Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Câu chuyện nhà thiết kế ở Việt Nam

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Câu chuyện nhà thiết kế ở Việt Nam

    Đây là câu chuyện mà hôm qua khi Steve Sanghi (CEO của Microchip), Joe (giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương), Eileen (giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á) đến công ty R&P họp qua voice chat với F và trao đổi về tình hình phát triển ứng dụng Microchip ở Việt Nam.

    Trong buổi họp đó có một vài câu chuyện nhỏ liên quan đến các nhà thiết kế mà F muốn kể cho các bạn nghe.

    1) Mạch phát triển ở Việt Nam làm theo các mạch phát triển khác rất nhiều, cũng thể sẽ có một doanh nghiệp nào đó làm mạch phát triển nghĩ đến việc phát triển thành một nhà thiết kế sản phẩm mạch phát triển cho Microchip, khi đó sản phẩm có thể được bán đi khắp thế giới, và nhà thiết kế đó sẽ không còn phải lo nghĩ gì nữa cả vì mỗi năm có hàng triệu mạch phát triển của Microchip được bán đi khắp thế giới.

    2) Một cách làm nữa, đó là nếu các nhà thiết kế chuyển sang sử dụng Microchip, mặc nhiên tất cả những gì nhà thiết kế đó mua của R&P sẽ được giảm giá x% (R&P đang tính toán con số x này, sẽ vào khoảng 2%) trên bất kỳ sản phẩm nào so với giá R&P bán ra cho nhà thiết kế đó, hoặc nhà sản xuất sử dụng thiết kế đó.

    Câu chuyện này là một câu chuyện buồn cười, nhưng có một nhà thiết kế, chỉ với một sản phẩm thiết kế duy nhất ở Mỹ, đã trở thành triệu phú với một thiết kế duy nhất sử dụng Microchip và lấy chỉ x% như vậy, bởi vì nhà thiết kế đó không ngờ rằng sản phẩm của mình thiết kế ra lại được tiêu thụ rất lớn, và khi sản phẩm đó được tiêu thụ, mặc nhiên nhà thiết kế đó cứ nhận được x% của tất cả những gì mà ông ta và nhà sản xuất (sử dụng thiết kế của ông ta) mua từ MCHP.

    3) Không chỉ thiết kế một cái mạch phần cứng, hay một cái firmware, hay một cái phần mềm... Điều nực cười là hoàn toàn có thể thiết kế bằng cái đầu và cây bút. Thế việc thiết kế này là gì?

    Trong thời gian tới đây, Microchip sẽ gửi 5 đầu sách tốt nhất mà Microchip khuyên dùng. R&P sẽ có thể ký hợp đồng với các nhà dịch sách để dịch các cuốn sách này, nhưng nếu bất kỳ giảng viên đại học nào có bằng tiến sĩ trở lên, và có bằng ngoại ngữ tốt đều có thể đăng ký để dịch các cuốn sách này cho R&P.

    Như vậy, chương trình dịch thuật của R&P sẽ được bắt đầu cho cả năm tới và sẽ làm một cách ổn định.

    Chúc vui.
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    Trong thời gian tới đây, Microchip sẽ gửi 5 đầu sách tốt nhất mà Microchip khuyên dùng. R&P sẽ có thể ký hợp đồng với các nhà dịch sách để dịch các cuốn sách này, nhưng nếu bất kỳ giảng viên đại học nào có bằng tiến sĩ trở lên, và có bằng ngoại ngữ tốt đều có thể đăng ký để dịch các cuốn sách này cho R&P.
    hay nhỉ?
    Cứ tiến sỹ mới làm được sao. Ở VN có mấy tiến sỹ làm thật được đâu F ơi.
    Cứ xem danh mục đề tài nghiên cứu và xem thực tế thì thấy cái nghiên cứu chẳng thấy xuất hiện trên thực tế gì cả. Nên từ đó suy luận như vậy anh em đừng xxx nhé.
    Nhưng tóm lại cái gì thì cuối cùng cũng phải có đích chứ.
    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

    Biến tần
    Máy giặt
    Lò vi sóng
    Bếp từ.
    Tủ lạnh.
    Điều hòa

    Comment


    • #3
      Cái này cũng là một câu chuyện hay để học hỏi . Nhưng muốn thành nhà phát triển cho MCP thì phải làm sao ??? Và có cần nhiêu thủ tục gì lằng nhằng không nhỉ ?
      Hay nhất là câu :" mỗi năm có hàng triệu mạch phát triển của Microchip được bán đi khắp thế giới "
      Mạch nạp Little Programmer
      MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

      Site Fukusei shop :

      Comment


      • #4
        Khi có một sản phẩm, nếu bạn thiết kế bằng MCHP, và đăng ký với RP, RP sẽ đảm bảo một khoản % nhất định khi bán chip dùng để trả cho nhà thiết kế đã làm ra sản phẩm đó.

