Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp mạch sạc acquy với nguồn xung.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cần giúp mạch sạc acquy với nguồn xung.

    Chào mọi người, mình có một cái mạch nguồn xung 15v 10a. bây giờ mình muốn làm một cái mạch ổn dòng để sạc cho acquy 12v40ah thì phải làm sao ạ, thank mọi người.
    Mình muốn ổn dòng cho nó sạc tầm 4ampe .

  • #2
    Nếu bạn chỉ có mục đích là sạc thì mua cái mạch sạc có chỉnh dòng và tự ngắt nhưng chi phí cũng khá cao.
    Rẻ hơn thì mua cái module ổn áp XL4015 có chỉnh dòng, chỉnh áp ra là 13,8V và dòng max 4A. Mạch ko tự ngắt nhưng khi acquy đầy thì dòng ~0A nên coi như tự ngắt. Càng sạc thì dòng càng nhỏ dần nên thời gian sạc lâu hơn bình thường.
    http://linhkiencaugiay.com/san-pham/...-pin-lion.html
    https://icdayroi.com/giam-ap-5a-xl4005-co-chinh-dong
    Tuy nhiên cách này yêu cầu chỉnh nguồn ra của nguồn chính lên khoảng 16V (vì chênh áp vào - ra trên mỗi mạch phải ít nhất 2V).
    Nếu muốn rút ngắn thời gian sạc thì chỉnh áp của nguồn lên max và áp sau mạch XL4015 cũng lên max, khi đó mạch chỉ hạn dòng nên sẽ ko bị nhỏ dần đi, nhưng nhớ chủ động ngắt sạc khi đầy.
    Cách thứ 3 đơn giản và rẻ nhất: mua 2 con trở công suất 2 ohm/10W ghép song song ta được trở 1 ohm/20W, mắc chúng nối tiếp với acquy -> dòng sạc max khi acquy hết điện (còn 10,8V) là (15 - 10,8) / 1 = 4,2A, trừ hao phí trên dây dẫn và nội trở của acquy thì dòng cũng xấp xỉ 4A nhưng dòng sạc nhỏ dần nên phải sạc trong khoảng 16 tiếng mới đầy (và cũng ko tự ngắt nhé, nếu muốn thì chỉnh áp xuống 13,8V, dùng 2 trở 1,5 ohm/10W mắc song song nối nối tiếp với acquy, sạc khoảng 20 tiếng, lúc đầy dòng ~0A coi như tự ngắt).

    Comment


    • #3
      Mình kiếm được cái module này luôn không biết có đúng không. mình cần sạc lâu cũng được, vậy ví dụ chỉnh áp là 13.8, dòng 4a thì tức lúc sạc áp nó ghim hẳn 13,8 còn dòng từ 4a đi về 0 phải không ạ. mình cảm ơn

      Comment


      • #4
        dùng mạch này làm gì bạn. chỉnh trực tiếp trên mạch nguồn xung của bạn về 13.8 là ok mà. ngưỡng đầy bình acquy là 13.8 nên ko sợ quá áp sạc.

        Comment


        • #5
          Muốn giới hạn dòng ra max <4A thì dùng 1 con trở sunt, thuật toán , mosfet và mấy con trở là xong. chắc khoảng 20k

          Comment


          • #6
            mạch như thế nào bạn chỉ mình với, bình acquy của mình luôn luôn gắn vào bộ sạc nên mình cần bộ ổn dòng và tự ngắt luôn, hiện tại mình chỉ có bộ nguồn xung 15v10a thôi.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi 0981906903 Xem bài viết
              Mình kiếm được cái module này luôn không biết có đúng không. mình cần sạc lâu cũng được, vậy ví dụ chỉnh áp là 13.8, dòng 4a thì tức lúc sạc áp nó ghim hẳn 13,8 còn dòng từ 4a đi về 0 phải không ạ. mình cảm ơn
              Chính xác!
              Và nếu ko nhầm thì cái mạch của bạn chính là cái module mà mình đưa link ở trên, bạn có thể tự ráp hoặc mua.

