Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng nhau tìm hiểu MSP430 của TI

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cùng nhau tìm hiểu MSP430 của TI

    Em đang tìm hiểu về dòng MSP430 của TI. Mong các bác trong diễn đàn đóng góp ý kiến để chúng ta cùng nhau khám phá về dòng MCU này.

  • #2
    Với những kiến thức nông cạn mà em hiểu được xin các bậc cao nhân chỉ giáo để em có thể hiểu thêm được về dòng nay. Để mở đầu em xin nói qua về lịch sử phát triển và những ưu thế mà dòng MSP430 có được.

    MSP430 được sử dụng và biết đến đặc biệt trong những ứng dụng về thiết bị đo có sử dụng hoặc ko sử dụng LCD với chế độ nguồn nuôi rất thấp. Với chế độ nguồn nuôi từ khoảng 1,8 đến 3,6v và 5 chế độ power save mode.
    Với sự tiêu thụ dòng rất thấp trong chế độ active thì dòng tiêu thụ là 200uA, 1Mhz, 2.2v ;
    với chế độ standby thì dòng tiêu thụ là 0.7uA. Và chế độ tắt chỉ duy trì bộ nhớ Ram thì dòng tiêu thụ rất nhỏ 0.1uA.
    Đó là những cái nhìn đầu tiên về họ MSP430.

    Comment


    • #3
      MSP430 có ưu thế về chế độ nguồn nuôi. Thời gian chuyển chế độ từ chế độ standby sang chế độ active rất nhỏ (< 6us). Và có tích hợp 96 segment cho hiển thị LCD. 16 bit thanh ghi, 16 bit RISC CPU.

      Có một đặc điểm của họ nhà MSP là khi MCU không có tín hiệu dao động ngoại, thì MSP sẽ tự động chuyển sang hoạt động ở chế độ dao động nội. Dao động nội của MSP có thể lên tới 800Khz.

      Họ MSP có 3 chế độ ngắt: -reset hệ thống
      -NMI - (Non) Maskable
      -Maskable MI

      Và một số thông số của một số dòng MSP cơ bản

      MSP430C412: 4KB ROM, 256B RAM
      − MSP430C413: 8KB ROM, 256B RAM
      − MSP430F412: 4KB + 256B Flash
      256B RAM
      − MSP430F413: 8KB + 256B Flash
      256B RAM
      − MSP430F415: 16KB + 256B Flash
      512B RAM
      − MSP430F417: 32KB + 256B Flash
      1KB RAM

      Comment


      • #4
        Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về CPU register của MSP430

        CPU bao gồm 16 thanh ghi 16 bit. R0, R1, R2, R3 có các hàm dành riêng cho các thanh ghi này. Từ R4 đến R15 là các thanh ghi làm việc với các mục đích sử dụng chung. (general use)
        Thanh ghi R0 là bộ đếm chương trình sẽ chỉ đến các câu lệnh tiếp sau.
        Thanh ghi R1 là con trỏ ngăn xếp dùng để lưu địa chỉ của CPU khi chương trình gọi hàm con, hoặc khi có ngắt được gọi. SP có thể được dùng bởi phần mềm với tất cả câu lệnh và chế độ địa chỉ.
        Thanh ghi R2 là thanh ghi trạng thái (Status Register) nó là thanh ghi nguồn hay còn gọi là thanh ghi đích (destination register). Thanh ghi này sẽ cho phép ta thiết lập các chế độ power-save, và cho ta thiết lập ngắt toàn cục sử dụng trong chương trình.
        Thanh ghi R4 đến R15 là các thanh ghi được dùng với các chế độ làm thanh ghi dữ liệu, con trỏ địa chỉ….

        Kiến thức em còn nông cạn mong các anh chị em trong diễn đàn có j chỉ bảo thêm và các điều em dịch ko biết độ chính xác được bao nhiêu phần trăm . Rất mong học hỏi được nhiều điều từ diễn đàn

        Comment


        • #5
          Nếu em định làm công tơ điện tử thì thiết kế mạch luôn rồi post lên đây anh em cùng thảo luận. Còn dịch datasheet không cần thiết lắm. Chỉ cần nói qua đặc điểm của con này là được. Ví như nó có real time clock, lcd driver, các thanh ghi năng lượng....
          Cung cấp vít me bi, thanh trượt bi, khớp nối đàn hồi, động cơ dc servo..., hàng secondhand Nhật Bản chất lượng cao, giá rẻ.

          Comment


          • #6
            Khi tìm hiểu về 1 dòng chip nào đó thiết nghỉ nên tìm hiểu về mạch nạp, trình biên dịch ... để có thể viết 1 chương trình cỡ ... chớp chớp LED. Khi đã có phần cứng và công cụ rồi thì sẽ dễ nghiên cứu hơn. Có thể nói dòng MSP430 này có nhưng ưu thế về năng lượng nên dể đáp ứng những yêu cầu trong các thiết bị di động. MSP430 dùng nguồn 3V3 nên có thể sử dụng PIN lithium 3V7 nhưng có thể gây khó khăn khi mà nhiều bạn đã quen sử dụng mức logic là 5V. Tuy nhiên cũng cần phải nói đến những khuyết điểm của dòng này là mức độ tích hợp không cao. Không có PWM mà thay vào đó là DAC. Dung lượng Ram thường thấp khoảng 1kbyte, cá biệt có vài dòng 8k,10k. PIN ít đa nhiệm như dsPIC (thiết kế phần cứng khó hơn). Một vài dòng có tích hợp Opamp. Chuẩn chân thường là loại dán(thông dụng là chẩn LQFP(0.5mm) và QFN) gây 1 ít khó khăn, dù bạn có thể tìm thấy chuẩn SOIC hay DIP nhưng nó lại là những MCU có độ tích hợp thấp... Phần mạch nạp và trình soạn thảo,biên dịch có thể tìm hiểu trên trang ti.com và chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó : Mạch nạp trước đi.
            Thiết bị định vị ,hộp đen :

