Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi : làm gì để kiếm tiền với FPGA

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Chào các bạn,

    Hôm nay mình đọc topic này, thấy giống mình ngày xưa quá. Cùng với băn khoăn là làm cách nào kiếm tiền ở Việt Nam; khi mà lấy hiệu quả cuối cùng của công việc làm thước đo vẫn chưa ăn sâu vào suy nghĩ của các "sếp" thì quả thực kiếm tiền bằng kỹ thuật ở Việt Nam vẫn vất vả lắm (đấy là nói 5,6 năm về trước.) Lúc đấy mình đã nghĩ hay là mình tự làm một cái gì đó từ A-Z rồi đem bán (tự làm hết); rồi mình cũng tìm hiểu và thấy tại sao mình không bắt đầu với nông nghiệp, đằng nào thì mình cũng là dân lúa nước mà Cuối cùng mình thử viết ra cái máy phân loại chè này (file đính kèm dưới đây); hồi đấy doanh nghiệp muốn sở hữu cũng tầm trên 1 tỷ/cái, trong khi mình làm ra cái máy này chỉ tầm 600tr. Nhưng đời không như là mơ, mình đã không theo đuổi được ý tưởng này (vì không biết tìm đâu ra 600tr lúc đấy.)

    Hôm nay đọc được topic này, thì cái ý tưởng phủi bụi đấy lại cựa quậy, nếu bạn nào thích thú, hoặc có cùng sở thích thì mình cùng tiếp tục với phương án kỹ thuật, phương án tài chính, phương án triển khai, nhân lực, ... để xem nó có ra cơm cháo gì không?

    Thân mến,
    Attached Files

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
      Chào các bạn,

      Hôm nay mình đọc topic này, thấy giống mình ngày xưa quá. Cùng với băn khoăn là làm cách nào kiếm tiền ở Việt Nam; khi mà lấy hiệu quả cuối cùng của công việc làm thước đo vẫn chưa ăn sâu vào suy nghĩ của các "sếp" thì quả thực kiếm tiền bằng kỹ thuật ở Việt Nam vẫn vất vả lắm (đấy là nói 5,6 năm về trước.) Lúc đấy mình đã nghĩ hay là mình tự làm một cái gì đó từ A-Z rồi đem bán (tự làm hết); rồi mình cũng tìm hiểu và thấy tại sao mình không bắt đầu với nông nghiệp, đằng nào thì mình cũng là dân lúa nước mà Cuối cùng mình thử viết ra cái máy phân loại chè này (file đính kèm dưới đây); hồi đấy doanh nghiệp muốn sở hữu cũng tầm trên 1 tỷ/cái, trong khi mình làm ra cái máy này chỉ tầm 600tr. Nhưng đời không như là mơ, mình đã không theo đuổi được ý tưởng này (vì không biết tìm đâu ra 600tr lúc đấy.)

      Hôm nay đọc được topic này, thì cái ý tưởng phủi bụi đấy lại cựa quậy, nếu bạn nào thích thú, hoặc có cùng sở thích thì mình cùng tiếp tục với phương án kỹ thuật, phương án tài chính, phương án triển khai, nhân lực, ... để xem nó có ra cơm cháo gì không?

      Thân mến,
      Người có ý tưởng mà không có tiền thực hiện là cái dở của thành phố bạn ở ... chúc bạn tìm được nhà đầu tư và thành công !!!

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
        Người có ý tưởng mà không có tiền thực hiện là cái dở của thành phố bạn ở ... chúc bạn tìm được nhà đầu tư và thành công !!!
        Sau một khoảng chục năm làm việc thì mình thấy ở VN làm kĩ thuật thuần túy quả thực là rất khó giàu, may ra đủ ăn vì có lẽ ở VN giới trí thức nghiên cứu khoa học không được trọng dụng. Chính dân buôn bán như buôn ngoại tệ, nhà đất thời kì tăng giá lại kiếm đậm, còn dân kĩ thuật thì đa phần là cặm cụi nhặt nhạnh từng đồng...haizzz. Nói hơi chệch chủ đề 1 chút nhưng đó là thực tế. Bạn jefflieu hình như đang sống và làm việc ở nước ngoài trong lĩnh vực FPGA đúng không? Nếu vậy thì bạn có thể chia sẻ ít hiểu biết cho anh em làm kĩ thuật trong nước xem môi trường nghiên cứu khoa học và kiếm tiền bằng ngành kĩ thuật (trong đó có FPGA) ở nước ngoài thế nào để anh em được mở rộng tầm nhìn không?

