Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Innovative microprocessor architecture

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mới mở máy lên vào 4rum thấy cái này hoảng quá

    Ai nói với mấy chú là GPU không có cache ?
    Biết thì thưa thót, không biết thì dựa cột mà nghe. Không nên nói bừa nói ẩu.

    =================================================

    Sự khác nhau trong tính toán song song giữa CPU và GPU

    Tốc độ tăng trưởng tần số CPU hiện nay đang bị hạn chế bởi các nguyên nhân vật lý và tiêu thụ điện năng cao. Hiệu năng của chúng thường được cải thiện bằng cách gia tăng số lõi. Các bộ xử lý (BXL) đa chức năng ngày nay có thể có đến 4 lõi (tốc độ tăng thêm sẽ không nhanh), và chúng được thiết kế cho các ứng dụng thông thường, sử dụng MIMD (multiple instructions / multiple data) (đa lệnh / đa dữ liệu). Mỗi lõi hoạt động độc lập với các lõi khác, thực thi những lệnh khác nhau trong những tiến trình (process) khác nhau.

    Các tính năng vector đặc biệt (SSE2 và SSE3) dành cho vector 4 thành phần (dấu phẩy động độ chính xác đơn) và 2 thành phần (độ chính xác kép) đã xuất hiện trong các BXL đa năng là do các đòi hỏi đối với những ứng dụng đồ họa ngày một gia tăng. Điều này giải thích tại sao trong một số tác vụ nhất định, sử dụng GPU lại thích hợp hơn là CPU, bởi vì chúng vốn được thiết kế dành cho nó.

    Ví dụ, những con chip của Nvidia dựa trên một BXL với từ 8 đến 10 lõi cùng hàng trăm ALU, vài ngàn thanh ghi và một số bộ nhớ chia sẻ. Bên cạnh đó, một chiếc card đồ họa còn chứa một bộ nhớ chung tốc độ cao mà tất cả các lõi, bộ nhớ cục bộ của lõi và bộ nhớ đặc biệt cho hằng số đều có thể truy cập vào.

    Quan trọng nhất, các lõi xử lý trong GPU này là lõi SIMD (single instruction / multiple data) (đơn lệnh / đa dữ liệu). Và chúng thực thi cùng một chuỗi lệnh đồng thời. Đây là phương pháp lập trình chung đối với các thuật toán đồ họa và nhiều công tác khoa học, nhưng nó đòi hỏi phải lập trình cụ thể. Đổi lại, cách tiếp cận này cho phép gia tăng số lượng các đơn vị thực thi bằng cách đơn giản hóa chúng.

    Bây giờ, hãy cùng liệt kê những khác biệt chính giữa kiến trúc của CPU và GPU. Lõi của CPU được thiết kế để thực thi một luồng (thread) duy nhất các lệnh liên tiếp với tốc độ tối đa, trong khi GPU lại được thiết kế nhằm thực hiện nhanh chóng nhiều luồng lệnh một lúc. Các BXL đa chức năng được tối ưu hóa để cho hiệu năng cao với một luồng lệnh đơn xử lý các số nguyên và dấu phẩy động. Cùng việc truy cập bộ nhớ ngẫu nhiên.

    Để nâng cao hiệu năng, các kỹ sư CPU luôn cố gắng làm cho sản phẩm của họ thực hiện một lúc được nhiều lệnh nhất có thể. Vì vậy, BXL Pentium của Intel đã giới thiệu việc thực thi siêu vô hướng với 2 lệnh mỗi chu kỳ, còn Pentium Pro thì bổ sung thêm khả năng thực thi phi thứ tự. Tuy nhiên, việc thực thi song song đối với luồng lệnh liên tiếp này có một số hạn chế cơ bản, và gia tăng số lượng các đơn vị thực thi sẽ không khiến cho hiệu năng cũng tăng lên tương ứng.

    GPU có khả năng thực hiện những lệnh này song song ngay từ đầu. Một GPU nhận được một nhóm các đa giác, thực hiện tất cả những thao tác cần thiết, và rồi xuất ra các điểm ảnh (pixel). Các đa giác và điểm ảnh này được xử lý một cách độc lập. Chúng có thể được xử lý song song, riêng rẽ với nhau. Do bản chất song song nguyên thủy này của GPU, nó dùng đến rất nhiều các đơn vị thực thi. Không giống như luồng lệnh tuần tự cho CPU, những đơn vị này dễ dàng tải đầy. Bên cạnh đó, GPU hiện đại cũng có thể thực thi nhiều hơn một lệnh duy nhất cho mỗi chu kỳ (dual issue). Ví dụ, trong một số điều kiện, kiến trúc Tesla thực thi MAD+MUL hay MAD+SFU đồng thời.