        Nếu bạn thiết kế ra sản phẩm A chẳng hạn, có công ty sản xuất B dùng nó để sản xuất (công ty B là khách hàng của bạn, bạn giữ lại phần source, không cung cấp). Khi đó, công ty B muốn sản xuất, phải mua chip của bạn. Khi đó, RP sẽ giảm giá bán cho bạn thật sát để bạn bán cho khách hàng. Đây là một cách.

        Cách thứ hai, đó là bạn bán toàn bộ thiết kế của mình cho công ty B (cả phần source), nhưng trong lúc thiết kế, bạn đã đăng ký đề tài với RP, thì khi công ty B mua để sản xuất, mặc định RP sẽ giữ lại một khoản phần trăm nhất định để bán cho khách hàng, và RP sẽ tự động trả phần trăm đó cho bạn sau mỗi đơn hàng giao dịch. Cứ miễn là công ty B còn sản xuất, thì chắc chắn bạn sẽ còn được trả tiền.

        Tuy nhiên, để làm được việc này, bạn phải là nhà thiết kế của RP (MCHP). Để là nhà thiết kế của RP, bạn chỉ cần đăng ký với RP và sẽ thiết kế sử dụng MCHP.

        Trường hợp bạn không được trả tiền có thể xảy ra, đó là khi bạn thiết kế nhưng không đăng ký với RP đề tài đó từ trước, mà sản phẩm đã ra, đã bán,... Thì khi đó sản phẩm không còn là của bạn nữa, mà là của nhà sản xuất (họ đã mua toàn bộ thiết kế của bạn, bạn không còn dính líu gì nữa).

        Hoặc giả, khi bạn đang làm dự án liên quan tới vấn đề A, bạn làm cho tới khi gần xong, bạn mới đăng ký đề tài. Lúc đó đã có nhà thiết kế của RP (đã đăng ký) và cũng đang đấu thầu thiết kế với cùng nhà sản xuất với bạn, bạn không những gặp bất lợi lớn về giá có thể mua, mà bạn còn gặp bất lợi trong việc được nhận sự hỗ trợ từ RP. Chính vì vậy, nếu bạn biết thông tin đề tài, bạn là người bắt đầu sớm, cần nhanh chóng đăng ký ngay, đừng để nhà thiết kế khác đăng ký. Đây là cách những nhà cung cấp thế giới họ làm việc, và RP học theo cách làm của họ. Miễn là bạn có thông tin sớm nhất, bạn sẽ có giá tốt nhất.

        Chính vì vậy, các nhà thiết kế nên chú ý tới việc đăng ký với RP đề tài mình đang làm, nhất là trong giai đoạn đã làm xong phần functionality (chức năng của sản phẩm). Có mấy cái RP có thể hỗ trợ như sau:
        - Tư vấn giải quyết các vấn đề để giảm thiểu chi phí sản xuất.
        - Tư vấn các dòng chip mới để thay thế sản phẩm mà bạn đang sử dụng, cho chi phí rẻ hơn.
        - Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho bạn khi bạn thiết kế
        ....

        Chúc vui
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5
          Cái này muốn thành hiện thực chắc phải còn lâu lắm.Mình thắc mắc là một khi bên B đã mua trọn gói từ nhà thiết kế bên A thì họ có quyền modified cái thiết kế đó (phần cứng)và trở thành của riêng họ,lúc đó RP không thể can thiệp.Chém gió vậy thui chứ VN mình chưa thể làm được chuyện đó.


          email:
          Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

          Comment


          • #6
            F ơi cái này hay đó, mình cũng muốn đăng ký với R&P để được hỗ trợ từ RP.
            Vậy bạn có thể cụ thể hơn được không? mình nghĩ có nhiều người cũng muốn lắm nhưng ngại không nói thôi, quan trọng thưởng phạt phải công minh.
            Chờ tin của F.

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X