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi e_fan Xem bài viết
          Sau một khoảng chục năm làm việc thì mình thấy ở VN làm kĩ thuật thuần túy quả thực là rất khó giàu, may ra đủ ăn vì có lẽ ở VN giới trí thức nghiên cứu khoa học không được trọng dụng. Chính dân buôn bán như buôn ngoại tệ, nhà đất thời kì tăng giá lại kiếm đậm, còn dân kĩ thuật thì đa phần là cặm cụi nhặt nhạnh từng đồng...haizzz. Nói hơi chệch chủ đề 1 chút nhưng đó là thực tế. Bạn jefflieu hình như đang sống và làm việc ở nước ngoài trong lĩnh vực FPGA đúng không? Nếu vậy thì bạn có thể chia sẻ ít hiểu biết cho anh em làm kĩ thuật trong nước xem môi trường nghiên cứu khoa học và kiếm tiền bằng ngành kĩ thuật (trong đó có FPGA) ở nước ngoài thế nào để anh em được mở rộng tầm nhìn không?
          Mình sống ở Singapore 10 năm rồi, học ở đây và làm việc ở đây được 4 năm.

          - Cái hơn của trường công ở Singapore: công nghệ máy móc hiện đại, phần mềm xịn, phòng lab xịn, thư viện xịn, vô số sách, cỡ nào cũng có, bạn không phải bỏ thời giờ đi tìm tài liệu hay bản ***** gì --> Ai chịu học thì resource rất nhiều
          - Trường tạo nhiều project cho các bạn làm: học được nhiều thứ từ project bắt đầu từ năm 2, project 3 tháng hè, năm 3 6 tháng thực tập ở các công ty (cũng hên xui nhưng có còn hơn không), năm 4 đề tài cuối năm.

          Đi làm: lương kĩ sư điện điện tử không cao nhưng trên trung bình chút, đủ ăn, lên chậm nhưng có đất sống vì mức sông ở đây cao nên mình thấy nó cao so với đi làm ở VN. Thật ra dân bản xứ vẫn chê vì vẫn còn thấp hơn cò nhà đất, môi giới chứng khoán, banker ... cho nên mấy năm trở lại đây chỉ có người nước ngoài làm: Malaysia, India, China, Vietnam, Phillipines.

          Các công việc kĩ thuật:
          - Software engineer
          - Firmware engineer
          - Electronic engineer
          - Mechanical engineer
          - Electrical Engineer (PCB design)
          - FPGA Engineer
          - Power Engineer

          Nếu bạn có ý tưởng và đam mê, bạn phải trình bày ý tưởng và kế hoạch kinh doanh của bạn, nếu thấy khả thi họ sẽ cấp tiền cho bạn.

          FPGA bên này đa số là thiết ke:
          - Logic design, thiết kế glue logic
          - Communication System: thiết kế các máy test hoặc modem trong hệ thống comm dân dụng hoặc quân sự
          - Testbench/Verification


          Bạn có thể tham khảo các công việc về FPGA ở Singapore: FPGA Jobs in Singapore - Job Vacancy @ Job Search JobStreet.com Singapore

          Lương mới ra trường khoảng $3000, 3 năm kinh nghiệm khoảng $4000 5-7 năm khoảng $5000. Lương cao thì giá đắt: mướn một căn nhà 2 phòng ngủ khoảng $2200, mua trả góp thì mỗi tháng khoảng 1500 trong vòng 20 năm. Mới ra trường thì sống độc thân với mức lương $3000 là thoải mái ...

          Môi trường làm việc (trước giờ làm 2cty): thoải mái, không bè phái, đỡ phải bon chen, thưởng phạt theo năng lực, vì lợi ích cuối cùng là của công ty, mỗi khi tranh cãi có gay gắt chút nhưng không "take it personal".

          Thăng tiến trong công ty sẽ có 2 cách hoặc 2 nhánh:
          - Technical career path
          - Management career path

          Technical: Engineer --> Senior Engineer --> Specialist --> Expert --> Principle Engineer --> ...v.v. Thăng chức theo thành tích của các project đã thực hiện. Cái này cũng tùy công ty, công ty lớn thì quy cũ hơn, còn công ty nhỏ thì ít chức
          Management Career path: đi theo đường quản lý nếu bạn thích quản lý : Engineer---> senior Engineer --> project manager --> R&D department manager .v.v


          Làm engineer không thể giàu được, chỉ trên trung bình chút thôi. Ở Singapore thì có thể lo cho gia đình + mua nhà, không thể mua xe (tiền đăng kí bảng số gần 100k rồi, không mua nổi). Nếu ở Úc, Mỹ, châu Âu thì khá hơn, có thể mua nhà mua xe, trên trung bình tí. Làm engineer thuần túy không giàu to nổi đâu bạn. Chắc là thành phần trung lưu thôi. Có khác là trung lưu ở nước giàu thì sướng hơn nước nghèo.

