Thông báo

Collapse
No announcement yet.

chưa biết gì về điện tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • chưa biết gì về điện tử

    em là sinh viên năm nhất nghành điện tử nhưng chưa biết gì về điện tử rất mong được sự giúp đỡ của các anh chị .Để thực hành làm các mạch điên tử thì phải cần những dụng cụ gì .cảm ơn các anh chị
    nothing impossible

  • #2
    Trước tiên bạn cần 1 cái đồng hồ VOM,cài phần mềm orcad hay protus để vẽ và mô phỏng mạch.Ngoài ra bạn phải sắm bộ đồ nghề làm mạch.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi robokit Xem bài viết
      Trước tiên bạn cần 1 cái đồng hồ VOM,cài phần mềm orcad hay protus để vẽ và mô phỏng mạch.Ngoài ra bạn phải sắm bộ đồ nghề làm mạch.
      Một cái mỏ hàn "dùng được" + thiếc hàn + nhựa thông (hay sáp hàn) + vài bo mạch cũ để tập tháo ráp là hành trang không thể thiếu của "newbie" ngoài những thứ anh robokit nói trên.

      Lan Hương cũng bắt đầu "y" như vậy đó ...

      Thân ái.

      Lan Hương.

      Comment


      • #4
        sau khi đã có một sô dụng cụ tối thiểu như trên rồi,việc thực hành đầu tiên là tự lắp ráp 1 bộ nguồn đôi,điều chỉnh được từ khoảng 2 vdc lên tới 24 vdc,cường độ khoảng 2 A.
        rồi lấy cái nguồn này gắn vào cái motor cho nó quay...v..v
        các mạch điện tử đều cần có nguồn cấp điện cho nó,như vậy là bạn có thể sẵn sàng học rồi đó.
        chúc bạn mau tiến bộ trong học tập

        Comment


        • #5
          cho em hỏi cái anh robotech, em có lắp một mạch nguồn gồm có 1 chỉnh lưu cầu và 1 tụ lọc 1000 micro F, 6.3V, lúc em cho điện 3V hay 6V đi qua thì thấy rất tốt, nhưng khi em cho điện 9V, 12V đi qua thì tụ rất nóng và nổ luôn, sau nó em lại thay một con tụ khác cũng giống y chóc như vậy thì con này cũng ko chịu nổi, may mà em thấy nó nóng quá nên gỡ ra ngay(đít nó căng phồng sắp nổ rồi, hên thật) và thay vào đó con tụ 1000 micro F, 16V thì lại hoạt động rất tốt. không biết số vôn trên nó có ý nghĩa sao nhỉ, cái này ông thầy em ko có dạy, nhờ anh chỉ giúp. Cám ơn anh

          Comment


          • #6
            chỉ số ghi trên tụ là điện áp cưc đại mà nó chịu được khi bạn gắn tu 6.3V mà điện áp vào 9V đi qua thì tất nhiên sao nó chịu được.Có gì bạn nên làm thử cái mạch tạo dòng DC ổn định cũng hay lắm đó.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi blue_sky16 Xem bài viết
              cho em hỏi cái anh robotech, em có lắp một mạch nguồn gồm có 1 chỉnh lưu cầu và 1 tụ lọc 1000 micro F, 6.3V, lúc em cho điện 3V hay 6V đi qua thì thấy rất tốt, nhưng khi em cho điện 9V, 12V đi qua thì tụ rất nóng và nổ luôn, sau nó em lại thay một con tụ khác cũng giống y chóc như vậy thì con này cũng ko chịu nổi, may mà em thấy nó nóng quá nên gỡ ra ngay(đít nó căng phồng sắp nổ rồi, hên thật) và thay vào đó con tụ 1000 micro F, 16V thì lại hoạt động rất tốt. không biết số vôn trên nó có ý nghĩa sao nhỉ, cái này ông thầy em ko có dạy, nhờ anh chỉ giúp. Cám ơn anh
              Trị số điện áp ghi trên tụ là điện áp làm việc của nó. Nếu đưa điện áp cao hơn trị số danh định đó thì dung môi trong tụ sẽ bị phân giải mạnh --> gây nóng và "phù" --> nổ.

              Dùng tụ trong mạch phải có "khoảng cách an toàn", nghĩa là ở điện áp 10V thì dùng tụ 12V chẳng hạn. Nhưng đừng nghĩ rằng tụ càng cao WV (working Voltage) càng tốt. Vì tụ càng cao WV càng đắt và càng ... to con, nhét không vừa mạch, và không kinh tế.

              Thân ái.

              Lan Hương.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                Trị số điện áp ghi trên tụ là điện áp làm việc của nó. Nếu đưa điện áp cao hơn trị số danh định đó thì dung môi trong tụ sẽ bị phân giải mạnh --> gây nóng và "phù" --> nổ.

                Dùng tụ trong mạch phải có "khoảng cách an toàn", nghĩa là ở điện áp 10V thì dùng tụ 12V chẳng hạn. Nhưng đừng nghĩ rằng tụ càng cao WV (working Voltage) càng tốt. Vì tụ càng cao WV càng đắt và càng ... to con, nhét không vừa mạch, và không kinh tế.

                Thân ái.

                Lan Hương.
                Theo tôi được biết trên thân tụ ghi điện áp chịu đựng của nó ta có thể đọc được được điện áp thực tế làm việc của con tụ đó trong mạch điện. Ví dụ trên thân tụ ghi 16V thì nó đang làm việc ở điện áp 12V. Thường thì trong mạch điện điện áp làm việc sẽ bằng sấp sỉ = 70% điện áp ghi trên thân tụ.

                Comment


                • #9
                  quá hay. trước giờ chưa bít dt là gì hết. muốn tìm 1 khóa học để bít chút xíu mà chưa tìm thấy. anh, chị nào bít sách nào chỉ tên linh kiện với cách đo linh kiện chỉ e với. mún nghiên cứu mà tìm ko ra

                  Comment


                  • #10
                    Các bạn qua bên Ebook về mạch điện tử 2 (link dưới) để down tài liệu. Mình thấy post ở bên đó phù hợp hơn. Bạn nào có tài liệu hay thì chia sẻ với anh em nhé!

                    link: Ebook kỹ thuật điện tử

                    Comment


                    • #11
                      em năm nay lên 11. em cũng thích học điện tử nhưng cũng chỉ biết sơ sơ (chủ yếu là tự mò và qua sách vở). em chỉ biết một số linh kiện như tụ, điện trở, cuộn cảm nhưng không hiểu rõ lắm. còn mấy con transitor thì biết cách mắc và công dụng nhưng em không biết đọc số liệu của nó nên chưa ứng dụng được mà hình như ký hiệu của mấy con transitor trong mạch khác với lý thuyết trên sách vở thì phải (em cũng không chắc nữa). mong các bác chỉ giùm. thank nhìu nhìu

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      lequyen Tìm hiểu thêm về lequyen

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X