Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Linux- một công cụ mạnh của chúng ta

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Linux- một công cụ mạnh của chúng ta

    Vừa rồi hiệp sỹ Bill có sang thăm VN, và ngài có tiết lộ bí quyết thành công của mình: Hãy tập trung vào một lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực trả tiền cho bản quyền Windows cũng rất quan trọng (hê hê). Sau đó ngài có tặng mấy ngàn hay ngàn mấy lisence cho Bộ Tài chính (chứ không phải Bộ GD-ĐT).

    Vì vậy, thời gian tới chúng ta phải trả tiền và có cái nhìn tôn trọng hơn đối với sở hữu trí tuệ. Trong bài viết này, tôi nói về phiên bản Fedora Core 5 và các phần sau:

    + Linux trong các công việc văn phòng như Word, Excel, và thiết kế các sơ đồ tủ điều khiển tự động.
    + Linux từ cái nhìn của người lập trình trên Turbo/ Borland C
    + Sơ lược Linux kernel và porting lên các thiết bị nhúng.

    Về cách cài đặt FC5, các bạn có thể đọc bài viết này http://vcsj.net/xmlinux.pdf

    Cách cài FC5 tương tự, nhưng tôi lưu ý: Ở phần Partition, chọn Custome và DiskDruid, FAT32 được ký hiệu vfat ở Linux. Và nên tạo thêm 1 phân vùng vd như /data, /container... gì gì đó để lưu các dữ liệu sử dụng Linux mà khi cài lại hay nâng cấp không bị ảnh hưởng.
    Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

  • #2
    Linux trong các công việc thường ngày.

    Như một kỹ sư điện-điện tử, hàng ngày chúng ta sử dụng word, excel, vietkey hoặc unikey để báo cáo, thống kê đơn giá. Và để thiết kế các tủ điện điều khiển công nghiệp, chúng ta dùng visio hay 1 công cụ định nghĩa đối tượng nào đó để quản lý các sơ đồ điện chúng ta thiết kế.

    Hiện nay khi chuyển sang sử dụng Linux với FC5 những công việc này không đòi hỏi thêm 1 kỹ năng nào cả. Trước đây, với các phiên bản Redhat sử dụng nhân 2.4, các phần mềm đồ họa trong môi trường GNOME không đẹp lắm. Còn hiện giờ, cá nhân tôi đánh giá FC5 vượt xa XP.

    Cài đặt FC5, chúng ta có thêm bộ OpenOffice 2.0, vấn đề tiếng Việt được giải quyết thông qua bộ font unicode và phần mềm xvnkb.

    Phần mềm tương đương Visio trên FC5 được gọi là Dia-0.95(diagram).

    Thế nào là phần mềm mã nguồn mở: nghĩa là chúng ta có thể biên dịch và sử dụng nó từ mã nguồn. Việc sử dụng mã nguồn cho mục đích kinh doanh hay riêng tư phải theo giấy GNU GPL.

    Khi sử dụng các source code, cần đọc kỹ file Readme để biên dịch đúng, công việc này không khó vì chúng ta là sv-ks mà. Cũng cần hiểu qua:
    - Lệnh ./configure là để kiểm tra hệ thống hiện thời đã sẵn có các thư viện mà nó đã include trong các header chưa, sau đó tạo ra 1 file "Makefile"
    - Lệnh make dùng để biên dịch từ C ra các file exec, các thư viện liên kết động so,...
    - Lệnh make install, hoặc tương đương là copy các file biên dịch ra vào thư mục hệ thống Linux.

    Công việc này là công việc đòi hỏi kỹ năng của người làm kỹ thuật.
    Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

    Comment


    • #3
      Linux nhìn từ phía lập trình Turbo C trên DOS trước đây

      Linux là một môi trường lập trình cơ bản quen thuộc đối với chúng ta. Những gì chúng ta học từ các tài liệu của thầy Nguyễn Thanh Thủy vận dụng được với Linux.

      Khi sử dụng Turbo C, chúng ta luôn thấy trong bố trí thư mục của TC luôn có các thư mục con như bin, include, lib... thì trong linux mặc định trong thư mục /usr cũng xắp xếp như vậy. Như vậy khi viết 1 chương trình C, chúng ta sử dụng công cụ text nào đó và sau đó include thư viện, sử dụng các hàm được định nghĩa ở trong các file .h theo sự hướng dẫn của document kèm theo.

      Về lập trình đồ họa, chúng ta có thể sử dụng các thư viện của NCURSES, đồ họa 16 màu ở chế độ text mode. Còn lập trình đồ họa trên môi trường X windows, phổ biến là sử dụng thư viện GTK (2.0 đối với FC5). Ngoài ra còn các IDE cho môi trường KDE như K develope (rất giống Visual Studio 6), Eclipse..nhưng tôi không rành.

