Thông báo

Collapse
No announcement yet.

6 Thyistor đấu song song ngược

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 6 Thyistor đấu song song ngược

    Khởi động ĐC KĐB 3phase, người ta thường dùng các thiết bị hộ trợ. Mục đích quan trọng nhất là giảm dòng khời động và rút ngắn được thời gian mở máy. Em dùng bộ khởi động mềm để phục vụ cho khởi động thì sẽ tăng điện áp từ từ theo đường cong tuyến tính. Để điều khiển ta dùng 6Thyistor đấu song song ngược để điều chỉnh điện áp. Vậy cách điều chỉnh điện áp là như thế nào? Xin chỉ giáo cho mình với.

  • #2
    Nguyên văn bởi phao5xe7 Xem bài viết
    Khởi động ĐC KĐB 3phase, người ta thường dùng các thiết bị hộ trợ. Mục đích quan trọng nhất là giảm dòng khời động và rút ngắn được thời gian mở máy. Em dùng bộ khởi động mềm để phục vụ cho khởi động thì sẽ tăng điện áp từ từ theo đường cong tuyến tính. Để điều khiển ta dùng 6Thyistor đấu song song ngược để điều chỉnh điện áp. Vậy cách điều chỉnh điện áp là như thế nào? Xin chỉ giáo cho mình với.
    Thông thường để điều khiển một thông số nào đó, cách đơn giản là người ta dùng mạch điều khiển theo vòng kín, tức là điều khiển có hồi tiếp. Muốn điều khiển thông số gì, thì người ta thường hồi tiếp âm bằng chính thông số đó. Nếu muốn thay đổi thông số đó theo thời gian, hoặc theo những thông số khác, thì thông số chuẩn (thông số tham chiếu) phải là một hàm theo thời gian hay theo những thông số khác.

    Thí dụ như anh muốn điều khiển điện áp theo thời gian, thì cần hồi tiếp điện áp, tạo hàm điện áp tham chiếu theo thời gian.

    Nếu anh muốn thay đổi điện áp theo tốc độ, thì anh cần đo lường tốc độ, tạo hàm điện áp tham chiếu theo tốc độ.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
      Thông thường để điều khiển một thông số nào đó, cách đơn giản là người ta dùng mạch điều khiển theo vòng kín, tức là điều khiển có hồi tiếp. Muốn điều khiển thông số gì, thì người ta thường hồi tiếp âm bằng chính thông số đó. Nếu muốn thay đổi thông số đó theo thời gian, hoặc theo những thông số khác, thì thông số chuẩn (thông số tham chiếu) phải là một hàm theo thời gian hay theo những thông số khác.

      Thí dụ như anh muốn điều khiển điện áp theo thời gian, thì cần hồi tiếp điện áp, tạo hàm điện áp tham chiếu theo thời gian.

      Nếu anh muốn thay đổi điện áp theo tốc độ, thì anh cần đo lường tốc độ, tạo hàm điện áp tham chiếu theo tốc độ.
      Nhóc có nhầm lẫn gì không em? Nếu động cơ 1 phase thì em đúng rồi. nhưng với động cơ không đồng bộ 3 phase đâu có đơn giản như vậy? Chưa hiểu ý đồ của chủ topic nên cũng chẳng dám nói nhiều... Nếu là người hiểu sâu về linh kiện thì có thể search với khóa:

      3 phase motor dimmer
      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

      Comment


      • #4
        Em xin mạn phép có chút ít gọi là ý kiến. Không biết tác giả chủ đề đang đi làm thực tế hay học lý thuyết. Em đang học truyền động điện nên có chút phát biều như sau:
        - Hình như mục đích của anh là hạn chế dòng khời động và giảm thời gian khời động
        - Phương pháp làm là dùng 6 thyristor mắc song song ngược hay còn gọi là mắc cầu 3 pha để điều chỉnh điện áp.
        Tuy nhiên em không rõ tại sao đường đặc tính cong lại còn tuyến tính được?
        Còn về cách thay đổi điện áp như thế nào hay cụ thể phương pháp dùng khởi động động cơ không đồng bộ thì anh có thể xem sách: "Điện tử công suất" của thầy Võ Minh Chính hay thầy Trần Trọng Minh và sách " Cơ sở truyền động điện" của thầy Nguyễn Văn Liễn.
        Sách có bán tại nxb khoa học kĩ thuật, nhà sách Bách Khoa HN hay tại các quầy sách phô tô gần trường!
        Chúc anh làm việc và học tập tốt. Sau này nếu ra trường em làm về điện tử công suất thì hi vọng sẽ trao đổi tiếp.
        Trái tim anh chia 3 phần tươi đỏ
        Anh dành riêng cho học phần nhiều
        Phần cho chơi và phần để em yêu

        Comment


        • #5
          điều chỉnh điện áp bằng cách điều chỉnh góc kích thyistor (việc điều chỉnh như vậy sẽ đồng bộ cả 3 pha )

          Comment


          • #6
            Xét về nguyên lý chi tiết, thì đúng như anh HaVanSony nói.

