Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các huynh giải thích giùm đệ!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Các huynh giải thích giùm đệ!

    Đệ tính dùng con này để khuếch đại tín hiệu âm thanh để đưa ra loa. Tra trên datasheet thấy nó cho mạch luôn nhưng mà có mấy chỗ không biết. Nhờ các huynh giải thích giùm:

    - C1 và R3 là mạch loc thông cao RC : tần số cắt fc= 1/2*pi*RC
    -Các tụ C3,C5,C4,C6 là lọc nhiễu nguồn ( chắc vậy)
    - R1 và R2 xác định độ lợi của mạch khuếch đại
    -Đệ không biết:
    - C2 làm gì vậy? Hình như là lọc nhiễu phải không?
    - D1,D2 làm gì?
    - R4,C7 làm gì? Hình như chống xung ngược phải không? Nếu đúng thì các huynh giải thích giùm cách tính giá trị R4,C7 nha

    - Đệ xin đa tạ các huynh lắm lắm!!!
    Attached Files

  • #2
    Theo mình nhớ không lầm thì mạch này được ứng dụng trong mạch khuyếch đại của loa vi tính ,còn câu hòi của bạn mình xin thua . Mình có ý kiến thế này bạn phải nói rõ là bạn dùng loa có trở kháng là bao nhiêu OHM từ đó mới dễ tính ra công suất

    Comment


    • #3
      - C2 là tụ hồi tiếp âm.
      - D1 & D2 có tác dụng bảo vệ (hạn biên độ ra). Không có cũng được.
      - R4 & C7 là mạch lọc Zobel. Có tác dụng dập giao động tự kích, ổn định tổng trở ra ở dải tần cao.
      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

      Comment


      • #4
        các diode dùng chống xung ngược tạo ra do suất điện động của loa gây ra. Mấy cái còn lại bác hùng giải thích rồi.
        Công suất nhỏ bạn có thể dùng mạch nguồn đơn cũng được, hình như trong datasheet có mạch cầu dùng áp nguồn đơn, bạn sửa lại bỏ i nửa cầu đi, ngõ ra nối tiếp tụ 2200uF ra loa, sẽ dễ ứng dụng hơn. Cái này tui ráp nhiều, cách đây nhiều năm rồi, con này giá có 5-6k, chất lượng cũng tạm gọi là nghe được.
        Thân.

        Comment


        • #5
          Cái C2 nối từ lối vào đảo xuống mass qua 1 điện trở là để xác định độ khuếch đại tín hiệu xoay chiều đó bác NhàThùng ạ. Độ khuếch đại được tính bằng 20lg(R1/R2), tính bằng dB, cũng giống như trong KĐTT ấy, chứ không phải hồi tiếp âm, vì nếu giảm R2 thì nó kêu to lên mà.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #6
            @HTTTTH
            Độ khuếch đại được tính bằng 20lg(R1/R2)
            Tại sao lại là 20lg(R1/R2)????
            Cái C2 nối từ lối vào đảo xuống mass qua 1 điện trở là để xác định độ khuếch đại tín hiệu xoay chiều đó
            Nếu vậy thì nó hồi tiếp âm chứ j nữa, vì C2 càng lớn và R2 càng nhỏ
            vì nếu giảm R2 thì nó kêu to lên mà
            thì tại 1 tần số f nào đó thì hskđ càng cao, chứng tỏ là hồi tiếp âm giảm????
            Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

            Comment


            • #7
              ... về tụ C2 thì bác Hùng và bác Thanh nói đúng roài, mạch hồi tiếp âm bao gồm R1, R2 và C2... thay đổi tỉ số R1/R2 là có thể chỉnh được độ lợi khuếch đại toàn mạch, thay đổi điện dung tụ C2 ảnh hưởng đến đáp ứng tần số...

              Comment


              • #8
                Chán các chú quá, k = R1/R2 là hệ số khuếch đại tính bằng lần, còn 20lg(R1/R2) là hệ số khuếch đại tính bằng dB.
                C2 là tụ có trị số coi như nối tắt đối với tín hiệu xoay chiều cần khuếch đại. Như vậy đối với tín hiệu xoay chiều thì hệ số KĐ được xác định như trên.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Điên tử

                  cho mình hỏi có bao nhiêu loại Ác quy và đặc tính phóng, nạp của từng loại ác quy được không?