            Comment


            • #7
              Mình cũng đang tìm hiểu về cái này, mình định làm đồ án tốt nghiệp sử dụng MSP430 để thiết kế một sản phẩm có chức năng lập trình và gỡ rối có thể cho nhiều loại vi điều khiển hoặc chỉ một họ vi điều khiển nào đó, vd như avr hoặc 8051,... MSP mình hiện giờ mù tịt, ai đã làm cái này rồi thì xin chỉ giáo cho ít kinh nghiệm và có tài liệu thì tốt.

              Comment


              • #8
                Tài liệu thì trên trang http://focus.ti.com có nhiều. Tuy nhiên tài liệu tiếng Việt thì không có.

                Comment


                • #9
                  Có vài công cụ lập trình cho MSP430, tôi đang dùng IAR workbench kick start. Lập trình cho msp430 khá dễ dàng nhờ bộ debug kèm theo có thể giao tiếp qua cổng USB. MSP430 là một công cụ khá mạnh nhờ xử lý 16 bit và tiêu thụ công suất rất thấp. tuy nhiên tài liệu không nhiều như các họ khác như AVR, PIC,...

                  Comment


                  • #10
                    Bac chicken dùng cái IAR à, dùng crossStudio for MSP430 đi, cũng dễ dàng debug, dễ lập trình Jtag, mà lại không bị giới hạn code. Mình có lun key. Nếu ai cần thì mình mới post lên. He...he

                    Comment


                    • #11
                      IAR là một chương trình khá tốt. Tôi dùng bản Kickstart thấy phù hợp với những project không quá lớn. Ngoài ra trên trang web của TI cũng có code sẵn cho IAR

                      Comment


                      • #12
                        Thế còn mạch nạp cho con này thế nào nhỉ?Ai đã làm rồi thì chia sẻ thêm về vấn đề ứng dụng nó vào Công tơ điện tử hộ mình nhé!Mình nghĩ nhiều người cũng đang muốn biết thêm về vấn đề này.!
                        khi đàn sếu bay qua

                        Comment


                        • #13
                          Mình xin gửi các bạn vài mẫu code lập trình cho msp430, cộng thêm phần mềm cross studio for msp430 có ***** luon các bạn tham khảo nhá: http://rapidshare.com/files/199500444/rowvlyg.rar

                          Comment


                          • #14
                            Nhưng mà các bác cho em hỏi chút là , con vdk này mới quá hay sao mà trong thư viện thiết kế của orcad, hay proteus em đều ko thấy có. Bác nào biết chỉ em với. Hiện tại em toàn dùng kít phát triển của thầy giáo, thầy ki bo ko cho mang về nhà làm rất bất tiện. Bác nào biết giúp em với.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi trinhcu10 Xem bài viết
                              Nhưng mà các bác cho em hỏi chút là , con vdk này mới quá hay sao mà trong thư viện thiết kế của orcad, hay proteus em đều ko thấy có. Bác nào biết chỉ em với. Hiện tại em toàn dùng kít phát triển của thầy giáo, thầy ki bo ko cho mang về nhà làm rất bất tiện. Bác nào biết giúp em với.
                              Về tool và software chuyên nghiệp, các bạn hãy tìm thông tin ở đây:
                              http://focus.ti.com/mcu/docs/mcuprod...2&toolTypeId=1

                              Cơ bản có 3 phương cách lập trình cho flash của MSP430 là: DMA, JTAG và BTL(bootstrap loader). Các bạn muốn tự mày mò làm mạch nạp thì thông tin chi tiết ở đây:
                              http://focus.ti.com/lit/ug/slau265a/slau265a.pdf

                              Về symbol và footprint, tại mỗi thư mục về 1 device, các bạn sẽ tìm thấy thư viện hỗ trợ cho phần mềm Eagle CAD.

                              Có bạn đề cập tới PWM. Đó là liên quan tới các ứng dụng điều khiển thời gian thực (real-time control applications). TI có riêng dòng MCU cho các ứng dụng này: C2000. Dòng này tích hợp rất nhiều ngoại vi hỗ trợ I2C, SPI, LIN, CAN, high speed ADC, PWM có thể lên tới 18 kênh, RAM cũng như Flash lên tới 516KB.
                              Thông tin ở đây: http://focus.ti.com/mcu/docs/mcuprod...1&familyId=916

                              Vài thông tin cơ bản về những gì mình biết.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              cupid_elec Tìm hiểu thêm về cupid_elec

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X