            Muốn chi tiết hơn nữa, thì có thể nói thêm: Dùng phương pháp so sánh với hàm răng cưa, hàm tuyến tính, hàm cos, hoặc dùng phương pháp tạo thời gian trễ theo mạch đếm...

            Thông thường mỗi phương pháp sẽ cho một hàm truyền U ra = f(U vào). Đây là hàm truyền của khâu cuối cùng: khâu điều khiển cơ cấu thừa hành. Nếu ta xem điện áp là thông số cuối cùng để điều khiển.

            Tuy nhiên, nếu muốn nói đến điều khiển sao cho U ra theo một hàm phức tạp nào đó, như anh nói là hàm tuyến tính theo thời gian Ura = k (t) chẳng hạn, thì chúng ta nên quan tâm đến một vòng hồi tiếp rộng hơn, như Nhóc đã đề cập.
            Nhóc thích nghịch điện,
            Nhóc thích xì păm,
            Nhóc thích trêu mấy anh.
            Hi hi.

            Comment


            • #7
              - phao5xe7 xin đính chính lại cho rõ hơn:
              Phương pháp khởi động được áp dụng ở đây là cần hạn chế điện áp ở đầu cực động cơ, tăng dần điện áp theo một chương trình thích hợp để điện áp tăng tuyến tính từ một giá trị xác định đến điện áp định mức. Đó là quá trình khởi động mềm (ramp) toàn bộ quá trình khởi động được điều khiển đóng mở thyristor bằng bộ vi sử lý 16 bit với các cổng vào ra tương ứng, tần số giữ không đổi theo tần số điện áp lưới. Ngoài ra còn cung cấp cho chúng ta những giải pháp tối ưu nhờ nhiều chức năng như khởi động mềm và dừng mêm, dừng đột ngột, phanh dòng trực tiếp, tiết kiệm năng lượng khi non tải. Có chức năng bảo vệ động cơ như bảo vệ quá tải, mất pha ..

              Ứng dụng điển hình của bộ khởi động mềm ở đây là sử dụng đối với ĐC bơm

              Hoạt động của bộ khởi động mềm hoàn toàn dựa trên việc điều khiển điện áp khi khởi động và dừng, tức là trị số hiệu dụng của điện áp là thay đổi.
              Nếu dừng động cơ, mọi tín hiệu kích mở thyristor bị cắt và dòng điện dừng tại điểm qua không kế tiếp của điện áp nguồn.

              Comment


              • #8
                Khi muốn kiểm soát thông số nào ta hồi tiếp thông số đó như (CÔ NHÓC)đã nói nhưng cho tôi hỏi thêm để khởi động mềm ( soft start) động cơ AC công suất lớn ( trên 100KW ) thì kiểm soát thông số gì , dạng hàm theo thời gian như thế nào để khởi động tối ưu ; còn cách đk thyristor xin hỏi sau vậy .cám ơn !

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi shn Xem bài viết
                  Khi muốn kiểm soát thông số nào ta hồi tiếp thông số đó như (CÔ NHÓC)đã nói nhưng cho tôi hỏi thêm để khởi động mềm ( soft start) động cơ AC công suất lớn ( trên 100KW ) thì kiểm soát thông số gì , dạng hàm theo thời gian như thế nào để khởi động tối ưu ; còn cách đk thyristor xin hỏi sau vậy .cám ơn !
                  Tùy theo dạng tải và loại động cơ, mà anh sẽ có hàm khởi động tối ưu khác nhau.

                  Có loại động cơ thông thường, dòng khởi động lớn, moment khởi động nhỏ. Có loại lồng sóc kép, hoặc lòng sóc rãnh sâu... dòng khởi động nhỏ, moment lớn...

                  Tải trực tiếp của động cơ, có loại tải moment không đổi, có loại tải công suất không đổi, có loại tải kiểu quạt gió. (moment và công suất thay đổi theo tốc độ). Có loại tải ổn định, có loại thay đổi đột biến hoặc theo chu kỳ. Có loại tải quán tính thấp, có loại tải quán tính cao.

                  Tải cả hệ thống còn phức tạp hơn.

