Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chip 32bit của Việt Nam _ VN16-32

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Một phiếu cho Chip Việt Nam! Bác náo có chip thì cho em đăng ký vài con nha.
    YH : quyquy8x
    Tel : 0904 907 184

    Comment


    • #17
      @Sun_brid43
      Tớ làm trong ngành thiết kế IC cũng mấy năm rồi nên tớ hiểu những gì ICDREC đang làm và những băn khoăn của các bạn. Lâu rùi ko vào diễn đàn, tớ có một vài ý kiến như sau:

      1. Các bạn cần phải có khái niệm về IP core và thiết kế CPU. Có hai loại IP core (hard IP và soft IP). Khi bạn đã bỏ tiền ra mua một lõi IP thì bạn chỉ có được một gói code RTL đã mã hóa (IP mềm) hay file GDS II (mức CMOS). Đi kèm theo là user manual (hoặc datasheet). Mà những gì bạn có ở tài liệu này chỉ là hướng dẫn sử dụng và một vài cấu trúc minh họa, hoàn toàn khác với thiết kế specification của IP. Spec này mô tả cấu trúc IP ở dạng chi tiết nhất là các leaf cell, đây là bí mật của các công ty. Thành ra không thể có chuyện copy nguyên con chỉ qua user manual được. Có nhiều cách thiết kế ra cùng một con chip có chức năng giống nhau, mỗi cách thiết kế có ưu nhược khác nhau, điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và "đẳng cấp" thiết kế. Các bạn có biết Nhật Bản thủa ban đầu cũng đã mua CMOS của nước ngoài về bào từng lớp Silicon để xem cấu trúc như thế nào mà học hỏi theo.

      2. Có nhiều bạn nghiên cứu sinh đã từng làm core 32 bit, các bạn có thể download cả thiết kế hoàn chỉnh trên mạng. Nhưng những thiết kế này chỉ gần đúng về chức năng (đa số mới chỉ thực hiện trên FPGA và mô phỏng ASIC) mà chưa hoàn chỉnh về các tiêu chí kỹ thuật và tối ưu thiết kế. Căn bệnh của các bạn thiết kế không chuyên là coding theo chức năng chứ không phải theo cấu trúc (điều tối kị trong thiết kế IC). Do đó những dạng IP này chỉ có ý nghĩa tham khảo (free) hoàn toàn không có khả năng thương mại, việc nâng cấp những thiết kế này còn phí thời gian hơn là tự làm lại.

      3. Câu trúc RISC 32 bít phổ biến nhất hiện nay là ARM và MIPS (một số khác như PowerPC, SPARC). Vấn đề của VN1632 ở đây chỉ là sự tương thích với MIPS. Ví dụ bạn làm core USB 2.0, bạn làm gì ko cần biết nhưng interface phải phù hợp với architecture của bus USB 2.0 thì mới dùng được. Với nền vi mạch non trẻ như VN, việc tự đưa ra một ISA (Instruction Set Architecture) giống như không biết lượng sức mình, biết bao cường quốc vi mạch đã thất bại trong việc đưa ra một chuẩn riêng cho mình vì ARM và MIPS đã quá phổ biến. Giả sử VN có thể đưa ra một ISA thì sức cạnh tranh cũng = 0 (lúc đó chip ra đời cũng không có giá trị vì không thể tương thích với đa số hệ thống). ARM không bán ISA nên các bạn thấy không có công ty nào ngoài ARM thiết kế CPU có ISA ARM (ARM độc quyền chiếm khoảng 80% thị phần, mới đây Intel phải kiện đủ trò mới được phép thiết kế cấu trúc RISC của ARM). MIPS có bán license ISA nhưng không rẻ (khoảng 10 triệu USD cho 5 năm). Nên VN thiết kế tương thích thôi là kinh tế hơn cả. Ở đây tương thích không có nghĩa là dùng ISA của MIPS mà có khả năng hỗ trợ compiler tương tự MIPS. Cần phải nói thêm là khi bạn đã có một ISA thì bạn cũng hoàn toàn phải vắt óc suy nghĩ thiết kế CPU vì ISA thực ra cũng giống như một chuẩn phổ biến thôi chứ không phải là cấu trúc chi tiết của cả CPU.

      Do đó VN1632 là chip Việt Nam thiết kế 100% và chúng ta nên tự hào

      Thân. nếu thấy bài hay thì vote cho tớ nha.
      Last edited by nguyenlam11; 21-11-2010, 21:24.

