đã dừng bơm" nếu mạch 2 đóng rơle K3.

    Mong các bạn giúp đở, nếu bạn nào có thể gia công mạch luôn thì có thể báo giá cho mình để thương lượng và giao dịch.

    Đ/c: Mr. Tân - DĐ: 0988097059 - Email: nguyenngoctan2005@gmail.com

    Chúc vui.

  • #2
    Hi,
    Vụ này dễ ẹc, tui tạm phác thảo thế này nhé: Bác mua một điện thoại dành cho người già (loại có nút SOS), tiếp theo là hack cái nút SOS đó để đưa tín hiệu điều khiển vào. Ở phía thu bác mua thêm cái điện thoại secondhand tầm 100K có thể điện thoại hỏng cũng được nhưng phải đảm bảo là còn nhận được sóng và chế độ rung hoạt động tốt.
    Việc của bác là thiết kế một mạch để cảm biến mức nước rồi đưa ra tín hiệu điều khiển (chập/nhả) ở nút SOS. Việc thứ hai là thiết kế một mạch biến sự rung của điện thoại thành tín hiệu điện (cái này có vô vàn cách để làm). Khi điện thoại rung thì sẽ xuất hiện tín hiệu điện này làm đóng relay bằng một mạch FlipFlop. Chỗ này nói thì đơn giản chứ làm thì không đơn giản đâu.
    Việc cuối cùng bác làm là cài đặt cái điện thoại SOS khi có tín hiệu thì gọi cho máy thu. Xong
    Điện thoại SOS này là một thứ rất lợi hại khi hack cái nút SOS vì nó có thể làm mạch báo trộm tự động hay là bất kỳ việc gì do các bác nghĩ ra
    Việc dùng điện thoại rung để điều khiển từ xa tui đã thực hiện rồi, tui ứng dụng nó vào máy cho cá ăn tự động bằng điện thoại. Nói luôn cho bác nào cần thì làm:
    Dùng một vỏ chai dầu gội đầu đủ lớn để bỏ lọt cái điện thoại nhận tín hiệu
    Cưa đôi nhưng không đứt cái vỏ chai kia ra.
    Bẻ gập cái chai lại và vắt (gác) nó trên một thanh thép hay thanh gì đó đủ cứng.
    Một bên bỏ cái điện thoại vào, một bên khoan lỗ đủ to để lọt thức ăn rồi bỏ thức ăn vào.
    Khi nào cần cho cá ăn thì chỉ cần gọi điện tới số máy của điện thoại nhận, nó sẽ rung lên và làm cho thức ăn rơi xuống bể cá. Lượng thức ăn nhiều hay ít phụ thuộc vào số hồi chuông. Cái này thử nghiệm trước để lấy mẫu bao nhiêu hồi chuông thì đủ thức ăn cho cá.
    Đây là một ứng dụng rất hiệu quả khi phải đi công tác hay đi vắng nhà mà không có người cho cá ăn.
    Tóm lại tín hiệu rung của điện thoại cho chúng ta làm khối chuyện (tất nhiên là chỉ ON/OFF) mà thôi. Chúc các bác có nhiều sáng kiến mới với chiếc điện thoại secondhand.
    Thân ái.
    Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
    Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

    Comment

    Về tác giả

    Collapse

    tanirac Tìm hiểu thêm về tanirac

    Bài viết mới nhất

    Collapse

    Đang tải...
    X