Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nối cơm điện nhật nội địa cắm nhầm điện 220v

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Sau khi nối lại cầu chì phụ, thay znr 221, tình hình đã chạy được. Nước nóng, máy bơm hoạt động bình thường.
    Tuy nhiên, màn hình LCD không hoạt động, và đặc biệt tất cả các đèn báo đều sáng.
    Nguồn vẫn ok. Mong bác Tâm giúp đỡ thêm. Thanks bác.

    Comment


    • #17
      Bác kiểm tra kỹ các linh kiện liên quan đến đường AC dẫn đến phần nguồn. Kiểm tra các dây dẫn lên mặt điều khiển và áp cấp cho mạch điều khiển có đủ không. Chú ý xem có con trở cầu chì nào bị đứt không (trở có trị số nhỏ cỡ 1 Ohm có tác dụng như cầu chì). Xem có con IC ổn áp họ 7805 nào không, áp vào/ra là bao nhiêu ?
      Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
      Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
        Bác kiểm tra kỹ các linh kiện liên quan đến đường AC dẫn đến phần nguồn. Kiểm tra các dây dẫn lên mặt điều khiển và áp cấp cho mạch điều khiển có đủ không. Chú ý xem có con trở cầu chì nào bị đứt không (trở có trị số nhỏ cỡ 1 Ohm có tác dụng như cầu chì). Xem có con IC ổn áp họ 7805 nào không, áp vào/ra là bao nhiêu ?
        bác hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi từ 110 sang 220 được không tôi chuyển các nguồn cấp trước 5v 25v ok rồi nguồn 3v giờ thành 4v nguồn 2v giờ thành 3v tôi hạ áp bằng trở cuộn dây tôi tách làm đôi mắc nối tiếp nhưng không quấn lại giờ cứ cắm điện 220 là nổ cầu chì các tụ xoay chiều tôi đã thay hết bằng tụ trong bếp từ con cong xuất và cầu cũng lấy từ bếp từ sang .tháo cuộn dây ra thì không sao cứ nắp cuộn dây vào là nổ cầu chì
        Tettsu

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi tettsujp Xem bài viết
          bác hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi từ 110 sang 220 được không tôi chuyển các nguồn cấp trước 5v 25v ok rồi nguồn 3v giờ thành 4v nguồn 2v giờ thành 3v tôi hạ áp bằng trở cuộn dây tôi tách làm đôi mắc nối tiếp nhưng không quấn lại giờ cứ cắm điện 220 là nổ cầu chì các tụ xoay chiều tôi đã thay hết bằng tụ trong bếp từ con cong xuất và cầu cũng lấy từ bếp từ sang .tháo cuộn dây ra thì không sao cứ nắp cuộn dây vào là nổ cầu chì
          Ý bác nói là chuyển nồi cơm IH ? Phần nguồn nuôi bo mạch bác đã chuyển như thế nào ? Sau khi chuyển thì các mức nguồn phải không đổi thì mới được.
          Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
          Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
            Ý bác nói là chuyển nồi cơm IH ? Phần nguồn nuôi bo mạch bác đã chuyển như thế nào ? Sau khi chuyển thì các mức nguồn phải không đổi thì mới được.
            sau khi chuyển những mức nguồn đã ổn dịnh tôi dùng trở hạ áp và dùng diode on áp để giũ các mức nguồn 1 chiều ổn định còn dòng thì tôi không có ampe kế lên không kiểm tra được lúc nồi chạy 110 tôi đo lại các mức nguồn rồi chỉnh lại khi chạy 220v
            Tettsu

            Comment


            • #21
              Bác nói khó hiểu quá ! nồi của bác là hãng nào ? Thông thường các nồi IH dùng nguồn xung để hạ áp cấp cho mạch điều khiển (nguồn không cách li). Bác phải thay tụ lọc nguồn chịu điện áp cao hơn (10uF/400V), bên hạ áp giữ nguyên. Mạch thường có 2 mức nguồn chính là 20VDC và 5VDC, sau khi chuyển mà nó ổn định là được (không phải đấu thêm trở và diode ổn áp đâu). Bác chụp lấy cái ảnh khu vực nguồn đó, nhìn dễ nói hơn !
              Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
              Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

              Comment


              • #22
                cái nồi của tôi là nồi tiger nó không co biến áp cấp trước mà lấy tụ và trở .tôi tháo con công suất ra nó chết rồi hiện tôi lắp con cũ lại trả các nguồn về ban đầu mấy con tụ mới lắp để nguyên vậy cho chạy 110 vẫn ok cái này nguồn 25v lấy bằng cách nắn lọc rồi đưa vào ic ổn áp rồi đưa ra nguồn này .nguồn 5v lấy bằng cách lấy từ cuộn dây qua con trở lấy ra nguồn này
                Attached Files
                Last edited by tettsujp; 28-08-2012, 05:30.
                Tettsu