      Comment


      • #18
        Từ lý thuyết đến thực hành là một quãng đường dài. Từ thực hành đến thực tế lại là quãng đường dài nữa.
        Còn quá ít thông tin để đánh giá, nhất là những thông tin được đưa bởi báo trí.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi nguyenlam11 Xem bài viết
          @Sun_brid43
          Tớ làm trong ngành thiết kế IC cũng mấy năm rồi nên tớ hiểu những gì ICDREC đang làm và những băn khoăn của các bạn. Lâu rùi ko vào diễn đàn, tớ có một vài ý kiến như sau:

          1. Các bạn cần phải có khái niệm về IP core và thiết kế CPU. Có hai loại IP core (hard IP và soft IP). Khi bạn đã bỏ tiền ra mua một lõi IP thì bạn chỉ có được một gói code RTL đã mã hóa (IP mềm) hay file GDS II (mức CMOS). Đi kèm theo là user manual (hoặc datasheet). Mà những gì bạn có ở tài liệu này chỉ là hướng dẫn sử dụng và một vài cấu trúc minh họa, hoàn toàn khác với thiết kế specification của IP. Spec này mô tả cấu trúc IP ở dạng chi tiết nhất là các leaf cell, đây là bí mật của các công ty. Thành ra không thể có chuyện copy nguyên con chỉ qua user manual được. Có nhiều cách thiết kế ra cùng một con chip có chức năng giống nhau, mỗi cách thiết kế có ưu nhược khác nhau, điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và "đẳng cấp" thiết kế. Các bạn có biết Nhật Bản thủa ban đầu cũng đã mua CMOS của nước ngoài về bào từng lớp Silicon để xem cấu trúc như thế nào mà học hỏi theo.

          2. Có nhiều bạn nghiên cứu sinh đã từng làm core 32 bit, các bạn có thể download cả thiết kế hoàn chỉnh trên mạng. Nhưng những thiết kế này chỉ gần đúng về chức năng (đa số mới chỉ thực hiện trên FPGA và mô phỏng ASIC) mà chưa hoàn chỉnh về các tiêu chí kỹ thuật và tối ưu thiết kế. Căn bệnh của các bạn thiết kế không chuyên là coding theo chức năng chứ không phải theo cấu trúc (điều tối kị trong thiết kế IC). Do đó những dạng IP này chỉ có ý nghĩa tham khảo (free) hoàn toàn không có khả năng thương mại, việc nâng cấp những thiết kế này còn phí thời gian hơn là tự làm lại.

          3. Câu trúc RISC 32 bít phổ biến nhất hiện nay là ARM và MIPS (một số khác như PowerPC, SPARC). Vấn đề của VN1632 ở đây chỉ là sự tương thích với MIPS. Ví dụ bạn làm core USB 2.0, bạn làm gì ko cần biết nhưng interface phải phù hợp với architecture của bus USB 2.0 thì mới dùng được. Với nền vi mạch non trẻ như VN, việc tự đưa ra một ISA (Instruction Set Architecture) giống như không biết lượng sức mình, biết bao cường quốc vi mạch đã thất bại trong việc đưa ra một chuẩn riêng cho mình vì ARM và MIPS đã quá phổ biến. Giả sử VN có thể đưa ra một ISA thì sức cạnh tranh cũng = 0 (lúc đó chip ra đời cũng không có giá trị vì không thể tương thích với đa số hệ thống). ARM không bán ISA nên các bạn thấy không có công ty nào ngoài ARM thiết kế CPU có ISA ARM (ARM độc quyền chiếm khoảng 80% thị phần, mới đây Intel phải kiện đủ trò mới được phép thiết kế cấu trúc RISC của ARM). MIPS có bán license ISA nhưng không rẻ (khoảng 10 triệu USD cho 5 năm). Nên VN thiết kế tương thích thôi là kinh tế hơn cả. Ở đây tương thích không có nghĩa là dùng ISA của MIPS mà có khả năng hỗ trợ compiler tương tự MIPS. Cần phải nói thêm là khi bạn đã có một ISA thì bạn cũng hoàn toàn phải vắt óc suy nghĩ thiết kế CPU vì ISA thực ra cũng giống như một chuẩn phổ biến thôi chứ không phải là cấu trúc chi tiết của cả CPU.

          Do đó VN1632 là chip Việt Nam thiết kế 100% và chúng ta nên tự hào

          Thân. nếu thấy bài hay thì vote cho tớ nha.
          Bạn nên tìm hiểu thế nào gọi là Intellectual property ( sở hữu trí tuệ ), Từ IP là viết tắt của cái này.


          Chỉ cần có thuật giản, cách giải bài toán ... v.v.v. giống nhau thôi là đủ lôi nhau ra tòa rồi không cần phải có đến mấy cái như cái ISA vật vã. Nếu có muốn sử dụng ip core free thì phải tuân theo giấy phép của core đó ( BSD, GNU ...) và cũng không thể tự nhận là của mình, thường ip core free không thể đem ra kinh doanh được vì do giấy phép của core free không cho phép làm việc này.
          Tuy nhiên hãy chờ thông tin chính thức hẵng.
          Từ chối trách nhiệm:
          Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
          Blog: http://mritx.blogspot.com

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          NMI Tìm hiểu thêm về NMI

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X