    GPU còn khác với CPU trong các nguyên tắc truy cập vào bộ nhớ. Ở GPU, việc này có thể đoán trước dễ dàng – nếu như một điểm ảnh kết cấu được đọc từ bộ nhớ thì chẳng bao lâu sẽ đến lượt những điểm xung quanh nó. Cũng tương tự với ghi dữ liệu – một điểm ảnh mà được ghi vào frame buffer thì vài chu kỳ sau các điểm lân cận cũng sẽ được ghi. Vì vậy lối tổ chức bộ nhớ này khác với những gì được sử dụng trong CPU. Không giống như các BXL đa năng, GPU đơn giản là không cần đến một cache lớn. Kết cấu yêu cầu chỉ vài kilobyte (lên đến 128-256 KB trong các GPU hiện đại).

    Cách hoạt động của bộ nhớ GPU và CPU cũng khác nhau. Ví dụ, không phải tất cả mọi CPU đều được tích hợp bộ phận quản lý bộ nhớ (memory controller), trong khi thông thường GPU nào cũng có vài cái, lên đến 8 kênh 64-bit trong GT200 của Nvidia. Ngoài ra, card đồ họa sử dụng bộ nhớ nhanh hơn, do đó GPU sở hữu băng thông bộ nhớ cao hơn nhiều, một điều thích hợp cho điện toán song song với những luồng dữ liệu khổng lồ.

    Các bộ xử lý đa chức năng tiêu tốn transistor và diện tích đế của chúng vào các bộ đệm lệnh, phần cứng dự đoán rẽ nhánh, và một khối lượng rất lớn cache trên chip. Tất cả các đơn vị này đều cần thiết nhằm tăng tốc thực hiện chỉ một vài thread. GPU tiêu tốn các transistor cho hàng loạt đơn vị thực thi, phân phối lệnh, một lượng nhỏ bộ nhớ chia sẻ và bộ điều khiển bộ nhớ cho một số kênh. Toàn bộ những thứ trên không giúp đẩy nhanh việc thi hành của từng thread riêng biệt, nhưng nó cho phép GPU làm việc với vài ngàn thread một lúc, được con chip xử lý song song, đòi hỏi băng thông bộ nhớ cao.

    Hãy cùng phân tích những điểm khác nhau trong cache. CPU sử dụng cache để tăng hiệu năng của chúng nhờ việc giảm độ trễ truy cập bộ nhớ, còn GPU sử dụng cache hoặc bộ nhớ chia sẻ để gia tăng băng thông bộ nhớ. CPU giảm bớt độ trễ truy cập bộ nhớ nhờ vào cache lớn cũng như các dự đoán rẽ nhánh. Các bộ phận này chiếm gần hết diện tích đế và tiêu thụ nhiều điện năng. GPU giải quyết bài toán độ trễ truy cập bộ nhớ bằng cách thực thi hàng ngàn thread song song – khi một thread đang chờ dữ liệu từ bộ nhớ, GPU có thể thực thi một thread khác mà không bị trễ.

    Việc vận hành đa luồng cũng tồn tại nhiều khác biệt. Một lõi CPU có thể thực thi 1-2 luồng, trong khi GPU có thể duy trì tới 1024 thread trên mỗi lõi xử lý (trong một GPU thường có vài cái như thế). Chuyển đổi từ thread này sang thread kia tốn của CPU hàng trăm chu kỳ, trong khi GPU chuyển đổi vài thread mỗi chu kỳ.

    Ngoài ra, CPU sử dụng các đơn vị vector SIMD (một lệnh được thực thi trên nhiều dữ liệu), còn GPU sử dụng SIMT (đơn lệnh, đa luồng) cho việc xử lý thread vô hướng. SIMT không yêu cầu lập trình viên phải chuyển đổi dữ liệu sang vector đồng thời cho phép rẽ nhánh tùy ý trong các thread.

    Nói tóm lại, không giống như CPU hiện đại, chip đồ họa được thiết kế ra cho điện toán song song với nhiều phép toán số học. Trong GPU, lượng transistor hoạt động hiệu quả cao hơn nhiều – chúng xử lý các dãy dữ liệu thay vì kiểm soát dòng chảy tuần tự của một vài luồng điện toán. Biểu đồ dưới đây minh họa từng bộ phận khác nhau chiếm không gian trên CPU và GPU như thế nào.



