Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế thiết bị test aptomat, chống giật

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế thiết bị test aptomat, chống giật

    Tôi đang thiết kế một thiết bị thử nghiệm (test) aptomat và chống giật.
    Yêu cầu : Thử nghiệm được aptomat 1, 3 pha từ 6-100A. test được chống giật với dòng rò 15-500mA.
    Tôi sử dụng 01 biến áp 380vac/30vdc/10kva có bộ chuyển mạch để thử từng loại aptomat.
    Sử dụng điện trở và biến trở để tạo dòng rò thử nghiệm chống giật RCCB
    Đã chế tạo xong các phần trên, tuy nhiên tôi đang chưa biết thiết kế tải giả (Rt) để thử như thế nào, cần tải chịu được dòng 300A. Tôi định sử dụng bằng dung dịch nước muối ăn NaCl, nhưng chế tạo cũng phức tạp mà ghét nhất là nó giải phóng Clo rất độc.
    Có ai có phương án khả thi không? Dùng biến áp điều chỉnh khe hở từ, hay dùng triac đốt nóng vòng chập... làm thế nào để điều khiển mềm (vô cấp từ 6-300A)
    Xin chỉ giáo.
    Last edited by nhathung1101; 12-12-2007, 01:52.

  • #2
    mình đang mơ ước một thiết bị test như bạn đang làm ,mình có thấy qua một lần thiết bị test của điện lực (test CB, 10-1000A) nguồn cung cấp 220 qua một variac ,sau đó qua một thiết bị như cuộn kháng ,có hai đầu dây ra đường kính 300mm2 . Khi muốn test nối 2 đầu dây đó vào 2 đầu CB trên cùng một pha . Nghe họ nói khó nhất là cái variac này ,nếu nó bị hư là coi như quăng cả bộ đi luôn . Ở VN không có cái variac này. Bạn có thể nói sơ qua về nguyên lý của thiết bị test bạn đang làm được không. Cám ơn bạn trước

    Comment


    • #3
      Dạo này Tôi hơi bận nên k online đc. Thiết bị mà bạn nói có công suất đến 1000A nên việc tìm được variac ở VN hơi khó. Nhưng nêu bạn làm một thiết bị có công suất nhỏ hơn 200A thì cũng k có gi mắc cả, chỉ cần dùng triac chịu dược 200A là ok (cái này tìm ở chợ giời or Hàng trống HN). Tải giả Rt của thiết bị trên được chế tạo theo nguyên lý cảm ứng điện từ : gồm một khung thép hình chữ nhật một có một cuộn sơ cấp (được tính toán sao cho chịu tải được 1000A) cuộn thứ cấp chính là cái vòng mà bạn nhìn thấy có đường kính 300mm2 đấy. Ppháp này có thể điều khiển vô cấp dòng (0-1000A), tuy nhiên vật liệu chế tạo vòng thứ cấp là gì thì mình k rõ. Bởi theo nguyên lý cảm ứng điện từ thì nó sẽ bị đốt nóng rất nhanh nên phải tản nhiệt tốt. Tuy nhiên để thử aptômát trong khoảng 10-15 giây thì cũng không sao.
      Còn nếu bạn muốn chế tạo thiết bị test thì phải nêu rõ yêu cầu test aptômát, chống giật đến nhiêu bao nhiêu vì càng lớn thì thiết bị càng đắt tiền. Còn muốn chế tạo để test kinh doanh được thì thiết bị phải được cấp phép ở Cục đo lường và hàng năm phải mời họ đến kiểm định lại một lần (khá tốn kém). Nguyên lý máy test này cũng khá đơn giản thôi chỉ lưu ý : phải có thiết bị đo độ cách điện (mêgaôm) để đo độ cách điện giữa các pha nếu đạt yêu cầu thì mới test tiếp. Nếu test thì test 2 lần, lần 1 Dòng test It=3Iđm lần 2 It=1,4Iđm (lưu ý thời gian át tác động), còn test dòng dò thì đơn giản hơn nhiều. Sơ đồ nguyên lý máy để mấy hôm nữa rỗi tôi post lên.

