Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần Mọi Người Góp Ý Về Đồ Án

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cần Mọi Người Góp Ý Về Đồ Án

    Em đang làm đồ án :
    có thể nói nôm na tên đồ án là : " Hệ thống giao thông giữa đường bộ và đường sắt" nói thế cũng không biết có đúng không nữa nếu ai có tên hay làm ơn đặt giùm.
    Mô tả :
    Thường thì khi có tàu đến thì người gác tàu phải cảnh báo cho người tham gia giao thông tại giao điểm giữa đường bộ và đường sắt bằng tiếng chuông và sau đó là keó hạ thanh cản đường xuống. Đề tài này muốn mọi thao tác đó là tự động nghĩa là khi tàu đến thì có chuông báo cho mọi người biết và thanh gạt hạ xuống cản đường không cho người tham gia giao thông qua đường và khi tàu đi qua thì tự động gạt nên.
    Yệu cầu:
    + Sử Dụng hai bộ cảm biến riêng biệt đặt hai đầu (lấy giao lộ làm trung điểm ) để nhận biết tàu đến và tàu đi qua khỏi giao lộ. Các bác tư vấn nên dùng cảm biến nào.
    + Thanh Cản người tham gia giao thông đường bộ được hoạt động nhờ pittong. Cần mọi người giúp đỡ về tài liệu pittong và bộ điều khiển hơi tự động
    + Khi có tàu đến thì yêu cầu phải có chuông báo hiệu cho người tham gia giao thông biết.
    Cần Giúp Đỡ:
    + Phương pháp tính toán khoảng cách giữa hai bộ cảm biến so với giao lộ ( lấy giao lộ làm trung điểm) và tính toán vận tốc của cần gạt sao cho phù hợp với vận tốc và khoảng cách của tàu.
    + Mong mọi người demo hộ cái chương trình điều khiển sử dụng con 8051 với nội dung như sau: khi tàu đến thì bộ cảm biến đầu tiên nhận được tín hiệu và gửi đến VXL. VXL xử lý tín hiệu làm cho chuông kêu đồng thời kích hoạt bộ điều khiển hơi và đưa hơi vào làm pittpong hoạt động.
    + Tư vấn giùm về bộ điều khiển hơi tức là mấy cái van giúp bơm hơi vào hai cửa của pittong.
    Hiện Giờ mình đang thực hiện nên còn nhiều điều chưa biết hỏi như thế nào khi nào gặp vướng mắc mình sẽ post nên nhờ mọi người giúp đỡ. Mong ban quản trị giúp đỡ đừng xóa topic.
    Mình sẽ sớm có demo cái mô hình cho mọi người xem để có thể góp ý chính xác.
    RẤt mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn. Cảm ơn!!!!
    |

  • #2
    sao không bác nào có ý kiến gì nhỉ

    Thật khó hiểu quá các cao thủ của forums đâu hết rồi không thấy ý kiến nào vậy ta. Thời gian thì sắp hết rồi mà không ai chịu giúp mình vậy. Mong mọi người giúp cho ý kiến nhé ! thank !!!!!!!!!!!!!!!!!11
    |

    Comment


    • #3
      Vấn đề về cảm biến là tương đối phức tạp đấy. Ko thể đơn thuần chọn cảm biến quang được vì như thế rất dễ để vi xủ lý nhầm lẫn ( chăng hạn có một con chim bay qua cản làm cho cảm biến tác động chẳng hạn lúc đó sẽ có rất nhiều người được dừng lại để ngắm một con chim he). Bạn nên tìm hiểu thêm về con tàu của chúng ta coi có những đặc điểm nào đặc biệt mà nó phân biệt được với những thứ khác không. Nếu không tìm ra thì vẫn có cách giải quyết là trên phần đầu của tàu ta chế thêm một bộ phát sóng (có thể là hống ngoại hoặc wifi hoặc bluetooth) có những tần số đặc biệt hoặc thêm phần mã bảo vệ để đầu thu nhận được đó là một cái tàu chứ không phải là một con rơi đang bắt muỗi. Phần mạch vi xử lý thì cũng không có gì đáng bận tâm lắm vì nó đơn giản quá chỉ cần cảm biến có tác động đẩy mức logic lên cao hoặc xuống thấp rồi đưa vào chân vào của vi xử lý là xong. vi xử lý chỉ việc ngồi kiểm tra chân đó nếu có sự thay đổi trạng thải thì đưa một chân ra của nó thay đổi. Bạn cũng hoàn toàn không cần dùng vi xử lý mà chỉ cần một mạch tương tự là làm được điều này. Tất nhiên độ tin cậy sẽ không cao và điều đó là nên tránh vì cái bạn nghiên cứu nếu được đem ra thực tế cần phải có độ tin cậy rất cao và rất co thể phải cần dùng đến những phương pháp đảm bảo độ chắc chắn. Phần pitong và điều khiển hơn thì nên hỏi nững người có chuyên môn hơn mình pó tay với phần này.
      Đời là một chiếc gương! Nếu ta cười với nó nó sẽ cười với ta, nếu ta cau mày với nó nó sẽ cau mày với ta!