    Như thế, phân phối các thuật toán cho hàng trăm đơn vị thực thi song song là xương sống của việc sử dụng hiệu quả GPU cho các tính toán khoa học và phi đồ họa khác. Ví dụ, rất nhiều các ứng dụng mô hình phân tử tương thích hoàn hảo với điện toán GPU: chúng đòi hỏi sức mạnh xử lý cao, và chúng thuận tiện cho việc tính toán song song. Và sử dụng vài ba GPU sẽ còn mang đến nhiều sức mạnh tính toán hơn nữa cho những công việc như vậy.

    Dùng GPU để tính toán đem lại kết quả tuyệt vời đối với các thuật toán sử dụng xử lý dữ liệu song song. Hay nói rõ hơn, khi cùng một chuỗi các thao tác toán học được áp dụng với một khối lượng lớn dữ liệu. Kết quả tốt nhất đạt được nếu như số lượng lệnh số học vượt trội so với số lần gọi truy cập vào bộ nhớ. Trong việc kiểm soát dòng chảy, nó có những đòi hỏi thấp hơn. Bên cạnh đó, một mật độ cao các thuật toán và khối lượng dữ liệu đã loại bỏ sự cần thiết của những bộ đệm (cache) lớn, như đối với CPU.

    Như là kết quả của tất cả những khác biệt mô tả ở trên, hiệu năng trên lý thuyết của các BXL đồ họa cao hơn nhiều so với hiệu năng của CPU. Nvidia xuất bản đồ thị sau đây cho thấy sự tăng trưởng hiệu năng của CPU/GPU trong những năm qua:



    Những dữ liệu này, tất nhiên, không phải là không có kèm theo một chút tiểu xảo. Trên thực tế, CPU đạt tới các kết quả lý thuyết dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra, những con số được công bố ở đây là độ chính xác đơn cho trường hợp của GPU và độ chính xác kép cho trường hợp của CPU. Dù sao, độ chính xác đơn tỏ ra hiệu quả trong một số tác vụ song song, và sự khác biệt hiệu năng giữa các BXL đa năng và đồ họa là rất lớn. Vì vậy, trò này cũng đáng để chơi.
    ================================================
    Trên đó là bài viết được một chú dịch lại theo cái này:
    http://ixbtlabs.com/articles3/video/cuda-1-p1.html
    trong đó giảng giải khá kỹ và hay về cuda cũng như GPU, CPU cho những ai cần.

    Bên dưới là file .ppt về GPU Cache khá chi tiết.
    GPU Cache.zip
    ===============================================
    Lời khuyên cho các bạn là: Thông tin trên web, 4rum... trước khi đọc phải xem nguồn gốc, xem nó xất phát từ đâu, từ ai.

    ================================================
    PS:
    Cái này chú trách anh ác anh chịu, vì phải nói để tránh sai lạc kiến thức
    tội nghiệp, mấy ngày trời mò mẫm vừa lú ra đã bị dập xẹp lép

    Nếu muốn biết kỹ xem coi GPU có hay GPU không có cache thì vào http://forums.nvidia.com nói là GPU không có cache xem thằng admin của nvidia nó có cho vài hòn đá hay không
    Attached Files
    Last edited by itx; 12-08-2010, 17:15. Lý do: PS
    Từ chối trách nhiệm:
    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
    Blog: http://mritx.blogspot.com

    Comment


    • Bác ITX,

      Bác vốn chẳng có kiến thức gì về kiến trúc máy tính nên mình không cần phải trao đổi với bác. Xin mời các bác khác tiếp tục.

      Fermi processor có lẽ là loại GPU đầu tiên Nvidia đưa cache vào. Mỗi stream processor cũng chỉ có 64KB cache L1, và tất cả chỉ có 768KB cache L2. Loại này bắt đầu có cache vì nó không chỉ dùng để chạy đồ họa mà còn làm những công việc khác nên còn gọi là General Purpose GPU (GPGPU). GPU thực chất có cache rất nhỏ coi như không có cache. Họ làm vậy là có nguyên nhân. Mời các bác khác tiếp tục.

      Cheers.

      Comment


      • Thực sự ITX quá ngạc nhiên chẵng lẽ chú không thể hiểu biết rõ ràng như thế nào gọi là cache. Cái này giống như việc chú không thể phân biệt và định nghĩa PE, multiple thread microprocessor, single thread microprocessor mà nổ là thiết kế microprocessor. ???
        GPU thực chất có cache rất nhỏ coi như không có cache
        Cãi chày cãi cối như vầy thì thôi rồi.

