Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giải pháp đo độ dầy lớp sơn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giải pháp đo độ dầy lớp sơn

    Có một đơn vị XX phải sơn một lượng hàng rất lớn các loại SP như Tủ điện , vỏ máy ......
    Nhưng cơ sở sơn thì làm việc hay .... ăn bớt vật liệu nên các lô SP không đều . Nếu có sự giám sát thì họ sơn cẩn thận , không có giám sát thì họ sơn .... mỏng thôi .
    Vậy họ muốn có một máy đo có thể đo được độ dầy của lớp sơn trên bề mặt của sản phẩm khi nhập hàng
    Các bác có giải pháp nào hữu hiệu không ?
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

  • #2
    Em biết sơ sơ thế này:
    - Có mấy phương pháp đo là: quang, siêu âm, và dòng điện soáy tạm dịch từ các phương pháp đo không phá hủy (Photometry, Ultrasonic and Eddy current), chọn phương pháp nào tùy thuộc vào độ chính xác, vật liệu được sơn. Theo em thấy thì phương pháp siêu âm được dùng nhiều hơn cả.
    - Nếu mà để làm máy đo thì cũng hơi khó vì độ dày lớp sơn chỉ cỡ vài chục đến vài trăm micromet, nhất là khi sơn ăn bớt thì càng khó khi đó nhiễu sinh ra nó lớn lắm, cần có phương pháp sử lý ngon ngon một tý mới được. Nhưng khó nhất vẫn là kiếm mấy cái đầu đo.
    - Nếu tiện thì đi mua máy đo là hay nhất, hiện người ta bán toàn loại cầm tay, bé như cái đồng hồ vạn năng, bác xem thử của Olympus, DeFelsko... nhưng mua ở đâu trên đất Việt thì em chịu.

    Comment


    • #3
      Máy đo siêu âm rất đắt tiền, khó sử dụng, nhưng đa năng hơn. Có thể đo được chiều dày kim loại, và các chất rắn khác. Tuy nhiên do tốc độ truyền sóng trong mỗi chất mỗi khác, nên nỗi chất phải hiệu chỉnh khác nhau. Thường, với độ dày như thế, thì tần số siêu âm phải rất cao.

      Máy đo kiểu từ trường có lẽ sẽ dễ thiết kế nhất, nhưng chỉ có tác dụng với các vật thể nền bằng chất sắt từ.

      Máy đo kiểu dòng điện xoáy sẽ phù hợp với các vật thể có nền kim loại, kể cả kim loại màu. Nhưng để đo lớp sơn trên vật thể không kim loại thì bó tay.

      Kiểu đo dùng quang, QT chưa hình dung nó ra sao.

      Bác Vân thử chế tạo loại dùng dòng điện xoáy đi. Hy vọng nó sẽ thích hợp hơn cả. Mà cái khó nhất là quấn các cuộn dây nhỏ lí tí.


      Còn nếu bác dùng loại từ trường, thì có thể lợi dụng đầu từ của máy cassette làm dầu dò.

      Comment


      • #4
        Bác thử dùng phương pháp đo độ dày bằng cảm ứng điện dung đi.Bác dùng 2 bản cực áp vào 2 bên từ đó suy ra độ dày qua điện dung. Máy đo điện dung thì bác có thể mua module đo hoặc mua trực tiếp máy đo cũng được. Chúc bác làm ăn phát đạt!
        Cũ người mới ta!

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
          Có một đơn vị XX phải sơn một lượng hàng rất lớn các loại SP như Tủ điện , vỏ máy ......
          Nhưng cơ sở sơn thì làm việc hay .... ăn bớt vật liệu nên các lô SP không đều . Nếu có sự giám sát thì họ sơn cẩn thận , không có giám sát thì họ sơn .... mỏng thôi .
          Vậy họ muốn có một máy đo có thể đo được độ dầy của lớp sơn trên bề mặt của sản phẩm khi nhập hàng
          Các bác có giải pháp nào hữu hiệu không ?
          Đụng vào máy đo, nhất là giải quyết chuyện tranh chấp, không tự làm được đâu bác ơi, vì chế tạo ra máy đã khó, vấn đề lớn hơn cả là làm sao để nó được MỌI NGƯỜI CÔNG NHẬN MÁY ĐO ĐÓ LÀ HỢP PHÁP.

          Giải pháp tốt nhất là đi mua, hãng càng nổi tiếng càng tốt, ví dụ DEFelsko, không đắt lắm đâu. Bác cứ đi hỏi mấy công ty chuyên bán thiết bị đo lường thí nghiệm, họ sẽ trả lời cho bác.

          Nguyên lý thì các bạn nói đầy đủ cả, nhưng bước ra thực tế là nhiều ... vạn dặm đấy các bác ạ.