      Comment


      • #4
        Hay đấy! Có bản vẽ thì tốt thật!

        Comment


        • #5
          Mình cũng đang Thiết kế rơ le rò (mạng IT "trung tính cách li")để lắp trong các khởi động từ nhưng chưa có sơ đồ nào khả thi mong huynh chi giáo

          Comment


          • #6
            Cái này thì dùng một cái biến thế và một cái tự ngẫu có điều chỉnh là xong mà!

            Comment


            • #7
              undefined
              Nguyên văn bởi socnau Xem bài viết
              Tôi đang thiết kế một thiết bị thử nghiệm (test) aptomat và chống giật.
              Yêu cầu : Thử nghiệm được aptomat 1, 3 pha từ 6-100A. test được chống giật với dòng rò 15-500mA.
              Tôi sử dụng 01 biến áp 380vac/30vdc/10kva có bộ chuyển mạch để thử từng loại aptomat.
              Sử dụng điện trở và biến trở để tạo dòng rò thử nghiệm chống giật RCCB
              Đã chế tạo xong các phần trên, tuy nhiên tôi đang chưa biết thiết kế tải giả (Rt) để thử như thế nào, cần tải chịu được dòng 300A. Tôi định sử dụng bằng dung dịch nước muối ăn NaCl, nhưng chế tạo cũng phức tạp mà ghét nhất là nó giải phóng Clo rất độc.
              Có ai có phương án khả thi không? Dùng biến áp điều chỉnh khe hở từ, hay dùng triac đốt nóng vòng chập... làm thế nào để điều khiển mềm (vô cấp từ 6-300A)
              Xin chỉ giáo.
              Có một lần tôi gặp phải trường hợp như bạn vậy (giống thôi chứ không hẳn là trường hợp của bạn, vì tui nhận thiết kế một cái mạch báo dòng bằng LED và có thêm chức năng ngắt nguồn cấp tải khi dòng vượt qua ngưỡng 120A cho một doanh nghiệp). Tui suy nghĩ nát nước tìm một thiết bị tải có dòng thay đổi đến 120A để Test. Sau nhiều ngày suy nghĩ tình cờ tôi làm quen một anh bạn làm cơ khí, anh này nói chổ anh làm (xưởng đóng xà lan) có máy hàn điện ăn điện dữ lắm, năn nỉ anh ta cho vào xưởng lắp cái thiết bị của mình vào và chỉnh dần dòng qua máy hàn đến 130A để test thiết bị, quả là một kinh nghiệm thú vị.

              Comment


              • #8
                Tôi nghĩ đến một bộ nguồn Flyback. Đầu ra thứ cấp có dạng nguồn dòng nên có thể đấu tắt qua aptomat để thử khả năng ngắt. Dòng ra có thể điều chỉnh bằng Ton, Toff của sơ cấp căn cứ trên giá trị thiết đặt và tín hiệu Feedback từ một cuộn phụ. Nếu thiết kế được thì nó có ưu điểm là công suất tiêu tán khá nhỏ, thiết bị cũng gọn. Cải tiến chút nữa có thể kiểm tra được khả năng chịu áp một chiều.
                Kỳ này tôi thấy dân ta khá rộn ràng với nguồn xung, hy vọng có người nhận thiết kế!