        Fermi khác là có "global memory cache" là khái niệm mới dùng để phân biệt với cache GPU truyền thống. ( In the current generation of GPUs a cache is used only when accessing data from either the constant memory or from the image memory via a sampler ) ...
        À mà thôi chú cứ việc nói GPU không có cache cũng có sao đâu ! cache GPU vẫn cứ lù lù ở đó có mất đi đâu mà sợ ! Chỉ có điều nghe ngây ngô quá không nhịn được .
        Từ chối trách nhiệm:
        Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
        Blog: http://mritx.blogspot.com

        Comment


        • ITX đã nói với chú rồi nói người khác không hiểu biết về vấn đề gì đó thì phải đưa ra được bằng cớ. Như cách ITX đưa ra để chứng minh chú không có bất kỳ một hiểu biết gì về ASIC & Advance Techno nói chung và microprocessor nói riêng trong luồng này.
          lntran nếu nói ITX sai và không hiểu biết thì hãy chỉ ra như cách mà ITX chỉ ra vậy. Nói người khác sai, kém hiểu biết mà không chỉ ra được thì con bò cũng nói được. Nếu vậy cách tốt nhất là ngậm miệng lại và biến đi chỗ khác.
          Chỉ có người có kiến thức mới có thể cho hay chia sẻ kiến thức, người không có lấy gì mà cho, mà chia ?
          Từ chối trách nhiệm:
          Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
          Blog: http://mritx.blogspot.com

          Comment


          • Không biết bác ITX có biết đọc tiếng Việt không vậy. Tôi không muốn tranh luận với bác nữa. Bác hãy đi chỗ khác mà tự sướng. Tôi chỉ muốn trao đổi kiến thức với những người hiểu biết. Bác thật sự quá ngu dốt và có thể nói là dốt đến mức không ai có thể nói cho bác khôn ra được. Tôi không muốn mất thì giờ của bác, cũng như các bác khác ở đây phải đọc mất bài viết ngu dốt của bác. Bác hãy mở những thread khác của bác rồi tự sướng.

            Comment


            • Nguyên văn bởi lntran Xem bài viết
              Không biết bác ITX có biết đọc tiếng Việt không vậy. Tôi không muốn tranh luận với bác nữa. Bác hãy đi chỗ khác mà tự sướng. Tôi chỉ muốn trao đổi kiến thức với những người hiểu biết. Bác thật sự quá ngu dốt và có thể nói là dốt đến mức không ai có thể nói cho bác khôn ra được. Tôi không muốn mất thì giờ của bác, cũng như các bác khác ở đây phải đọc mất bài viết ngu dốt của bác. Bác hãy mở những thread khác của bác rồi tự sướng.
              Ăn nói cho có học thức một tí đi bác. Mở mồm ra là cho người khác ngu dốt.

              Bác không chứng minh được người ta sai chỗ nào thì chính bác cũng không hiểu rõ vấn đề.

              Bác vô đây để làm gì vậy ? Chửi người khác ngu để nâng giá trị của bác lên ?

              Bác muốn tiếp tục đóng góp thì tự nhiên thôi không cần phải mạt sát người khác. Chỗ này là để bàn luận kỹ thuật chứ không phải là cái chợ cá.

              Còn bác không muốn nói chuyện với bác ITX thì bác đâu cần trả lời. Hay là tại bác ITX nói đúng làm bác quê độ đâm ra nói bậy ?

              Comment


              • Hi các bác,

                Đây là bài viết cuối cùng của tôi trên forum này. Tôi cũng sẽ không quay lại đây nữa nên các bác không cần trả lời. Tôi làm việc mỗi giờ được trả những mấy chục đồng, và tôi thấy không cần thiết phải lãng phí thì giờ với forum này nữa. Tôi viết bài này để trả lời vì sao GPU không có cache.

                Trong GPU người ta thực hiện một cách đặc biệt để có thể hide latency của memory. GPU xử lý hàng loại dữ liệu với cùng một thuật toán giống hệt nhau. Khi một ALU xử lý 1 lệnh, nó sẽ chạy lệnh này với dữ liệu A0, A1, A2... và sinh ra các kết quả B0, B1, B2... GPU sử dụng kĩ thuật prefetch nạp liên tục các dữ liệu A0, A1, A2... từ bộ nhớ lên ALU, lúc này bandwidth là điều quan trọng, vì nạp được càng nhiều dữ liệu càng tốt, latency không quan trọng vì các dữ liệu này dưới dạng array, cứ nạp hết array là được. Do không có cache, kết quả B0, B1, B2... cần nhiều thời gian mới có thể đưa ra bộ nhớ ngoài, và sau đó lại được đưa ngược vào GPU để xử lý. Nhưng do có rất nhiều dữ liệu A0... và cần nhiều thời gian xử lý, dữ liệu B0... sau khi được đưa ra ngoài rồi nạp lại lên GPU không ảnh hưởng gì đến hiệu suất của ALU. Nói cách khác ALU lúc nào cũng chạy.