          NamVN

          Comment


          • #6
            Đụng vào máy đo, nhất là giải quyết chuyện tranh chấp, không tự làm được đâu bác ơi, vì chế tạo ra máy đã khó, vấn đề lớn hơn cả là làm sao để nó được MỌI NGƯỜI CÔNG NHẬN MÁY ĐO ĐÓ LÀ HỢP PHÁP.
            Giải pháp tốt nhất là đi mua, hãng càng nổi tiếng càng tốt, ví dụ DEFelsko, không đắt lắm đâu. Bác cứ đi hỏi mấy công ty chuyên bán thiết bị đo lường thí nghiệm, họ sẽ trả lời cho bác.


            Xiền thì họ không thiếu . Máy đo cũng sẵn . Chỉ có điều người sử dụng là những người vừa dưới ruộng lên thành thị làm công nhân xưởng sơn . Nên họ cũng không có trình độ để vận hành và bảo quản những thiết bị tinh vi đó .
            Thiết kế ra một SP dễ sử dụng , đơn giản , tin cậy , phù hợp với trình độ dan trí thấp là một điều không dễ .

            Còn việc chế tạo máy đo thì cũng chẳng biết ai phải đi hỏi ai
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #7
              Tui quyết định dùng nguyên tắc đo điện dung .
              Hai bản cực có diện tích là XX xếp thằng hàng cách nhau một khoảng XX mm được áp lên bề mặt kim loại phủ sơn . Lớp sơn đóng vai trò là dung môi của tụ

              Nhưng vấn đề là trị số điện dung sẽ tỷ lện thế nào với bề dày của dung môi nhỉ ?
              Attached Files
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment


              • #8
                tỷ lệ với bề dày của dung môi thì đơn giản, giở sách lớp 11, 12 ra thì rõ. Nhưng xác định hệ số điện dung của dung môi thì mới là quan trọng và khó. Vì mỗi loại sơn, mỗi lần pha sơn nó lại khác nhau.

                PT.
                Núi cao bởi có đất bồi
                Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                Muôn dòng sông đổ biển sâu
                Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                Comment


                • #9
                  Dùng phương pháp đo kiểu điện dung của anh Vân đòi hỏi điện cực phải đủ lớn.
                  Trong khi muốn loại trừ sai số do bề mặt không phẳng, hoặc do các vật lạ chen vào giữa, thì lại đòi hỏi cảm biến phải đủ nhỏ.
                  Vậy anh Vân làm thế nào để dung hòa 2 ý tưởng trên?
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #10
                    khó quá mang lên cân có được không?

                    Comment


                    • #11
                      dùng thêm 2 điện cực nữa để đo điện môi
                      Cũ người mới ta!

                      Comment


                      • #12
                        Cũng ổn rồi . Thử với hai điện cực diện tích 4 Cm2 thì cũng được tầm hơn 1nF . Không đến nỗi khó khăn lắm .
                        Mình định dùng hiển thị bằng kim thôi . Dùng ngay cái đồng hồ vạn năng tàu rồi cải tiến lại ruột . Chắc mất nhiều công chia thang đo
                        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                        nguyendinhvan1968@gmail.com

                        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                        Comment


                        • #13
                          Bác Vân ơi! Chỉ cần một con IC 555 mắc theo kiểu mạch dao động điều chế PWM. Sau đó bác lấy 2 điện cực kia mắc song song với con tụ tạo giao động. Khi điện dung con tụ thay đổi thì độ rộng xung cũng thay đổi. Bác cho qua một con diode(1N4148) rồi cho qua tụ lọc được điện 1 chiều. Đo điện áp một chiều này bác được giá trị tụ điện tương đối chính xác. Từ giá trị tụ điện này bác quy ra được giá trị độ dày của lớp sơn (vì giá trị của tụ điện tỷ lệ nghịch với độ dày lớp điện môi) bằng cách chia lại vạch trên đồng hồ Vonmetter.
                          P/S: Bác nên chú ý đặt một nút ngoài để cấp nguồn cho IC 555. Khi nào không cần thì nên tắt nó đi không tốn pin.
                          Cũ người mới ta!

                          Comment


                          • #14
                            Nếu bác cải tiến từ đồng hồ của TQ thì bác làm cái thang đo thế này. Sau khi đã thử nghiệm và vẽ bằng tay cái thang đo độ dày theo điện dung. Bác nên đem vẽ lại nó trên máy tính, đem in rồi đem cắt theo hình cái khung nhựa có sẵn trong đồng hồ.Sau đó bác đem ép Plastic và đục lỗ để bắt vit(ở cửa hàng in có sẵn cái đục lỗ để đóng sổ). Bác nên có thêm vạch giá trị điện dung tương ứng với độ dày ở bên dưới để sau này còn dễ cân chỉnh khi thay thế và sửa chữa.
                            Chúc bác thành công!
                            Cũ người mới ta!

                            Comment


                            • #15
                              Điện cực đo độ dày bằng tụ điện bác nên làm thành cái khung rồi gắn chặt nó vào đồng hồ luôn để tránh gây sai số do điện dung của dây đo gây nên. Các phần dây dẫn ra đầu đo bác nên bọc kim để giảm sai số.
                              Cũ người mới ta!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X