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi socnau Xem bài viết
                  Tôi đang thiết kế một thiết bị thử nghiệm (test) aptomat và chống giật.
                  Yêu cầu : Thử nghiệm được aptomat 1, 3 pha từ 6-100A. test được chống giật với dòng rò 15-500mA.
                  Tôi sử dụng 01 biến áp 380vac/30vdc/10kva có bộ chuyển mạch để thử từng loại aptomat.
                  Sử dụng điện trở và biến trở để tạo dòng rò thử nghiệm chống giật RCCB
                  Đã chế tạo xong các phần trên, tuy nhiên tôi đang chưa biết thiết kế tải giả (Rt) để thử như thế nào, cần tải chịu được dòng 300A. Tôi định sử dụng bằng dung dịch nước muối ăn NaCl, nhưng chế tạo cũng phức tạp mà ghét nhất là nó giải phóng Clo rất độc.
                  Có ai có phương án khả thi không? Dùng biến áp điều chỉnh khe hở từ, hay dùng triac đốt nóng vòng chập... làm thế nào để điều khiển mềm (vô cấp từ 6-300A)
                  Xin chỉ giáo.
                  bạn có thể dùng 2 mạch từ của ổn áp (biến thế tự ngẩu) :
                  -mạch từ 1 : đấu theo kiểu cho ngỏ vào =220v , ngỏ ra khi thay đổi chổi quét cho điện thế 140v ~240v
                  mạch từ thứ hai lấy diện thế 140v~240v của mạch từ 1 phần thứ cấp thì bạn dùng dây có đường kính thích hợp chỉ quấn 1 hoặc 2 vòng khi đoản mạch sẽ có cường độ bạn yêu cầu 6~300A

                  Comment


                  • #10
                    các bạn tìm mua một máy hàn bấm sửa lại chút đỉnh lá có một máy tạo dòng lên đến cả nghìn amp, tha hồ mà thử, ngoài ra tham khảo thêm các mạch khuếch đại từ để có thể điều chỉnh tuyến tính dòng điện lớn rẻ tiền.
                    xem bản vẽ thiết kế máy hàn của bọn mỹ nhật sẽ có đáp án tốt.
                    mình bỏ lâu rồi không đụng đến chứ nếu rảnh sẽ tìm ra các bản vẽ schematic của máy hàn dùng khuyếch đại từ cho các bạn.

                    Comment


                    • #11
                      Thử đến 100A thì thiết bị thử khá đơn giản. Các thiết bị dòng nhỏ 0... 20A anh thử ở điện áp cao, cỡ 10 V. Thiết bị dòng lớn 20...100A thử ở điện áp thấp cỡ 2, 3 V. Biến thế Variac loại thông dụng cấp điện cho một bộ biến áp cách ly 220/10/2V công suất 250VA là đủ dùng.

                      Anh không cần tải gì cả. Cứ nối 2 đầu dây ra của biến áp cách ly trực tiếp với 2 đầu tiếp điểm của CB. Coi như đấu ngắn mạch. Tăng dần điện áp Variac lên và theo dõi dòng.
                      Attached Files
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • #12
                        Bac nào có tài liệu về cấu tạo của aptomat không? Chỉ cho tôi với!
                        Vd nếu tôi có hệ thống có tải là 2200 thì chọn aptomat là bao nhiêu vậy

                        Comment


                        • #13
                          Áp tô mát hiện giờ có 3 loại. một loại chỉ cắt theo từ(cắt nhanh), một loại cắt theo nhiệt (có thời gian) và một loại có đầy đủ 2 tính năng trên. để chọn áp tô mát thì cần phải biết mục đích bạn bảo vệ cái gì? đường dây hay động cơ hay lò sấy. với động cơ thì chủ yếu phải kể đến hệ số khởi động của động cơ với loại áp tô mát cắt nhanh. còn tải thuần trở thì tính theo dòng và có hệ số an toàn 1,2 là được rồi.

                          Comment


                          • #14
                            Thành viên chính thức của bõ mà cũng hỏi câu này sao

                            Comment


                            • #15
                              Kiến thức là vô tận
                              có thể những cái mà thằng trẻ con nó biết nhưng mình không biết!
                              Đừng nên đánh giá cấp bậc trong tri thức nhé ban!
                              Có những nhà bác học nhưng vẫn phải học hỏi những điều sơ đẳng đó thôi!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              socnau Tìm hiểu thêm về socnau

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X