                  Do đó điều khiển động cơ, không chỉ điều khiển áp, mà anh còn cần theo dõi dòng điện, tốc độ và các thông số khác của tải nữa.

                  Thông thường việc xác định hàm thời gian cho áp, hoặc dòng, hoặc các thông số khác sẽ phụ thuộc vào quy trình công nghệ mà động cơ đó dang tham gia. Không có phương pháp chung, ngoại trừ những trường hợp đơn giản. Một số thông số của hàm điều khiển còn phải xác định tại hiện trường, chứ không thể tính toán được.

                  Nhóc học vậy thì biết vậy, chứ chưa đụng chạm bao giờ. Các anh chị nào có kinh nghệm đóng góp thêm cho.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #10
                    Cô Nhóc có thể nói cụ thể hơn được không ví dụ như ta khởi động 1 động cơ lồng sóc thông thường 100Hp (75 KW ) 3pha dòng định mức 150A tải có moment 0 đổi , khi đạt tốc độ định mức thì dòng đo được là 125A khi đó ta khởi động điện áp từ oV hay từ Vstart nào đó bằng bao nhiêu và dòng cho phép quá tải trong quá trình Kđộng là bao nhiêu và dạng hàm áp thường như thế nào ( tuyến tính ,mũ ,log ...?) . và các thyristor có dòng bằng bao nhiêu .Tại vì mình cũng muốn nghiên cứu ; thấy mấy bộ softStart của Korea hay bị chết Thyristor . Thank !

                    Comment


                    • #11
                      bạn shn muốn sửa chữa bộ khởi động mềm à ???? thông thường bộ khởi động mềm sau khi điện áp đầu vào bằng đầu ra thì sẽ đóng một công tăc tơ song song với bộ khởi động mềm và sau đó bộ khởi động sẽ cắt thyistor (để khỏi hỏng thyistor ) thông thương thì thyistor có dòng lớn hơn dòng định mứt của motor . còn bộ softstart hay chết thyistor thì nhiều nguyên nhan lắm bạn shn à . phải phân tích được nguyên nhân cụ thể (thực tế) mới sửa chữa được .nếu không thay thyistor khac vô lại bị hỏng lại đó .... he

                      Comment


                      • #12
                        Đóng thêm contactor song song ? có nhất thiết 0 ? còn dòng qua thyristor đương nhiên là lớn hơn dòng định mức motor rồi ,khi khởi động còn bị quá tải mà , ý tôi hỏi là hệ số an toàn kìa .

                        Comment


                        • #13
                          Đóng thêm Contactor là rất cần thiết.Bởi vì đối với các động cơ lớn,sau khi khởi động xong.Lúc bấy giờ các Thyistor dẫn bão hòa,và do dòng chạy qua lớn nên tạo nhiệt.Thực tế khi dùng bộ khởi động mềm Siemens cho động cơ 160KW,điện áp 380VAC, nó tỏa nhiệt cở 3Kw (bẰNG CÁI BẾP ĐIỆN) .Hậu quả là phát nhiệt, các đầu cáp bĩ lão hóa, mạch điện tử của bộ sóttarter hay bị hỏng.Mọi người đề xuất dùng contactor bypass qua thyistor khi khởi động xong.Giờ thì tốt rồi, ý kiến đề xuất được xem là sáng kiến.He he có điều khi giở tài liệu của Siemmens về Sóttarter ra xem thì thấy nó cũng khuyến cáo nên làm như vậy đồi với các tải lớn để giảm hiện tượng tỏa nhiệt ,còn kèm theo cả sơ đồ đấu dây

                          Comment


                          • #14
                            Đã gọi là bộ khởi động thì chỉ nên dùng khi khởi động. Phải có contactor đấu tắt qua thyristor để tránh được nhiều thứ như các bạn đã nói, tránh tổn hao điện năng trên thyristor, tránh phá hỏng thyristor thi dòng tăng đột ngột do tải thay đổi. Mạch khởi động mềm thông thường không cần vòng phản hồi, nếu có phản hồi chỉ là tạo ngắt để bảo vệ chứ không tham gia vào quá trình tính toán thông số để tạo tín hiệu điều khiển.
                            Nếu bộ có chức năng khởi động và điều chỉnh điện áp thì mới cần phản hồi thực sự, bộ này thường chỉ áp dụng cho tải quạt gió cần điều chỉnh tốc độ.

                            Comment


                            • #15
                              Bạn Thanh_Nam cho hỏi bộ soft star 160KW của siemens sử dựng Thy bao nhiêu Ampe vậy

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phao5xe7 Tìm hiểu thêm về phao5xe7

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X