              Comment


              • #8
                Mình cảm ơn trthnguyen nhiều, nhân tiện với cái sơ đồ thì nó ổn dòng như nào bạn giải thích mình với, ví dụ lúc acquy yếu nó ăn dòng cao hơn mình set thì như nào nhỉ

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi 0981906903 Xem bài viết
                  Mình cảm ơn trthnguyen nhiều, nhân tiện với cái sơ đồ thì nó ổn dòng như nào bạn giải thích mình với, ví dụ lúc acquy yếu nó ăn dòng cao hơn mình set thì như nào nhỉ
                  Đơn giản thôi bạn:
                  LM317 cùng với R 680 ohm và 220 ohm ổn áp khoảng 5,1V (đáng lẽ dùng 1 con 7805 thì gọn hơn).
                  Cầu phân áp R 18k ohm + VR 1k ohm đưa áp 0V - 0,27V vào chân IN- của LM358.
                  Tải không được nối trực tiếp với GND mà qua trở shunt 0,05 ohm. Khi có tải thì trên shunt xuất hiện điện áp báo về chân IN+ của LM358, nếu điện áp báo về lớn hơn IN- thì chân 1 LM358 được treo lên mức cao (5,1V) -> nó chạy qua LED đỏ rồi chia 2 đường: 1 là qua R 330 ohm xuống GND làm LED sáng (báo hiệu đang chạy ở chế độ hạn dòng), 2 là vào chân 2 XL4015 làm cho duty cylce của XL4015 giảm xuống nên nguồn ra giảm xuống và dòng được ghim lại. Dòng chỉ được hạn khi LM358 có IN+ > IN-, do đó VR 1k ohm dùng để chỉnh độ lớn của sự hạn dòng, càng chỉnh về gần GND thì IN- càng gần 0V nên dòng ra max càng giảm và ngược lại thì càng tăng (tối đa là IN-max/Rshunt = 0,27/0,05 = 5,4A nhưng chỉ được khoảng 5A do bên trong XL4015 có mạch hạn dòng 5A).
                  Cách sét dòng đơn giản là bạn nối ampe kế trực tiếp vào 2 đầu nguồn ra (yên tâm vì đã có hạn dòng, các nguồn không có hạn dòng thì không được làm như vậy), chỉnh biến trở để đồng hồ chỉ 4A là xong.

                  Comment


                  • #10
                    mình hiểu qua rồi, là đang để ở 13,8v và 4 ampe thì gắn acquy vào (acquy còn khoảng 11v) thì dòng nó sẽ ghim chổ 4ampe còn áp sẽ tụt xuống, sau một khoảng thời gian thì dòng giảm, áp tăng lên phải ko ạ.
                    vậy ra mình cần thêm một mạch tự ngắt nữa là có thể găm cố đinh acquy luôn.
                    cảm ơn bạn .

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi 0981906903 Xem bài viết
                      mình hiểu qua rồi, là đang để ở 13,8v và 4 ampe thì gắn acquy vào (acquy còn khoảng 11v) thì dòng nó sẽ ghim chổ 4ampe còn áp sẽ tụt xuống, sau một khoảng thời gian thì dòng giảm, áp tăng lên phải ko ạ.
                      vậy ra mình cần thêm một mạch tự ngắt nữa là có thể găm cố đinh acquy luôn.
                      cảm ơn bạn .
                      Chính xác!
                      Cần gì tự ngắt bạn, chỉnh áp ở 13,8V thì khi đầy coi như acquy tự ngắt rồi còn gì (lúc đó dòng sạc ~0A, mà 0A tương đương với việc chẳng có gì gắn vào sạc cả).

                      Comment


                      • #12
                        vấn đề là cái bình acquy của mình sẽ cắm online cả năm như vậy, acquy là loại acquy khô, không biết nếu ko ngắt nguồn ra khi acquy sạc xong thì có vấn đề gì không bạn, nếu vậy mình sẽ mua module về test sạc, sau đó mình tích hợp luôn bộ nguồn của mình.