      0975413153

      Comment


      • #4
        Cảm biến dùng cảm biến đo rung động nè. Nguyên lí cảm biến như sau. Lấy một cuộn dây đặt cố định. Lẫy 1 cuộn nam châm vĩnh cửu treo lơ lửng để gần cuộn dây. Cho tất cả vào một khối chôn dưới đường ray. Khi tầu đến, nam châm dao động tao ra điện áp trên cuộn dây. Cảm biến làm khá đơn giản nhưng phải thử nghiệm một số lần.

        Comment


        • #5
          Cảm ơn các bác đã tham gia đóng góp ý kiến. Đúng như bác duyenbk nói em không biết sử lý thế nào phần đó khó quá làm thế nào nó không bị nhầm lẫn và hạn chế tối đa nhiễu. Nhưng bế tắc không biết làm thế nào nữa. Còn phần tính toán khoảng cách an toàn có bác nào cho em ý kiến không vậy cái này cũng quan trọng không kém nếu mà làm theo kinh nghiệm thực tế test thử cái mô hình để chỉnh sửa khoảng cách thì xem ra không thuyết phục mấy ông thầy lắm mấy ông khó tính lắm. MOng mọi người giúp đóng góp ý kiến nhé. !
          |

          Comment


          • #6
            tra loi

            ban danngu a,ban hoc o dau vay?Neu da khong biet ve 8051 thi sao lai nhan do an do lam gi cho met xac?Cai do an cua ban co lien quan tuong doi nhieu den cac linh vuc:dien,lap trinh,khi nen day.Tai lieu khi nen minh co the cung cap cho ban,con phan lap trinh thi co the thao luan cung nhau neu ban muon.Co gi thi lien he voi minh:namtuocbongdem2082003@yahoo.com,neu ban o ha noi thi cang tot

            Comment


            • #7
              Rất cảm ơn bác damvanthe tiếc là em không ở hà nội không thì em đã vác cơm gạo đến học hỏi bác. Cái đồ án của em nhìn thì không phức tạp lắm nhưng khi làm vào nảy sinh ra nhiều vấn đề ra phết nếu bác có tài liệu về khí nén bác có thể cho em được không. Bác làm ơn gừi vào email: nguyenvan_hai88@yahoo.com giùm em nhé. Nếu có tài liệu nào liên quan bác cứ gửi vào đó cho em. Cảm ơn bác rất nhiều.
              Cảm ơn mọi người mong mọi người tích cực góp ý cho.
              |

              Comment


              • #8
                tra loi

                Bọn mình cũng có một cái đề tài về tín hiệu giao thông nhưng phải đến gần cuối tháng mới bảo vệ thì mới có tài liệu.Mình thấy cái đồ án này cũng có vẻ hay đấy chứ,thực sự là mình cug đang muốn thử sức xem thế nào,bác đã làm mô hình chưa?Bác thử giải quyết vấn đề về cảm biến xong rồi mình có thể trao đổi về phần lập trình.Vậy nhé

                Comment


                • #9
                  Em vẫn chưa có thời gian đang đi thực tập nên không có thời gian ngâm cứu lắm. Thực ra cái này nó không đơn giản chút nào cần phải có cao thủ chỉ giáo mà trong forums rất nhiều nhưng mà các bác đó bận hay sao mà không thấy để ý đến. Nhận được sự góp ý của mấy cao thủ thật là vinh dự! Mong mọi người giúp đỡ.
                  |

                  Comment


                  • #10
                    tra loi

                    yêu cầu đề bài đã có rồi,bạn cần phải tự định hướng bước đi chứ,bạn có thể tự làm mô hình cơ mà.Không thì mua cái bộ đồ chơi tàu hỏa của trẻ con rồi bắt trước mà làm.Bạn nên hỏi những câu hỏi thiết thực hơn thì có lẽ sẽ có người trả lời hơn đấy.Chúc thành công nhé.

                    Comment


                    • #11
                      Spam các bác tý.Em thấy đề tài này cũng hay nhưng mà cái trò tự động trong giao thông phức tạp lắm,như hệ thống đèn giao thông ngã tư trông thì đơn giản vậy nhưng sự cố xảy ra không phải là ít,hoặc như mấy cái hải đăng tưởng nó sẽ luôn hoạt động nhưng không phải.Vì có lần em suýt cho thuyền đâm vào núi vì cái hải đăng tắt đó.Còn bàn về hệ thống của bác danngu độ phức tạp và đòi hỏi chính xác của nó cao hơn 2 hệ thống kia rất nhiều nên tỷ lệ xảy ra trục trặc sẽ cao hơn.Nếu có triển khai ứng dụng thì nên kết hợp với nhiều hệ thống khác an toàn hơn.Nghĩa là khi hệ thống này không hoạt động thì sẽ có hệ thống kia dự phòng.Theo em bác kết hợp được công nghệ GPS
                      vào bài toán này sẽ rất hiệu quả

                      Comment


                      • #12
                        tra loi

                        Nhưng đây chỉ là đồ án,trước mắt cần phải giải quyết xong rồi mới dám tính đến GPS được chứ.Còn cái cảm biến rung động kia thì chưa thấy mặt mũi ra sao cả,ai có hình thì post lên cho mọi người tham khảo được ko?