                Cheers.

                Comment


                • Bị ép vào đường cùng nên quay lại cắn thế này đây . trước khi ngoắt đuôi bỏ chạy.

                  Nguyên văn bởi lntran Xem bài viết
                  Không biết bác ITX có biết đọc tiếng Việt không vậy. Tôi không muốn tranh luận với bác nữa. Bác hãy đi chỗ khác mà tự sướng. Tôi chỉ muốn trao đổi kiến thức với những người hiểu biết. Bác thật sự quá ngu dốt và có thể nói là dốt đến mức không ai có thể nói cho bác khôn ra được. Tôi không muốn mất thì giờ của bác, cũng như các bác khác ở đây phải đọc mất bài viết ngu dốt của bác. Bác hãy mở những thread khác của bác rồi tự sướng.
                  Như những nghi ngờ ban đầu của ITX đây cũng là một dạng chú Kim . "Nổ" để đánh bóng mình lên sau đó mới "lừa" . Thêm một bài học và một ví dụ nữa cho những bạn nhẹ dạ cả tin.
                  ================================================== ==
                  Bác bqviet. Chắc đã đến lúc cho cu lntran này đi về nơi xa rồi. Nhưng để cái luồng này lại từ từ hãng dọn dẹp
                  Từ chối trách nhiệm:
                  Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                  Blog: http://mritx.blogspot.com

                  Comment


                  • Chào các bác,

                    Mặc dù em không tán thành việc bác lntran mất bình tĩnh đưa ra những lời nhận xét không đáng có trong những bài viết của bác ấy nhưng chúng ta cần có cái nhìn thật công bằng về sự việc này.

                    Tự nhận mình đã có hơn 5 năm làm việc liên tục với mosfet với các công nghệ từ 65nm tới 1.2um; cũng tape-out được 7 con IC cả thảy, trong đó có 3 con không bán được nhưng đó không phải là do phẩm chất của IC kém (việc làm ra được IC nhưng có bán được hay không là cả một câu chuyện dài, khi nào có thời gian sẽ tâm sự với các bác sau). Trong 7 IC đó thì có 4 chú chỉ đơn thuần analog, 1 chú mixed-signal, 1 chú chỉ đơn thuần digital có và 1 chú là SoC. Nhưng dở một cái là CPU thì tuyệt nhiên chưa có cơ hội để làm qua. Nói ra như vậy mong các bác đừng nghĩ là khoe khoang, em chỉ muốn kể một cảm nhận rất thật của những thằng làm kỹ thuật. Không hiểu các bác khác thế nào, chứ cảm nhận của em mỗi lần một IC ra đời, mình coi nó như một đứa con vì tổng thời gian trung bình để ra một IC cũng khoảng 9 tháng ( 3 tháng thiết kế + 3 tháng fab + 3 tháng test). Huống hồ bác lntran đưa lên một phát minh thì lại bị bảo là đồ đi chôm chỉa. Em không biết bác lntran là ai, nhưng qua các bài viết của bác ấy em thấy không phải bác ấy thuộc dạng nổ như bác ITX đã nhận xét, nếu ai trên diễn đàn cũng nổ được như bác ấy thì cũng tốt phỏng ạ. Bác ấy nói về kinh nghiệm thiết kế, về bộ nhớ, về dòng tiêu thụ em khẳng định là đúng vì những cái đấy em đã làm qua. Tuy nhiên, cách bác lntran diễn đạt ý bằng những bài viết của bác trên diễn đàn khiến người đọc nóng mắt, chắc hẳn bác lntran còn nhớ bài đầu tiên bác tham gia diễn đàn trong luồng analog IC design.
                    (Bổ xung thêm thông tin cho bác lntran về COM của Infineon, wireline thì đã thành Lantiq, wireless chỉ có mỗi ông IPhone là khách hàng to nhất nhưng ông IPhone cũng chuẩn bị mua mấy thằng làm chíp để chủ động rồi nên đang đàm phán bán cho intel và một vài ông khác, cũng vì việc này mà CFO phải ra đi nên cũng chưa biết kết quả ra sao. Qimonda của bác đóng cửa cũng ngang bằng thọc Infineon một nhát khá hiểm đấy ạ.)