          Comment


          • #50
            Lâu rồi không vô diễn đàn. Thấy thread này cũng nằm trong tâm ước của mình nên nhảy vô chít chát cho vui.

            Cách đây gần 20 năm, được cơ hội về làm ở Á Châu, làm việc với Đại Hàn, Đài Loan, Ấn Độ, Tầu và vân vân. Hồi đó Nhật là nước mạnh nhất về điện tử ở Á Châu nhưng lại không nằm trong khu vực của mình. Đại Hàn đứng thứ nhì và Đài Loan thứ ba, sát nút với Đại Hàn. Tầu hồi đó không có gì cả ngoài "người" mà thôi. Ấn Độ thì chỉ có vùng Bangalore là sầm uất với những công ty ngoại quốc (TI, Motorola, ST và vân vân).

            Đài Loan mạnh nhất về PC motherboard dựa theo Intel Design Rules (Made in Taiwan, MIT). VIA và SIS cạnh tranh với Intel về Chipset (nối giữa CPU, RAMs và peripherals). TSMC và UMC là 2 fabs mạnh nhất thế giới nhưng chỉ làm fabrication thôi cho nên Đài Loan có rất nhiều fabless design house (Làm design tới GDS).

            Đại Hàn tập trung vô 4 hoặc 5 công ty lớn. Samsung lớn nhất và có fab riêng. Samsung nhập IP (Intelectual Property) và dùng nó để làm đàn bẩy cạnh tranh với nước ngoài nhưng trước hết họ thử thị trường trong nước trước. Cũng giống như nghành xe hơi, tinh thần yêu nước của họ rất cao, dân chỉ mua và dùng đồ (sản phẩm sau cùng) trong nước. Họ không tiếc tiền để đầu tư trên kiến thức (mướn kỹ sư nước ngoài, nhập kỹ thuật vv)

            Ấn Độ thì lúc đầu cũng chỉ làm những việc mà Mỹ và Âu Châu chê không muốn làm (sửa chữa - modification, thử nghiệm - verification, vv) nhưng bây giờ họ đã có đủ khả năng để làm thiết kế ngay từ đầu (first design).

            Tầu bây giờ cũng đang bắt trước những mô hình của mấy nước trên.

            Theo tôi thì VN không nên đấu sức với họ bây giờ vì khả năng còn rất yếu. VN nên lợi dụng nhân công rẻ để xuất khẩu lao động và dùng đó làm cơ hội để học hỏi kinh nghiệm. Lý thuyết thì VN có rất nhiều nhưng thực hành thì còn rất thiếu. Mình nên tập trung vô thực hành và theo tôi biết thì hiện giờ VN vẫn chưa làm về vấn đề này hoặc là làm chưa đúng. Nếu VN thực sự có khả năng thì tôi dám chắc mấy công ty nước ngoài sẽ không ngần ngại đầu tư vô VN để giảm chi phí. Hiện nay mấy công ty lớn chỉ quan tâm vô giảm giá thành để có thêm lợi nhuận vì thị trường đã bão hòa.

            Một vài ý kiến nho nhỏ để đóng góp cho vui
            Chúc một ngày vui vẻ
            Tony
            email : dientu_vip@yahoo.com

            Comment


            • #51
              Cảm ơn hai Mod jefflieutonyvandinh đã cho anh em trên diễn đàn biết được nhiều điều về môi trường và điều kiện làm kỹ thuật ở nước ngoài,quả thật ở nước ngoài có nhiều điều kiện phát triển tốt và cạnh tranh lành mạnh thật,một niềm ao ước của nhiều kĩ sư trong nước,biết bao giờ dân kĩ thuật trong nước mới có được điều đó.