                        Comment


                        • #13
                          Bình điện có 2 trạng thái đầy
                          - Trạng thái đầy ổn định với điện áp đâu đó giữa 12,6 - 12,7 VDC; có thể thay đổi chút nữa tuỳ theo nhiệt độ và cấu tạo bản cực.
                          - Trạng thái đầy kích thích với điện áp 13,8 tới gần 14 VDC
                          Tất cả các giá trị trên đều đo khi không có dòng nạp/xả.

                          Duy trì điện áp 13,8 VDC giữa 2 cực bình điện lâu dài khiến nó ở trạng thái kích thích liên tục, dù không có dòng nạp, vẫn ảnh hưởng tuổi thọ bình : hao (do bay hơi) dung dịch, rỗ bản cực.

                          Theo vài nguồn tài liêu, bình điện dùng cho viễn thông phải duy trì đầy liên tục, thường duy trì điện áp thả nổi không quá 13,2 - 13,3 VDC (kiểu float charge). Hoặc đơn giản là cắt hẳn điện áp đặt lên 2 cực rồi định kỳ sẽ nạp lại với dòng nhỏ (kiểu trickle charge).

                          Tất nhiên khi nạp thì điện áp đặt lên 2 cực có thể lên tới 15 - 16V nhưng khi đã đầy rồi thì duy trì áp thả nổi cao là phá bình. Muốn làm DC-UPS thì cũng phải biết cách, thêm mạch bảo vệ các kiểu chứ không đơn giản như thế. Chỉ cần mỗi 1 cái nguồn tổ ong và 1 bình điện đấu dây lại đã thành DC-UPS ? đời không như mơ.
                          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                          Comment


                          • #14
                            cảm ơn bqviet, bạn có thể cho mình xin ý kiến về các mạch đó được không, mình đang làm đề tài này mà còn vướng nhiều thứ quá, mình tính dùng thêm một mạch để tự ngắt và tự sạc nữa thì như thế nào ạ.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                              Bình điện có 2 trạng thái đầy
                              - Trạng thái đầy ổn định với điện áp đâu đó giữa 12,6 - 12,7 VDC; có thể thay đổi chút nữa tuỳ theo nhiệt độ và cấu tạo bản cực.
                              - Trạng thái đầy kích thích với điện áp 13,8 tới gần 14 VDC
                              Tất cả các giá trị trên đều đo khi không có dòng nạp/xả.

                              Duy trì điện áp 13,8 VDC giữa 2 cực bình điện lâu dài khiến nó ở trạng thái kích thích liên tục, dù không có dòng nạp, vẫn ảnh hưởng tuổi thọ bình : hao (do bay hơi) dung dịch, rỗ bản cực.

                              Theo vài nguồn tài liêu, bình điện dùng cho viễn thông phải duy trì đầy liên tục, thường duy trì điện áp thả nổi không quá 13,2 - 13,3 VDC (kiểu float charge). Hoặc đơn giản là cắt hẳn điện áp đặt lên 2 cực rồi định kỳ sẽ nạp lại với dòng nhỏ (kiểu trickle charge).

                              Tất nhiên khi nạp thì điện áp đặt lên 2 cực có thể lên tới 15 - 16V nhưng khi đã đầy rồi thì duy trì áp thả nổi cao là phá bình. Muốn làm DC-UPS thì cũng phải biết cách, thêm mạch bảo vệ các kiểu chứ không đơn giản như thế. Chỉ cần mỗi 1 cái nguồn tổ ong và 1 bình điện đấu dây lại đã thành DC-UPS ? đời không như mơ.
                              Vậy chỉnh áp sạc là 13,2V thì chắc là được nhỉ? (tất nhiên nó ko phải là cách hoàn hảo nhất nhưng đơn giản nhất).

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              0981906903 Tìm hiểu thêm về 0981906903

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X