                    Còn về phần cấu trúc vi xử lý em nghĩ các bác tiếp cận vấn đề theo hai hướng khác nhau. Với những tài liệu các bác kiếm được trên mạng em khẳng định các bác không thể tìm ra tài liệu nào mô tả các đặc tính dùng để thiết kế, mà chỉ là tài liệu dùng để bán hàng. Em dự rằng bác ITX làm nhiều theo hướng ứng dụng hơn còn bác lntran thì đi theo hướng thiết kế. Theo như em thấy, hai bộ phận này cãi nhau suốt ngày, ở đâu cũng thế. Nhưng sự việc nó đến thế này thì cũng mong các bác coi như chỉ là sự nóng giận nhất thời, và mong rằng sau khi các bác bình tĩnh nhìn nhận sự việc một cách khách quan (nhìn nhận nhau nữa), các bác sẽ có những phản ứng thích hợp để những ý nghĩ tốt đẹp lúc ban đầu gặp nhau và cùng phát triển.

                    Rất mong!

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                      Chào các bác,

                      Mặc dù em không tán thành việc bác lntran mất bình tĩnh đưa ra những lời nhận xét không đáng có trong những bài viết của bác ấy nhưng chúng ta cần có cái nhìn thật công bằng về sự việc này.

                      Tự nhận mình đã có hơn 5 năm làm việc liên tục với mosfet với các công nghệ từ 65nm tới 1.2um; cũng tape-out được 7 con IC cả thảy, trong đó có 3 con không bán được nhưng đó không phải là do phẩm chất của IC kém (việc làm ra được IC nhưng có bán được hay không là cả một câu chuyện dài, khi nào có thời gian sẽ tâm sự với các bác sau). Trong 7 IC đó thì có 4 chú chỉ đơn thuần analog, 1 chú mixed-signal, 1 chú chỉ đơn thuần digital có và 1 chú là SoC. Nhưng dở một cái là CPU thì tuyệt nhiên chưa có cơ hội để làm qua. Nói ra như vậy mong các bác đừng nghĩ là khoe khoang, em chỉ muốn kể một cảm nhận rất thật của những thằng làm kỹ thuật. Không hiểu các bác khác thế nào, chứ cảm nhận của em mỗi lần một IC ra đời, mình coi nó như một đứa con vì tổng thời gian trung bình để ra một IC cũng khoảng 9 tháng ( 3 tháng thiết kế + 3 tháng fab + 3 tháng test). Huống hồ bác lntran đưa lên một phát minh thì lại bị bảo là đồ đi chôm chỉa. Em không biết bác lntran là ai, nhưng qua các bài viết của bác ấy em thấy không phải bác ấy thuộc dạng nổ như bác ITX đã nhận xét, nếu ai trên diễn đàn cũng nổ được như bác ấy thì cũng tốt phỏng ạ. Bác ấy nói về kinh nghiệm thiết kế, về bộ nhớ, về dòng tiêu thụ em khẳng định là đúng vì những cái đấy em đã làm qua. Tuy nhiên, cách bác lntran diễn đạt ý bằng những bài viết của bác trên diễn đàn khiến người đọc nóng mắt, chắc hẳn bác lntran còn nhớ bài đầu tiên bác tham gia diễn đàn trong luồng analog IC design.
                      (Bổ xung thêm thông tin cho bác lntran về COM của Infineon, wireline thì đã thành Lantiq, wireless chỉ có mỗi ông IPhone là khách hàng to nhất nhưng ông IPhone cũng chuẩn bị mua mấy thằng làm chíp để chủ động rồi nên đang đàm phán bán cho intel và một vài ông khác, cũng vì việc này mà CFO phải ra đi nên cũng chưa biết kết quả ra sao. Qimonda của bác đóng cửa cũng ngang bằng thọc Infineon một nhát khá hiểm đấy ạ.)

                      Còn về phần cấu trúc vi xử lý em nghĩ các bác tiếp cận vấn đề theo hai hướng khác nhau. Với những tài liệu các bác kiếm được trên mạng em khẳng định các bác không thể tìm ra tài liệu nào mô tả các đặc tính dùng để thiết kế, mà chỉ là tài liệu dùng để bán hàng. Em dự rằng bác ITX làm nhiều theo hướng ứng dụng hơn còn bác lntran thì đi theo hướng thiết kế. Theo như em thấy, hai bộ phận này cãi nhau suốt ngày, ở đâu cũng thế. Nhưng sự việc nó đến thế này thì cũng mong các bác coi như chỉ là sự nóng giận nhất thời, và mong rằng sau khi các bác bình tĩnh nhìn nhận sự việc một cách khách quan (nhìn nhận nhau nữa), các bác sẽ có những phản ứng thích hợp để những ý nghĩ tốt đẹp lúc ban đầu gặp nhau và cùng phát triển.