      Tài liệu sử dụng các hàm này có sẵn trong thư mục /usr/share/docs.
      Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

      Comment


      • #4
        Bác Opendoors ơi tiếp phần kernel và Nhúng đi ạ

        Comment


        • #5
          Bây giờ thì không cần thiết nữa. Vì:

          - Kernel bây giờ là 2.6, cần hiểu thêm về lớp mô tả thiết bị Hal .
          - Có rất nhiều bài viết trong mục này liên quan đến nhúng và kernel.

          Phần kernel và nhúng nếu viết cũng chỉ để giới thiệu khả năng của linux chứ không thiên về kỹ thuật nhiều

          Bạn đọc rải rác một số bài (có cả bài của tôi) cũng có những thông tin liên quan đó.
          Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

          Comment


          • #6
            Nói một cách thẳng thắn, cá nhân tôi không để ý tới việc mọi người xung quanh có dùng Linux hay không, càng chưa dám nghĩ tới việc phổ biến món này. Lý do chính của việc tham gia diễn đàn là để chia xẻ kinh nghiệm sao cho những người đi sau không mắc những sai lầm mình từng gặp và/hoặc tiết kiệm công sức - một việc nhỏ xíu hy vọng đóng góp cho cộng đồng.

            Khi nhắc tới Linux (rộng hơn là Unix), người ta thường nhấn mạnh khía cạnh miễn phí của nó, hoặc chạy trên máy tính cấu hình thấp, hoặc đẹp, vui hay đơn giản là giải quyết khâu "oai". Điều đó dẫn tới bỏ qua đặc tính quan trọng nhất của Linux là tính tự do và khả năng điều khiển toàn bộ hệ thống của mình.

            Tự do là đặc tính quan trọng nhất đối với một hệ thống Linux (lưu ý tôi nó về cả hệ thống, không chỉ hệ điều hành). Tự do được phát biểu rõ ràng theo 4 cấp độ bởi Richard Stallman. Tự do đơn giản là mình muốn làm gì với cái máy tính của mình thì làm, không có bất kỳ ông to bà lớn, thằng cha con mẹ nào cấm đoán được - điều đơn giản nhất tường như hiển nhiên ấy hóa ra không có được đối với phần mềm thương mại mã đóng hiện nay. Tự do còn là quyền cơ bản nhất của con người, nếu ai đó nghĩ chỉ cần cái máy chạy là được thì xin nghĩ lại: chẳng phải cả dân tộc này đã liên tục nện nhau và với xung quanh hàng nghìn năm nay chỉ để duy trì quyền đơn giản nhất hay sao ? Chỉ vì máy chạy được việc mà bỏ qua tất cả thì ngạc nhiên quá.

            Tính điều khiển được, về mặt kỹ thuật, là bạn có thể làm bất kỳ điều gì với phần mềm máy tính của mình. Có thể bạn không làm, nhưng khi muốn bạn có thể làm, hoặc thuê ai đó làm - chứ không phải phụ thuộc vào một nhà sản xuất duy nhất. Cũng nhiều người không quan tâm tới khía cạnh này, hoặc cho rằng nó chỉ quan trọng đối với bên an ninh, quân đội. Thực tế nó còn quan trọng đối với những người thực sự làm kỹ thuật muốn kiếm sống nghiêm túc với nghề. Cá nhân tôi cũng từng vài lần (vài lần thôi) sửa trực tiếp mã nguồn phần mềm để thêm/chỉnh sửa tính năng khi dự án sắp tới hạn cuối; lúc đó còn trông đợi vào ai được nữa ?
            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • #7
              thêm lệnh vào file grub.conf

              tôi cài fedora core3. khi đến phần conigure bootloader thì không thêm lệnh vào tập tin grub.conf được. các bạn có cách nào thì bày cho tôi với. tôi cài đặt RTLINUX-3.2

              Comment


              • #8
                File grub.conf đọc rất dễ hiểu. Bạn vào /boot sẽ thấy thứ tự các kernel tương ứng với grub.conf.

                Còn RTlinux, trước tiên bạn download kernel 2.6.xx và biên dịch nó dưới dạng modules, sau khi biên dịch nó sẽ tự động chèn image vào grub.conf. Sau đó restart và vào môi trường của kernel vừa biên dịch, sau đó tiếp tục biên dịch gói rtlinux.