                  Comment


                  • #10
                    Vì đây là mạch khuếch đại không đảo nên đúng ra thì k = [1 + R1/R2] (lần) nhưng bỏ qua số 1 cho dễ tính.
                    Mà nói về tụ C2 đối với hồi tiếp âm thì nó đâu phải là tụ hồi tiếp? Sơ đồ hồi tiếp được vẽ như thế nào? Đầu vào hồi tiếp ở đâu, đầu ra hồi tiếp ở đâu...?
                    Định không nói nữa mà khg chịu được...
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                      Chán các chú quá, k = R1/R2 là hệ số khuếch đại tính bằng lần, còn 20lg(R1/R2) là hệ số khuếch đại tính bằng dB.
                      Cái này thì ai chả biết, nhìn vào đơn vị thất rỏ như ban ngày rồi còn j. Vấn để mình muốn hỏi là tại sao có công thức ấy. Hay là mối quan hệ giữa chúng ntn?
                      Bởi vì nếu ta có tỷ số A/B, khi chuyển qua dB thì lấy 10lg(A/B) chứ không phải là 20lg(A/B).
                      Last edited by dinhchithanh; 25-12-2007, 17:08.
                      Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi dinhchithanh Xem bài viết
                        Cái này thì ai chả biết, nhìn vào đơn vị thất rỏ như ban ngày rồi còn j. Vấn để mình muốn hỏi là tại sao có công thức ấy. Hay là mối quan hệ giữa chúng ntn?
                        Bởi vì nếu ta có tỷ số A/B, khi chuyển qua dB thì lấy 10lg(A/B) chứ không phải là 20lg(A/B).
                        ... bắt tay bác Thành một cái xem nào... độ lợi toàn mạch tính bằng công suất nên 10log(A/B) là chính xác... còn 20log(A/B) là tính độ lới về điện áp....

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                          Cái C2 nối từ lối vào đảo xuống mass qua 1 điện trở là để xác định độ khuếch đại tín hiệu xoay chiều đó bác NhàThùng ạ. Độ khuếch đại được tính bằng 20lg(R1/R2), tính bằng dB, cũng giống như trong KĐTT ấy, chứ không phải hồi tiếp âm, vì nếu giảm R2 thì nó kêu to lên mà.
                          Tính độ lợi thì để đấy đã.
                          Nhưng chắc hẳn bác cũng biết tín hiệu vào đầu đảo vào không đảo là ngược cực tính?
                          Và cũng chính bác nói: giảm R2 (đồng nghĩa với tăng tín hiệu ở đầu đảo) thì kêu to hơn?

                          Vậy tín hiệu vào ở đầu dương, và càng kêu to khi nhận nhiều tín hiệu ở đầu "không dương" thì gọi nó là hồi tiếp gì hả bác? Chẳng nhẽ gọi nó là "pê đê"???
                          Chắc theo ý bác thì cái tụ Boostrap là để hồi tiếp "ômô"???
                          Hay là hai thằng này đều là loại "nửa nạc nửa mỡ"???

                          Em rất mong lời giải thích của bác, những mong sửa lại sách giáo khoa để thế hệ sau khỏi lầm lẫn như bọn em.
                          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                          Comment


                          • #14
                            Cái mạch này đơn giản mà.Tụ C3,4,5,6 là tụ lọc,bạn ngắn mạch chúng.Còn 2 diode,bạn hở mạch do điện áp ra nhỏ hơn Vs và lớn hơn -Vs.Độ lợi là:1+(R1//R5)/R2.Bạn sử dụng V+=v- để tính đáp ứng tần số.

                            Comment


                            • #15
                              Độ lợi hay độ khuếch đại điện áp thường được cho trong số tra cứu và có giá trị tính bằng dB. Đó chính là độ lợi vòng hở tức là khi không có hồi tiếp âm.
                              Trong KĐ tuyến tính, người ta thường đưa tín hiệu vào lối vào không đảo. Khi đó độ lớn của độ khuếch đại tính bằng [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)]..., giống như trong KĐ thuật toán. Các bạn có nhất trí không?
                              Khi có điện trở hồi tiếp âm (R1):
                              - Đối với tín hiệu 1 chiều, độ lợi của mạch = [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)], trong đó điện trở đầu vào của mạch KĐ là điện trở lối vào (-) của IC, do đó độ lợi giảm nhỏ hơn khi vòng hở, vì người ta không cần khuếch đại tín hiệu này.
                              - Đối với tín hiệu xoay chiều (= tín hiệu âm thanh chẳng hạn), độ lợi của mạch = [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)], trong đó điện trở đầu vào của mạch KĐ là điện trở (R2 + Zc) song song với điện trở lối vào của IC, độ lợi được quyết định bởi giá trị của 2 điện trở R1 và R2, vì người ta đã chọn C có giá trị đủ lớn để Zc coi như bằng 0 đối với tần số cần khuếch đại. Có thể chọn giá trị của C nhỏ đi để nó có thể tham gia vào việc thay đổi đáp tuyến tần số của mạch.
                              Hệ số hồi tiếp âm tính gần đúng = R2/R1 <1 (bỏ qua các điện trở trong IC)
                              Mạch hồi tiếp âm là bộ phân áp dùng 2 điện trở (R1+R2), trong đó tín hiệu hồi tiếp lấy trên R2 (bỏ qua các điện trở trong IC). Tôi vẫn không nhất trí cho rằng C2 là tụ hồi tiếp âm !... Mà C2 tham gia vào là để xác định hệ số hồi tiếp đối với tín hiệu xoay chiều và chỉ xoay chiều thôi, chẳng có ý nghĩa gì với tín hiệu 1 chiều cả. Nối tắt C2 thì hệ số khuếch đại của mạch vẫn vậy nhưng được tính cho cả 1 chiều nữa, tất nhiên dải thông của mạch sẽ ngắn lại.
                              Vậy thôi, có gì mà phải viết lại sách giáo khoa???
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ronalpires Tìm hiểu thêm về ronalpires

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X