                      Rất mong!

                      Tớ cũng chẳng biết bác ấy là ai. Nhưng nếu bác ấy thực sự ngồi sáng chế ra CPU này nọ mà lương có vài chục 1 giờ thì thấy là hơi lạ đấy.

                      1. Dân kỹ sư tại Mỹ không bao giờ nói lương giờ hết, họ chỉ nói lương năm thôi.

                      2. Technician đã lên tới vài chục/giờ rồi. Nếu bác ấy là ks thì chắc mới ra trường với bằng 4 năm thôi.

                      Comment


                      • Chào bác Paddy,

                        Theo em, nói lương theo giờ và theo năm thì cũng chỉ là phong cách nói thôi, phỏng ạ. Em thấy bác lntran nói là phát minh của bác ấy không đăng ký theo công ty nào cả, và ở chỗ nào đấy hình như có ý bác ấy chưa lên đến level của bộ phận thiết kế kiến trúc. Chứng tỏ là qua quá trình làm việc bác ấy có ý tưởng thì bác ấy đăng ký cái thôi. Để sau này có mở công ty thì sẽ rất có giá trị, làm mấy công ty kiểu này mà không có mấy anh phát minh này thì làm sao mà IPO được, đúng không bác.
                        Em không rõ bác lntran đã đạt đến cấp độ principle engineer ở Mỹ chưa, nếu tới cấp độ đấy mà lương vài chục đồng/giờ thì cũng hơi hèo bác nhỉ. Theo chỗ em được biết, một kỹ sư có kinh nhiệm từ 5-7 năm ở Mỹ cũng chỉ được từ 120K-150K/năm thôi, đấy là analog, còn digital hình như là thấp hơn. Mà 150K/năm thì cũng khoảng ~70 đồng/giờ, có thể coi là vài chục đồng được không ạ (với phong cách diễn đạt của bác ấy ) Em thấy như thế cũng không có gì bất hợp lý.

                        Em tham gia luồng này cũng chỉ mong các bác có cái nhìn công bằng, cái gì nhỏ nhặt bỏ qua được thì thiết nghĩ nên bỏ qua, cái nick chỉ là ảo nhưng người viết lại là thật phải không các bác.

                        Thân mến.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                          Chào bác Paddy,

                          Theo em, nói lương theo giờ và theo năm thì cũng chỉ là phong cách nói thôi, phỏng ạ. Em thấy bác lntran nói là phát minh của bác ấy không đăng ký theo công ty nào cả, và ở chỗ nào đấy hình như có ý bác ấy chưa lên đến level của bộ phận thiết kế kiến trúc. Chứng tỏ là qua quá trình làm việc bác ấy có ý tưởng thì bác ấy đăng ký cái thôi. Để sau này có mở công ty thì sẽ rất có giá trị, làm mấy công ty kiểu này mà không có mấy anh phát minh này thì làm sao mà IPO được, đúng không bác.
                          Em không rõ bác lntran đã đạt đến cấp độ principle engineer ở Mỹ chưa, nếu tới cấp độ đấy mà lương vài chục đồng/giờ thì cũng hơi hèo bác nhỉ. Theo chỗ em được biết, một kỹ sư có kinh nhiệm từ 5-7 năm ở Mỹ cũng chỉ được từ 120K-150K/năm thôi, đấy là analog, còn digital hình như là thấp hơn. Mà 150K/năm thì cũng khoảng ~70 đồng/giờ, có thể coi là vài chục đồng được không ạ (với phong cách diễn đạt của bác ấy ) Em thấy như thế cũng không có gì bất hợp lý.

                          Em tham gia luồng này cũng chỉ mong các bác có cái nhìn công bằng, cái gì nhỏ nhặt bỏ qua được thì thiết nghĩ nên bỏ qua, cái nick chỉ là ảo nhưng người viết lại là thật phải không các bác.

                          Thân mến.