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi e_fan Xem bài viết
                Cảm ơn hai Mod jefflieutonyvandinh đã cho anh em trên diễn đàn biết được nhiều điều về môi trường và điều kiện làm kỹ thuật ở nước ngoài,quả thật ở nước ngoài có nhiều điều kiện phát triển tốt và cạnh tranh lành mạnh thật,một niềm ao ước của nhiều kĩ sư trong nước,biết bao giờ dân kĩ thuật trong nước mới có được điều đó.
                Đúng vậy, những nước láng giềng có điều kiện hơn VN. Đài Loan có ITRI (Industrial Technology Research Institute), Đại Hàn thì ETRI (Welcome to ETRI), Singapore có Gintic. Những institution này có nhiêm vụ đào tạo kỹ sư trong kỹ thuật tân tiến nhất để làm nền tảng cho kinh tế của nước họ. Ở Mỹ cũng vậy thôi, họ bỏ tiền ra rất nhiều cho những viện nghiên cứu (defence hay commercial). VN mình cũng nên dùng những lợi điểm về nông nghiệp và tài nguyên phong phú để đầu tư vô kỹ thuật cao để sau này những kỹ nghệ này tương trợ lẫn nhau mà phát triển kinh tế. Mình phải có tinh thần dân tộc cao và quyết tâm thì mới thành công được. Đại Hàn vì không có tài nguyên nên họ tìm đủ mọi cách để vươn lên và họ đã thành công.

                Người tài của VN thì đang rải rác mọi nơi trên thế giới làm giầu cho những nước khác. Giá mà có một động lực nào để khiến họ hướng về VN, góp sức xây dựng thì hy vọng VN sẽ có cơ hội sánh vai với những nước láng giềng. Mình là hạt cát giữa sa mạc thì chỉ biết buồn cho VN
                Chúc một ngày vui vẻ
                Tony
                email : dientu_vip@yahoo.com

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi tonyvandinh Xem bài viết
                  Đúng vậy, những nước láng giềng có điều kiện hơn VN. Đài Loan có ITRI (Industrial Technology Research Institute), Đại Hàn thì ETRI (Welcome to ETRI), Singapore có Gintic. Những institution này có nhiêm vụ đào tạo kỹ sư trong kỹ thuật tân tiến nhất để làm nền tảng cho kinh tế của nước họ. Ở Mỹ cũng vậy thôi, họ bỏ tiền ra rất nhiều cho những viện nghiên cứu (defence hay commercial). VN mình cũng nên dùng những lợi điểm về nông nghiệp và tài nguyên phong phú để đầu tư vô kỹ thuật cao để sau này những kỹ nghệ này tương trợ lẫn nhau mà phát triển kinh tế. Mình phải có tinh thần dân tộc cao và quyết tâm thì mới thành công được. Đại Hàn vì không có tài nguyên nên họ tìm đủ mọi cách để vươn lên và họ đã thành công.

                  Người tài của VN thì đang rải rác mọi nơi trên thế giới làm giầu cho những nước khác. Giá mà có một động lực nào để khiến họ hướng về VN, góp sức xây dựng thì hy vọng VN sẽ có cơ hội sánh vai với những nước láng giềng. Mình là hạt cát giữa sa mạc thì chỉ biết buồn cho VN
                  mới đọc báo thấy thông tin nóng hổi này: Khởi động công nghiệp vi mạch TP.HCM

                  Có vẻ như TP.HCM quyết tâm phát triển vi mạch, có hẳn cả một chương trình để phát triển ngành. Xem ra rất khả quan Không biết chương trình này có sự tham mưu cố vấn của các chuyên gia có tầm nhìn chiến lược trong ngành không?. Chỉ sợ TP có lòng mà ko có định hướng và chiến lược tốt sẽ ko đi đến đâu.

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi acnologia Xem bài viết
                    mới đọc báo thấy thông tin nóng hổi này: Khởi động công nghiệp vi mạch TP.HCM

                    Có vẻ như TP.HCM quyết tâm phát triển vi mạch, có hẳn cả một chương trình để phát triển ngành. Xem ra rất khả quan Không biết chương trình này có sự tham mưu cố vấn của các chuyên gia có tầm nhìn chiến lược trong ngành không?. Chỉ sợ TP có lòng mà ko có định hướng và chiến lược tốt sẽ ko đi đến đâu.
                    Trở ngại chính là đầu ra. Hiện nay những nước phát triển làm sáng chế ở 28nm hay nhỏ hơn. Làm vi mạch ở 180/130nm thì đâu có đáp ứng nhu cầu của đa số. Tuy nhiên vẫn có thể làm những sáng chế về nông nghiệp, y khoa và những sán phẩm không đòi hỏi sức năng (performance and capacity). Không biết quốc phòng ở VN đã tiến triển tới đâu rồi nhưng cũng hy vọng là có thể thay thế được những sản phẩm mà đã phải nhập vô.
                    Chúc một ngày vui vẻ
                    Tony
                    email : dientu_vip@yahoo.com

