Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tác dụng của tụ C trong mạch ổn áp zenner này

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tác dụng của tụ C trong mạch ổn áp zenner này



    Anh chị nào giúp em phân tích mạch này với! Nhất là tụ C!
    Last edited by radio; 14-08-2012, 22:50.

  • #2
    Mình hỏi ngớ ngẩn quá sao nhỉ...

    Comment


    • #3
      Tụ C để san phẳng điện áp sau khi ổn áp

      Comment


      • #4
        tại sao sau khi ổn áp điện áp lại không phẳng anh thandieu86?

        Comment


        • #5
          Nó chỉ bằng phẳng khi có tụ.
          Ổn áp hoạt động trên nguyên lí thay đổi độ dẫn của một hoặc nhiều linh kiện tích cực ( transistor...) hoặc thay đổi độ rộng xung theo điện áp, dòng điện đầu vào và đầu ra của mạch ổn áp. Cái này bạn phải xem các khối cơ bản mà một mạch ổn áp cần có ( lấy mẫu, dò sai....) . Mạch luôn có một độ trễ nhất định cộng với đặc tuyến các linh kiện nên áp đầu ra nếu không có tụ lọc thì vẫn mấp mô và có thể có lẫn cả sóng hài vào đó. Nên một tụ lọc đầu ra ( hoặc 2 hay nhiều ) là cần thiết để đảm bảo áp đầu ra là bằng phẳng.

          Comment


          • #6
            Về nguyên tắc thì có tụ lọc ở lối vào (IN) rồi. Theo bạn duong_act thì sóng hài xuất hiện như thế nào ?
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #7
              Theo em tụ lọc lối vào vẫn chưa đủ để điện áp ổn định. Vẫn cần tụ lọc lối ra.
              Em đã thực hiện một mạch MCU và quên không lắp tụ đầu ra và thấy MCU hoạt động kém ổn định. Đo điện áp ra thì không chuẩn 5V ( 5.5V) . Sau khi lắp tụ thì áp ra chuẩn 5V và MCU hoạt động bình thường. Dự là do không có tụ và áp ra lẫn hài. Tuy nhiên là điện áp ngõ ra có mấp mô thì cũng thường có biên độ nhỏ nên tụ lọc ra cũng nhỏ thôi.

              Còn nguyên nhân sinh hài thì theo em giải thích như sau:
              Do quá trình phản hồi của mạch ổn áp luôn có trễ nên mạch không thể ngay lập tức cho điện áp ổn định được mà phải sau một thời gian nó mới dần ổn định ( giống như đồ thị của PID vậy ). Cái hài này thì tần số và biên độ phụ thuộc vào cấu trúc mạch ổn áp ( cũng giống như phụ thuộc vào hàm PID) nhưng thường là tần số khá cao do tốc độ lấy mẫu rất cao và trễ nhỏ.
              Còn mạch ổn áp kiểu PWM thì do mỗi khi chuyển trạng thái ON/OFF của phần tử công suất thì có sự biến thiên rất nhanh của dòng, áp . Sự biến thiên rất nhanh này thường sinh ra nhiễu có phổ rộng. Nó chính là hài lẫn vào. Mà chính xung PWM cũng là cái "hài" to nhất rồi
              Đấy là ngu kiến của em