                          1. Theo tớ biết muốn xin một cái patent không có rẻ đâu. Vài ngàn đô như chơi đấy. Chưa kể vài năm phải đóng thêm ít tiền nữa.
                          http://www.ipwatchdog.com/patent/patent-cost/

                          2. Mỗi hãng nó có lối kêu hơi khác nhau. Principle của hãng này có thể khác lương / chức vụ với hãng khác.

                          3. Bác nói KS loại gì ?process, test, product, design, burn in, rel, FA, QA, equipment, application,v.v. Nhiều loại KS điện tử lắm bác ơi, và vì vậy mà giá lương của họ cũng hoàn toàn khác nhau.

                          Tại Mỹ nhiều dân operator và tech lâu năm lương trên 100K là chuyện thường đấy bác. Ngược lại nhiều tay KS làm chục năm vẫn chưa tới 100K.

                          Còn lương digital với analog thì đây là lần đầu tiên tớ nghe thấy. Bác nghĩ một thằng design eng. cho CPU của Intel có thấp lương hơn thằng làm Op Amp cho LTC không? Tớ nghĩ là không.

                          Comment


                          • Chào bác Paddy,

                            Em làm design nên cũng chỉ biết lương của design thôi, và ý em nói ở bài trên là em chỉ nói về lương của kỹ sư design và cũng chỉ ở level tầm thấp giống em (theo em hiểu kỹ sư design thì nhận bản yêu cầu thiết kế từ mấy ông concept sau đó thiết kế đạt như yêu cầu; tương tự là vẽ mạch còn số là viết code.) Vì số lượng kỹ sư thiết kế số nhiều hơn số lượng kỹ sư tương tự nên đợt khủng hoảng dot com trước kỹ sư thiết kế số mất việc nhiều lắm còn kỹ sư thiết kế tương tự không bị mất việc. Và lương thì đúng là kỹ sư tương tự thường cao hơn đấy bác ạ, (ở level giống em). Sở dĩ em mạnh miệng dám nói thế là do em có biết thằng kỹ sư tương tự lương cao hơn thằng kỹ sư số trong cùng một công ty, cùng level nhưng tên công ty thì em không nói ra được.)

                            Còn nói đến lương nói chung thì đúng là mỗi hãng có cách nhìn khác nhau. Ví dụ, các hãng làm fabless thì lương của design thường cao hơn của test. Còn các hãng to cỡ intel (có fab riêng) thì có khi thằng test cao hơn thằng kỹ sư design. Nên so sánh như vậy em nghĩ chỉ mang tính tương đối. Theo như em biết ở Mỹ lương kỹ sư hơn 100K thì cũng thuộc loại ngon lành cành đào rồi, làm lâu năm như bác nói em nghĩ cũng phải hơn 10 năm phải không ạ.

                            Thân mến.

                            Comment


                            • Không cần phải là một ks làm việc ở mẽo mới có thể viết như cu đó, cũng không cần phải làm việc hoặc có chuyên ngành cao cấp gì. Chỉ cần biết ngoại ngữ một chút, chịu khó đọc vài quyển sách ít tài liệu là có thể nổ được rồi. Loại này ITX gặp nhiều chỉ cần nói một lúc, vặt vẹo một tí là lung lay ngay vì thực chất khả năng không có mà chỉ dựa vào sách vở, tri thức của người khác để nói. Đặc điểm dễ nhận ra nhất là khi bị vặn lại thì thường kiếm cách nói lòng vòng hặc lẩn đi kiếm cớ khác để tránh. ( nếu các bạn đọc lại mấy bài viết trong luồng này sẽ thấy ).

                              Luồng này ITX đã bỏ nhưng khi thấy mấy cái phát biểu là GPU không có cache nên sợ rằng kiến thức về mảng ASIC & Advance Techno trên 4rum bị hổng, rỗ như tổ ong nên mới lên tiếng.
                              Last edited by itx; 13-08-2010, 15:54.
                              Từ chối trách nhiệm:
                              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                              Blog: http://mritx.blogspot.com

                              Comment


                              • Chào các bác,

                                Bác ITX đã có ý kiến như vậy, em cũng xin dừng không tham gia luồng này nữa, viết như thế cũng là đủ rồi, để người đọc tự cảm nhận vậy và xin ghi nhận hai câu của bác như ở dưới đây.

                                Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                                Chỉ cần biết ngoại ngữ một chút, chịu khó đọc vài quyển sách ít tài liệu là có thể nổ được rồi.


                                Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                                Đặc điểm dễ nhận ra nhất là khi bị vặn lại thì thường kiếm cách nói lòng vòng hặc lẩn đi kiếm cớ khác để tránh. ( nếu các bạn đọc lại mấy bài viết trong luồng này sẽ thấy ).
                                Thân mến.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lntran Tìm hiểu thêm về lntran

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X