                    Comment


                    • #55
                      e là một sv năm cuối ...xin hãy cho em biết với ngành điện tử bây giờ đi học cái gì để có thể kiếm được tiền. em học ngành điện điện tử. cả lớp em hơn 20 người nhưng chắc có khoảng 5 người là biết lập trình cho vi điều khiển còn lại nhiều người rất tệ không biết tính cả trị số điện trở...em cảm thấy học ở đây thật là buồn.

                      tụi em học mà ko có hành. ngay cả khi học vi điều khiển thì cũng chỉ thực hành trên proteus chứ ko có kit thực tế. còn học thiết kế logic số thì dc mỗi 1 cái kit sprartan 3E mà ko phải ai cũng dc dùng. học như không học, lí thuyết thì nhiều nhưng tụi em chẳng thể nhớ dc hết. trường dạy rất linh tinh. thứ cần học thì ko đầu cả thời gian và vật chất. những năm cuối trường em rút ngắn thời gian học các môn xuống từ 5 tín chỉ còn 4 hoặc 3 tín chỉ thầy cô cũng ko giảng bài nhiều cứ slide mà nói. nghe ko nghe thì thôi, nhiều lúc cũng chả biết thầy cô nói cái j nữa. em cũng ko còn hứng thú để nghe những buổi tiếp theo.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi tanphong Xem bài viết
                        e là một sv năm cuối ...xin hãy cho em biết với ngành điện tử bây giờ đi học cái gì để có thể kiếm được tiền. em học ngành điện điện tử. cả lớp em hơn 20 người nhưng chắc có khoảng 5 người là biết lập trình cho vi điều khiển còn lại nhiều người rất tệ không biết tính cả trị số điện trở...em cảm thấy học ở đây thật là buồn.

                        tụi em học mà ko có hành. ngay cả khi học vi điều khiển thì cũng chỉ thực hành trên proteus chứ ko có kit thực tế. còn học thiết kế logic số thì dc mỗi 1 cái kit sprartan 3E mà ko phải ai cũng dc dùng. học như không học, lí thuyết thì nhiều nhưng tụi em chẳng thể nhớ dc hết. trường dạy rất linh tinh. thứ cần học thì ko đầu cả thời gian và vật chất. những năm cuối trường em rút ngắn thời gian học các môn xuống từ 5 tín chỉ còn 4 hoặc 3 tín chỉ thầy cô cũng ko giảng bài nhiều cứ slide mà nói. nghe ko nghe thì thôi, nhiều lúc cũng chả biết thầy cô nói cái j nữa. em cũng ko còn hứng thú để nghe những buổi tiếp theo.
                        oh, có lẽ phải tư thân vân đông thôi ban
                        không thể làm những gì bạn muốn,hãy làm những gì bạn có thể làm .Đời không như mơ

                        Comment


                        • #57
                          em có định hướng tập trung học về ARM các ae nghĩ học lập trình nhúng với ARM hay là chọn FPGA trong thời gian tới ạ?

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi tonyvandinh Xem bài viết
                            Trở ngại chính là đầu ra. Hiện nay những nước phát triển làm sáng chế ở 28nm hay nhỏ hơn. Làm vi mạch ở 180/130nm thì đâu có đáp ứng nhu cầu của đa số. Tuy nhiên vẫn có thể làm những sáng chế về nông nghiệp, y khoa và những sán phẩm không đòi hỏi sức năng (performance and capacity). Không biết quốc phòng ở VN đã tiến triển tới đâu rồi nhưng cũng hy vọng là có thể thay thế được những sản phẩm mà đã phải nhập vô.
                            Chào bác tonyvandinh,

                            Vừa rồi em có về qua Tp HCM và có gặp một bác đang làm dự án này thì em được biết bên phía làm dự án rất tin tưởng vấn đề đầu ra, tuy nhiên trở ngại chính lại là chưa có sự quyết liệt từ phía chủ đầu tư. Hy vọng sau hội nghị này Vietnam Semiconductor Strategy Summit | SEMI.ORG chúng ta có thể thấy những bước đi cụ thể đầu tiên.