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                  Bác nói khó hiểu quá ! nồi của bác là hãng nào ? Thông thường các nồi IH dùng nguồn xung để hạ áp cấp cho mạch điều khiển (nguồn không cách li). Bác phải thay tụ lọc nguồn chịu điện áp cao hơn (10uF/400V), bên hạ áp giữ nguyên. Mạch thường có 2 mức nguồn chính là 20VDC và 5VDC, sau khi chuyển mà nó ổn định là được (không phải đấu thêm trở và diode ổn áp đâu). Bác chụp lấy cái ảnh khu vực nguồn đó, nhìn dễ nói hơn !
                  bác Tâm ơi tôi đã đốt hết 2 con công suất rồi giờ tôi tháo con công suất ra lắp trơ và ổn áp để duy trì các mức nguồn lắp cuôn dây vao rồi cắm vào 220tôi bật nồi rồi đo Vge được 4v quat quay 1 nhát rồi ngưng áp cũng về 0v luôn. vậy có phải là cac mức nguồn khác đã ổn rồi không tôi đoán chỉ còn phần công suất thôi nữa không biết có đúng không . mong bác chỉ giáo thếm
                  xin chân thành cám ơn bác
                  Tettsu

                  Comment


                  • #24
                    Ảnh bác chụp mờ quá nên không nhìn rõ linh kiện, đành phán theo kinh nghiệm vậy !
                    Trước hết bác phải chuyển được phần cấp nguồn cho bo mạch. Phần nguồn này thường có tụ lọc nguồn 10-22uF/160V, âm nối chung với âm của cầu nắn, dương nối với diode nắn và trở hạn dòng đến nguồn AC. Bác thay tụ này lên 10uF/400V, khi cắm 220V thì đo áp trên tụ được 300VDC là ổn. Mạch hạ áp hay dùng IC họ MIPxxx hay một bo mạch nhỏ cỡ ngón tay cái để hạ từ 300V xuống 20VDC (bằng điện áp ghi trên quạt giải nhiệt). Từ 20V này lại qua các mạch ổn áp tuyến tính dùng BJT hay IC ổn áp để cấp cho mạch. Trong mạch hạ áp có một cuộn L phải quấn lại với số vòng tăng lên 1,5 lần (cỡ dây nhỏ hơn). Sau khi chuyển xong, cắm điện 220V mà áp đo trên tụ lọc nguồn gần IC lái IGBT đạt 20V là được.
                    Nếu nồi của bác hạ áp bằng trở và ghim bằng diode ổn áp thì chỉ cần tăng trở này lên gấp 2 lần là được, công suất trở cũng phải lớn hơn nhé.
                    Sau khi phần nguồn ổn rồi thì chỉnh trở bảo vệ quá áp lên 2 lần để nồi không báo lỗi. Mạch này cơ bản gồm 1 mạch phân áp bằng điện trở, chặn bằng một con diode ổn áp rồi đưa vào chân B của BJT. Khi áp cao quá làm Đz dẫn, BJT dẫn làm mất xung đưa ra cực G của IGBT.... (còn nữa).
                    Attached Files
                    Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                    Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                      Ảnh bác chụp mờ quá nên không nhìn rõ linh kiện, đành phán theo kinh nghiệm vậy !
                      Trước hết bác phải chuyển được phần cấp nguồn cho bo mạch. Phần nguồn này thường có tụ lọc nguồn 10-22uF/160V, âm nối chung với âm của cầu nắn, dương nối với diode nắn và trở hạn dòng đến nguồn AC. Bác thay tụ này lên 10uF/400V, khi cắm 220V thì đo áp trên tụ được 300VDC là ổn. Mạch hạ áp hay dùng IC họ MIPxxx hay một bo mạch nhỏ cỡ ngón tay cái để hạ từ 300V xuống 20VDC (bằng điện áp ghi trên quạt giải nhiệt). Từ 20V này lại qua các mạch ổn áp tuyến tính dùng BJT hay IC ổn áp để cấp cho mạch. Trong mạch hạ áp có một cuộn L phải quấn lại với số vòng tăng lên 1,5 lần (cỡ dây nhỏ hơn). Sau khi chuyển xong, cắm điện 220V mà áp đo trên tụ lọc nguồn gần IC lái IGBT đạt 20V là được.
                      Nếu nồi của bác hạ áp bằng trở và ghim bằng diode ổn áp thì chỉ cần tăng trở này lên gấp 2 lần là được, công suất trở cũng phải lớn hơn nhé.
                      Sau khi phần nguồn ổn rồi thì chỉnh trở bảo vệ quá áp lên 2 lần để nồi không báo lỗi. Mạch này cơ bản gồm 1 mạch phân áp bằng điện trở, chặn bằng một con diode ổn áp rồi đưa vào chân B của BJT. Khi áp cao quá làm Đz dẫn, BJT dẫn làm mất xung đưa ra cực G của IGBT.... (còn nữa).
                      mấy con trở bác dánh dấu ?? đó là trở 75K điện áp cấp cho ic lái đo tại chân tu lọc được 20v .tất cả những mạch nguồn cấp trước tôi đã cắt mạch và thay vào vết cắt đó bằng 1 con trở 220k rồi đo sau con trở đó khi nào chỉnh thanh 110v thì thôi con trở bảo vệ quá áp đó tôi chưa thay để tôi thay thử xem thế nào . phần còn lại mong bác hướng dẫn tiếp
                      xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình của bác
                      xin chân thành cám ơn!
                      Tettsu