              Comment


              • #8
                Ý bạn là giống như hiện tượng hồi tiếp dương qua nguồn. Tụ này để lọc khử hồi tiếp qua nguồn. Đồng ý với bạn là phải có tụ lọc lối ra.
                Nhưng hiện tượng lại có nguyên nhân từ Zener, nên theo bạn là do hài sinh ra từ xung.
                Tụ này thường có giá trị 104. Tôi cho rằng, nếu khử hài thì tụ nhỏ hơn cũng được .
                Thế cái "hài" đó có tần số xác định không nhỉ ?
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Trong trường hợp hài sinh ra từ xung PWM thì là rõ rồi.
                  Còn với Zener em giải thích như sau :
                  Do điện áp Vin dù có lọc thế nào đi nữa cũng không thể là một hàm const. Cộng với dòng điện qua tải cũng có thể không là const nhưng tạm bỏ qua tải để phân tích với áp Vin.
                  Bất kì một linh kiện nào khi chuyển trạng thái cũng không thể ngay lập tức chuyển được mà nó phải lân la dần dần đi qua đi lại xung quanh trạng thái mới với độ lệnh giảm dần. Khi áp Vin thay đổi thì dòng qua Zener cũng phải thay đổi tức là trạng thái của nó luôn thay đổi theo áp Vin. Áp trên nó cũng thay đổi theo áp Vin. Cái hài chính là cái "nếp nhăn" khi mà điện áp nó chạy loanh quanh để đạt tới cái trạng thái xác định mới.
                  Hài thì có thể có 1 vài tần số với biên độ khác nhau hoặc cũng có thể là một dải nào đó phụ thuộc đặc tính linh kiện. Tần số của nó theo em thì xác định thường là đo kiểm một hài đặc trưng chứ việc tính toán trên lí thuyết rất khó.

                  Comment


                  • #10
                    Bạn định hướng rất tốt, nếu những trả lời của bạn là do bạn nghĩ ra thì tôi cho rằng tư duy của bạn là rất mạch lạc.
                    Nhưng theo hiểu biết của tôi, vấn đề nằm ở chỗ: Zener làm việc ở vùng đánh thủng, ở đó có một diode phân cực ngược, nên tiềm ẩn một cái varicap; đồng thời nó làm việc ở chế độ thác lũ, nên cũng tiềm ẩn một cái dạng như tunnel diode. Nên nó phát ra dao động, và tần số dao động đó là hoàn toàn có thể xác định được. Tần số này rất cao. Tôi đã từng thấy một sơ đồ tạo dao động kiểu thông số của Nga, chỉ dùng 1 điện trở và 1 diode Zener, và họ giải thích như vậy đó.
                    Tụ song song với Zener đồng thời đóng vai trò lọc thông thấp để triệt cái dao động đó, nên ngoài một tụ hóa người ta vẫn dùng thêm một tụ gốm hay tụ mica, đặc biệt với các mạch làm việc ở tần số cao.
                    Do đó tôi không nghĩ đó là sóng hài.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #11
                      Thực ra thì với Zener em cũng đoán già đoán non thôi vì cũng suy từ mấy lần test xung với máy hiện sóng thấy xung của nó không hoàn toàn vuông mà khi phóng đại cái xung này lên thì sẽ thấy rõ. Còn vụ dao động của Zener thì quả thật em chưa nghĩ tới vì ít chơi với nó. Còn varical thì biết nhưng chưa được đụng lần nào

                      Comment


                      • #12
                        Ngoài lề một chút:
                        Một diode phân cực ngược luôn luôn có điện dung tiếp giáp, có giá trị được quy định bởi hằng số điện môi, độ dày và tiết diện của vùng chuyển tiếp (vùng điện tích không gian). Điện áp càng lớn thì điện dung này càng nhỏ. Varicap có giá trị điện dung xác định theo điện áp, còn diode thường thì "tùy thích".
                        Trong các hộp kênh TV, có rất nhiều varicap.
                        Khuya rồi. Chúc bạn ngủ ngon nhé.
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #13
                          Hỏi một điều mà hiểu được nhiều thứ! Cảm ơn 2 anh duong_act và HTTTTH nhé!

                          Comment


                          • #14
                            Ấy đừng khách sáo, cùng diễn đàn giúp nhau có gì đâu. Chỉ cần ấn thank là được bạn ạ

                            Comment


                            • #15
                              Em thanks bằng lời cho chân thành mà! Cho em hỏi anh duong_act là có phải nhấn thanks thì có thêm tác dụng gì ko ạ!? hihi
                              Anh có thể giải thích thêm cho em về sóng hài không ạ! Nó là những sóng tồn tại vật lý trong mạch hay chỉ là khi mình phân tích mạch thì một sóng chính đc phân tích thành các sóng hài? Khi sóng đem phân tích kia mất thì hài cũng mất?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              radio Tìm hiểu thêm về radio

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X