                            Ngoài ra, theo em thì công nghệ 0.18um cũng không phải là lựa chọn tồi. Hiện nay em thấy vẫn còn rất nhiều sản phẩm đang sử dụng công nghệ này, nhất là các thiết kế ASIC, vì để scale cả digital và analog không hề đơn giản. Cái chính là mình có đảm bảo làm được giá rẻ hơn TSMC hay không thôi

                            Thân mến,

                            P/S: thêm một băn khoăn nữa là giả sử mọi việc đều tốt đẹp thì đến 2015 mình mới bắt đầu sản xuất được nhưng lúc đấy khách hàng chuyển sang 90nm/300mm wafer rồi thì đúng là tiếc hùi hụi

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi hithere123 Xem bài viết
                              Chào các bạn,

                              Hôm nay mình đọc topic này, thấy giống mình ngày xưa quá. Cùng với băn khoăn là làm cách nào kiếm tiền ở Việt Nam; khi mà lấy hiệu quả cuối cùng của công việc làm thước đo vẫn chưa ăn sâu vào suy nghĩ của các "sếp" thì quả thực kiếm tiền bằng kỹ thuật ở Việt Nam vẫn vất vả lắm (đấy là nói 5,6 năm về trước.) Lúc đấy mình đã nghĩ hay là mình tự làm một cái gì đó từ A-Z rồi đem bán (tự làm hết); rồi mình cũng tìm hiểu và thấy tại sao mình không bắt đầu với nông nghiệp, đằng nào thì mình cũng là dân lúa nước mà Cuối cùng mình thử viết ra cái máy phân loại chè này (file đính kèm dưới đây); hồi đấy doanh nghiệp muốn sở hữu cũng tầm trên 1 tỷ/cái, trong khi mình làm ra cái máy này chỉ tầm 600tr. Nhưng đời không như là mơ, mình đã không theo đuổi được ý tưởng này (vì không biết tìm đâu ra 600tr lúc đấy.)

                              Hôm nay đọc được topic này, thì cái ý tưởng phủi bụi đấy lại cựa quậy, nếu bạn nào thích thú, hoặc có cùng sở thích thì mình cùng tiếp tục với phương án kỹ thuật, phương án tài chính, phương án triển khai, nhân lực, ... để xem nó có ra cơm cháo gì không?

                              Thân mến,
                              Bên mình làm nhiều về cơ khí, phần mềm + điện tử, hay làm sản xuất các thiết bị này nọ, nên có thể kết hợp với bạn được. Cái này là xử lý ảnh thôi đúng không? Nhưng hình như bạn không ở HN.

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi TrungDigiPRO Xem bài viết
                                Bên mình làm nhiều về cơ khí, phần mềm + điện tử, hay làm sản xuất các thiết bị này nọ, nên có thể kết hợp với bạn được. Cái này là xử lý ảnh thôi đúng không? Nhưng hình như bạn không ở HN.
                                Chào bạn,

                                Về phần xử lý số thì đúng là xử lý ánh sẽ là lựa chọn đầu tiên để thử. Tuy nhiên mình chưa thử nên chưa biết là xử lý ảnh có dùng được không. Mục tiêu cao nhất của cái máy này là hiệu suất, phải loại được >95% chè/gạo/... không đạt chuẩn chỉ qua 2 lần lọc thì bán mới được chứ cần tới 3,4 lần lọc thì chè nát mất và mất nhiều thời gian lọc hơn cho mỗi một tạ chè. Do vậy phần thiết kế cơ khí rất quan trọng, như thiết kế rãnh máng chẳng hạn. Đi sâu vào phân tích kỹ thuật thì có nhiều module, chứ không đơn thuần chỉ là mua module về rồi lắp phát ăn ngay như trong tài liệu mình đưa lên (vì tài liệu để đi tán lấy tiền tài trợ thì bao giờ đời cũng màu hồng hết )

                                Mình ở Hà Nội, nhưng mình đã đưa ý tưởng này lên đây chia sẻ với các bạn đồng nghĩa với việc quyền chủ động đã thuộc về các bạn . Hiện nay mình chỉ thích hợp với vai trò tư vấn cho bạn nào thích làm những máy kiểu này mà thôi. Nếu có bạn nào tin tưởng, mình có thể cùng các bạn lập phương án kỹ thuật chi tiết, lập kế hoach R&D và có thể giúp các bạn review các thiết kế điện tử.

                                Thân mến,

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                klong19 Tìm hiểu thêm về klong19

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X