Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tl494

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tl494

    Chào mọi người, em đang làm về mạch dùng TL494. Em xem sơ đồ khối và datasheet của TL494 nhưng không hiểu khối error amp nó hoạt động như thế nào. Phải đưa điện áp đầu ra phản hồi về chân 1 với Vref về chân 2 qua các phân áp để chúng bằng nhau hay sao a.
    Điện áp đầu ra của bộ khuếch đại lỗi phụ thuộc như thế nào vào 2 đầu vào ạ.
    Em mới học điện tử nen nhờ các anh giúp ạ
    Attached Files

  • #2
    Hệ thống hồi tiếp để mạch ổn áp tương đối khá phức tạp về lý thuyết. TL494 là loại hồi tiếp áp do đó phải dùng dạng hỏi tiếp bù trừ bậc 3 đề mạch ổn định. Em coi một vài clip này để có khái niệm.

    https://www.youtube.com/watch?v=-MbwePBRsvM&t=42s

    https://www.youtube.com/watch?v=O0SyFYG94Ws&t=550s

    Comment


    • #3
      2 clip này của anh em đều coi rồi ạ. Ý em ở đây muốn hỏi, nó sẽ làm thế nào để tạo được độ rộng xung như mong muốn??

      Theo em tìm hiểu được: ban đầu điện áp ra bằng 0 = điện áp chân 1 bé hơn điện áp chân 2, khi đó điện áp đầu ra của E_A là 0, độ rộng xung sẽ là lớn nhất. Sau đó, điện áp ra được phản hồi về chân 1, E-A sẽ tự động điều chỉnh đầu ra của nó sao cho 2 đầu vào ( điện áp ở chân 1 và chân 2 ) bằng nhau.
      Khi đó, độ rộng xung sẽ được giữ nguyên để ổn định đàu ra.

      Có đúng như thế này không ạ

      Comment


      • #4
        1) Mach hỏi tiếp sẽ chia ập xuống và đưa về chân ẩm (-). 2) Cặp trở chia ap phải tạo ra điện áp ở chân - bằng với chân +. Giả sử Vref vào chân + là 2.5V và áp tải là 12V, R1 va R2 là cấp trở chia áp từ 12V. Nếu R2 = 2.5K thì R1 sẽ là 9.5K.

        3) Dùng mạch Buck để giải thích sẽ dễ hiểu hơn. Độ rộng xung D = Vo / Vin = VE/A / VRAMP. Nếu Vin = 30V, Vo=12V thì D = 12V/30V = 0.4. VRAMP là điện áp tam giác xung ở chân CT. Nếu VRAMP = 3V, D = 0.4 thì V(E/A) = 3V*0.4 = 1.2V. V(E/A) là điện áp ra ở con Error Amplifier hồi tiếp

        Comment


        • #5
          Anh ơi,

          1. Trong các tài liệu em xem được về TL494 thì người ta phân áp ra tải về chân + , Vref về chân - ạ, em cũng thắc mắc là khi em đọc về E-A thì nó lại ngược lại. Không biết có khác nhau không a ??

          2. Có phải mục đích của con E-A là so sánh sự khác nhau điện áp giữa 2 chân + và - rồi khuếch đại đầu ra của nó => thay đổi độ rộng xung => thay đổi áp ra tải => thay đổi áp ở chân + đến khi áp ở chân + và - bằng nhau thì sẽ ổn định áp đầu ra không ạ.

          3. Tại sao D=VE-A/ Vramp ạ. em không hiểu chỗ này lắm.

          Em đã đọc khá nhiều về con TL494 mà vẫn chưa hiểu lắm. Mong anh giúp em ạ

          Comment


          • #6
            Hội tiếp có hai dạng hồi tiếp âm và hồi tiếp dương. Khí êm lên cao học qua lớp về hệ thống điều khiển tự động thì sẽ hiểu nhiều hơn. Nguồn xung muốn ổn định phải dùng hồi tiếp âm. Hôm nào có dịp tôi sẽ làm clip nầy. Khi tải đang ở trạng thái cố định nào đó thì mạch ổn định. Nêu tải tức thời tăng đột ngột, thì áp có khuynh hướng trút xuống. Hệ hồi tiếp nhận đuoc tín hiệu áp xụp và sẽ phản ứng ngược lại bằng cách nâng chu kỳ lên để tăng áp lại. Đó là hội tiếp am.

            Comment


            • #7
              Em coi đề tài nầy phương trình (16) có nói về sự liên hệ giữa D và Vramp với Ve/a

              https://www.ti.com/seclit/ml/slup340/slup340.pdf

              Comment


              • #8
                Cách hồi tiếp của TL494 lại đưa áp vào chân + không giống như những con IC khác (UC3525). Có thể là do bên trong con Error Amplifier được cấu trúc theo dạng khác.

                Comment


                • #9
                  Dạ để em tìm hiểu thêm.
                  Cảm ơn bác nhiều

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  taondang Tìm hiểu thêm về taondang

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X