                        Comment


                        • #13
                          Bài toán:
                          1) Làm sao xác định được vị trí của tàu, cần xác định nhiều lần và ước lượng khoảng cách.

                          2) Tàu chạy ban ngày thường ở vận tốc 50 - 80km/h. Tàu chạy đêm thì có thể chạy khoảng 120km/h. Những tàu cao tốc thì không biết, nhưng tàu chạy ở VN theo F hiểu là như vậy.

                          Như vậy để báo động trong phạm vi trước 2 phút chẳng hạn, thì tính toán an toàn nhất là phải báo động khi tàu ở cách xa khoảng 2km.

                          3) Ở khoảng cách 2km và truyền tín hiệu về bộ điều khiển có các giải pháp:
                          - RF, ADSL, CDMA, GPRS, RS485, PLC, WSN
                          - chọn một trong các phương pháp này để giải quyết. Làm mô hình thì có thể làm với RS232 cho vui.

                          4) Điều khiển thì chỉ cần dùng một con PIC để kích. Tốc độ đóng mở thì mấy cái thuỷ lực khí nén nó có, thích điều khiển thế nào cũng được. Hú còi thì chỉ cần có tín hiệu điều khiển thì hú còi thôi. Còn tín hiệu còi ra sao thì tính sau.

                          Tài liệu tham khảo về thuỷ lực khí nén, hình như có một anh Lê Thanh Hà gì đó gửi cho F rất nhiều lần, và nhờ F upload lên diễn đàn. F đã gửi nó ở đâu trên các box về điều khiển tự động, mà giờ F không thể nhớ để tìm lại. Bạn vào đó mà tìm thử xem. (đây không phải vấn đề F quan tâm nhiều).

                          Chúc vui.
                          Falleaf
                          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                          Comment


                          • #14
                            xin cảm ơn các bác đã đóng góp ý kiến. Mức độ phức tạp thì không đến nỗi phải như bác LINHDT1 nói. Vì cái này không thực tế lắm nguy hiểm quá, chết người như chơi. Rất cảm ơn anh falleaf đã quan tâm em sẽ vào box điều khiển tự động tìm coi.
                            Xin cảm ơn tất cả mọi ngươi đóng góp ý kiến
                            |

                            Comment


                            • #15
                              Mình nghĩ rằng phần cảm biến bạn hãy chọn cách như mình nói là dùng đầu thu phát hồng ngoại là chắc ăn nhất. Hầu hết các loại cảm biến khác được chế tạo để dành riêng cho những môi trường đặc biệt và nó mang những đặc tính của những sự vật hay hiện tượng mà bản thân nó nghiên cứu. Chẳng hạn cảm biến nhiệt thì đặc trưng cho môi trường có sự thay đổi về nhiệt và nó được đặt trong những môi trường có sự tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cần đo. Tuy nhiên cái cảm biến bạn đang cần hầu như là không có vì nó dễ bị nhầm lẫn với những vật thể khác. Cảm biến rung độngnhuw bạn NPD nói cũng khó mà thực hiện được (mình cũng không biết có loại cảm biến đó nữa không) vì nó dễ bị nhầm với một chiếc ô tô chạy qua đó. Một đầu phát sóng hồng ngoại đặt trên đầu tầu với một bộ thu sóng hồng ngoại đặt trên đường ray là thích hợp nhất. Việc tính toán cự ly đặt đầu thu phát cũng không có gì làm khó khăn lắm. Bạn hãy khảo sát thử coi tốc độ tàu chạy là bao nhiêu thời gian trễ của việc truyền tín hiệu tới vi xử lý là rất nhỏ so với tốc độ tàu nên có thể bỏ qua. Thời gian tác động của cơ cấu chuyển động từ lúc bắt đầu nhận được tín hiệu có tầu đến khi thanh chắn ngang đường ray chuyển động hết chu trình của nó thì cần phải tính toán. Cái này thuộc phần cơ khí và khí nén. Giải quyết được tất cả những điều này thì đồ án của bạn đã hoàn thành được 2/3 rồi đấy. Việc còn lại là làm mô hình và chạy thử thôi. Rất mong có được thông tin về kết quả của bạn
                              Đời là một chiếc gương! Nếu ta cười với nó nó sẽ cười với ta, nếu ta cau mày với nó nó sẽ cau mày với ta!


                              0975413153

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              danngu Tìm hiểu thêm về danngu

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X