                Đơn giản như thế nhưng bạn phải đọc kỹ hướng dẫn, cách config và upgrade kernel. Đừng làm vội nếu vẫn chưa rõ hết config kernel. Nhưng nó rất dễ khi bạn hiểu.

                Quan trọng hơn là sau khi cài rtlinux thành công bạn sử dụng nó, nếu không bạn sẽ phát chán và lại thôi. Bạn phải quen với việc lập trình thread, hiểu các hàm POSIX, và lập trình module (device driver).

                Tôi dùng RTAI.
                Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

                Comment


                • #9
                  rtlinux3.2, kernel2.4.36

                  tôi cài linux fedora core3. sau đó tôi cài đặt rtlinux3.2, kernel2.4.36 theo hướng dẫn.
                  khi build kernel của Rtlinux thì lệnh "make -dep " thực thi được một đoạn rồi dừng và báo lỗi. khi tôi cài sang máy khác thì lệnh "make -dep" chạy tốt.
                  bạn có thể hướng dẫn cho tôi về lệnh make và lệnh patch không? hay là bạn có tài liệu nào để tham khảo không?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi daithanh Xem bài viết
                    tôi cài fedora core3. khi đến phần conigure bootloader thì không thêm lệnh vào tập tin grub.conf được. các bạn có cách nào thì bày cho tôi với. tôi cài đặt RTLINUX-3.2
                    Chỉ người dùng tối cao (root) mới mở và biên tập được tập tin này, ở một số hệ thống thậm chí người dùng bình thường còn không được phép đọc tập tin. Để chỉnh sửa nội dung, nhập vào dòng lệnh sau
                    Code:
                    sudo mcedit /boot/grub/grub.conf
                    hoặc
                    Code:
                    sudo pico /boot/grub/grub.conf
                    rồi nhập mật khẩu của root (là mật khẩu mà khi cài đặt FC3, chương trình yêu cầu đặt "administrator password"). Chỉnh sửa tùy ý rồi lưu lại, các chương trình biên tập trên đều có giao diện rất đơn giản mò chút là ra.

                    Nếu ở dòng lệnh báo lỗi không tìm thấy tập tin grub.conf, thử thay nó bằng tên menu.lst. Tất cả các hệ Linux thông dụng đều dùng một trong hai tên đó.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi daithanh Xem bài viết
                      tôi cài linux fedora core3. sau đó tôi cài đặt rtlinux3.2, kernel2.4.36 theo hướng dẫn.
                      khi build kernel của Rtlinux thì lệnh "make -dep " thực thi được một đoạn rồi dừng và báo lỗi. khi tôi cài sang máy khác thì lệnh "make -dep" chạy tốt.
                      bạn có thể hướng dẫn cho tôi về lệnh make và lệnh patch không? hay là bạn có tài liệu nào để tham khảo không?
                      Bạn chú ý là bạn phải download linux kernel tương ứng với với 1 trong các version mà rtlinux chỉ định. Sau đó bạn patch đúng file patch tương ứng với version của linux kernel.

                      Khi biên dịch linux kernel này, theo tôi hiểu và cũng như bản chất của linux thì nó phải biên dịch dạng module, nghĩa là khi sử dụng module nào thì mới load module đó vào kernel. Khi đó ban restart PC sẽ thấy xuất hiện kernel mới trên bảng boot của GRUB.

                      Bạn vào môi trường của kernel mới với tư cách root và biên dịch thư viện của rtlinux.

                      Bạn chú ý là phải chọn CPU đúng, bỏ các phần liên quan đến SMP. Vì có thể vì thiếu ở đâu đó nên -dep (depency) mới lỗi và có thể lỗi ở phần cứng.
                      Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

                      Comment


                      • #12
                        http://electronica.org.in/rtlinstall...tion_Guide.pdf

                        Bạn chú ý ở đây họ khuyến nghị RH8, tức kernel và gcc có version phù hợp để biên dịch. Bạn check bộ rtlinux nào đó liên quan đến kernel 2.6 để biên dịch trên FC3.

                        Tôi không rõ về rtlinux
                        Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

                        Comment


                        • #13
                          install bootloader

                          chào các bạn,
                          tôi muốn thêm lệnh như sau vào file grub.conf
                          title rtlinux
                          root (hd0,4)
                          kernel /boot/rtzImage ro root= /dev/hda4


                          , file grub.conf có đường dẫn là /root/grub/grub.conf và tôi có thể đọc nội dung bằng lệnh rm nhưng thay đổi nội dung file này thì chưa biết cách. các bạn có cách nào thì bày cho tôi với, xin cảm ơn

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          opentdoors Tìm hiểu thêm về opentdoors

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X