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi tettsujp Xem bài viết
                        mấy con trở bác dánh dấu ?? đó là trở 75K điện áp cấp cho ic lái đo tại chân tu lọc được 20v .tất cả những mạch nguồn cấp trước tôi đã cắt mạch và thay vào vết cắt đó bằng 1 con trở 220k rồi đo sau con trở đó khi nào chỉnh thanh 110v thì thôi con trở bảo vệ quá áp đó tôi chưa thay để tôi thay thử xem thế nào . phần còn lại mong bác hướng dẫn tiếp
                        xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình của bác
                        xin chân thành cám ơn!
                        đây là ảnh mới của em nó tôi đã tháo 2 con tụ ra cho rễ nhìn rồi .
                        mong nhận được sự giúp đỡ của bác
                        xin chân thành cám ơn!
                        Attached Files
                        Tettsu

                        Comment


                        • #27
                          Vậy còn chỗ tôi ghi Nguồn ? là gì vậy, có phải là phần mạch để hạ lấy 20V nuôi mạch không ?
                          Hai con trở 75K song song nằm ngang nhau đó là trở xả áp trên tụ C1, C2 khi rút phích điện, bác cứ thay bằng 150K.
                          Còn con 75K (cạnh con 220K) là con báo có điện lưới, khi cắm điện thì dòng qua con trở này làm đóng một con tranzito báo về và cho phép bo điều khiển nhận lệnh từ các phím bấm. Bác cứ thay bằng 150K, với nguyên lí đơn giản là áp tăng 2 lần thì trở tăng 2 lần để dòng không đổi. Con 220K bắt buộc phải thay thành 440K đến 470K để nồi không báo lỗi. Nếu bác cắt mạch rồi chỉnh bằng biến trở thì phải lấy mốc là 140V-150V (chứ không phải là 110) vì đây là các áp một chiều có tụ lọc nên điện áp đỉnh là 150V.
                          Lưu ý là trong mạch chỉ có chỗ nào là áp một chiều thì mình mới đo được. Các chỗ là tín hiệu dạng xung thì không đo được đâu, ví dụ như xung từ chân C của IGBT đưa về hay xung tại chân G của IGBT bác đo được 4V thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Cái này phải quan sát trên máy hiện sóng mới rõ được, mình không có máy hiện sóng nên đành chịu nướng mấy con IGBT vậy.
                          Sau khi phần cấp nguồn ổn rồi, phần bảo vệ đã chỉnh lại để nó "chấp nhận" chạy ở 220V rồi (cắm 220V nó báo chờ sẵn sàng hoạt động như nguyên bản 100V) thì tôi sẽ hướng dẫn chỉnh đến phần công suất.
                          Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                          Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                          Comment


                          • #28
                            Cái ảnh sau mình nhìn rõ rồi, vậy bác chỉ cần thay bằng con tụ 10uF/400V và quấn lại cái cuộn L là xong phần cấp nguồn. Nếu trên đỉnh cuộn L nó ghi trị số là 821 hay 122 thì bác thay bằng cuộn ghi 152 là xong.
                            Attached Files
                            Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                            Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                              Cái ảnh sau mình nhìn rõ rồi, vậy bác chỉ cần thay bằng con tụ 10uF/400V và quấn lại cái cuộn L là xong phần cấp nguồn. Nếu trên đỉnh cuộn L nó ghi trị số là 821 hay 122 thì bác thay bằng cuộn ghi 152 là xong.
                              vâng chỗ bác ghi nguồn đó là bo nguồn cho ra nguồn 20v cuộn cảm đó ghi ở trên là 102 . bác cho tôi hỏi khi mọi mức nguồn đã ổn ta có thể chọn chế độ trước khi bấm nút nấu phải không . để tôi làm tiếp rồi báo lại cho bác
                              xin chân thành cám ơn!
                              Tettsu

                              Comment


                              • #30
                                Đúng vậy, sau khi chuyển mà nguồn 20V ổn là được, các nguồn thấp hơn đều hạ từ nguồn này nên không cần quan tâm đến đâu. Bác đừng vội lắp cuộn dây mâm từ vào vội nhé kẻo lại có món sò nướng !
                                Phần nguồn xong rồi thì các nút bấm chọn chế độ bình thường, bác lắp cái bóng 220V vào vị trí mâm từ rồi bấm nút bắt đầu nấu, thấy đèn lóe lên rồi nồi báo lỗi là được. Bác cứ làm đến đây đã nhé, phần sau khó hơn chút nên phải rất bình tĩnh mới được.
                                Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                                Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                huu_mecpro Tìm hiểu thêm về huu_mecpro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X