Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các huynh giải thích giùm đệ!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Còn tụ tự cử hay bootrap thì là tụ hồi tiếp dương rồi, ai dám cãi nào? Mà nếu gọi tụ boostrap là tụ hồi tiếp dương thì linh kiện hồi tiếp âm chính là R1... chứ không phải C2, vì nó đưa tín hiệu từ lối ra trở lại lối vào của bộ khuếch đại... hì hì...........
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
      Trong KĐ tuyến tính, người ta thường đưa tín hiệu vào lối vào không đảo. Khi đó độ lớn của độ khuếch đại tính bằng [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)]..., giống như trong KĐ thuật toán. Các bạn có nhất trí không?
      Không đồng ý 1 tý nào cả
      Khi có điện trở hồi tiếp âm (R1):
      - Đối với tín hiệu 1 chiều, độ lợi của mạch = [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)], trong đó điện trở đầu vào của mạch KĐ là điện trở lối vào (-) của IC, do đó độ lợi giảm nhỏ hơn khi vòng hở, vì người ta không cần khuếch đại tín hiệu này.
      Với tín hiệu 1 chiều:
      Nếu có tu C ở mạch hổi tiếp thì dòng điện qua tụ=0, dòng vào chân N của Opamp=0, sụt áp trên R hồi tiếp=0V nên Vn=Vout=Vin=Vp, do đó với mạch opamp có tụ C ở mạch hồi tiếp âm thì Vout=Vin hay nó có chức năng KĐ đệm nên công thức ban đưa ra không đúng
      Last edited by dinhchithanh; 26-12-2007, 19:52.
      Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

      Comment


      • #18
        Đó là khuếch đại lý tưởng có trở kháng lối vào vô cùng lớn, còn KĐ thực thì có trở kháng lối vào , phải tính đến nó. Tôi thử rồi, nó chẳng đệm đâu, mà có KĐ đó.
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #19
          Nếu có thì công thức bạn đưa ra trong hai trường hợp biến thiên và không biến thiên giống nhau.???? Lý giải vì sao???
          Đối với tín hiệu 1 chiều, độ lợi của mạch = [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)]
          Đối với tín hiệu xoay chiều (= tín hiệu âm thanh chẳng hạn), độ lợi của mạch = [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)]
          Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
            Đó là khuếch đại lý tưởng có trở kháng lối vào vô cùng lớn, còn KĐ thực thì có trở kháng lối vào , phải tính đến nó. Tôi thử rồi, nó chẳng đệm đâu, mà có KĐ đó.
            Thử với con nào vậy?
            Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Độ lợi hay độ khuếch đại điện áp thường được cho trong số tra cứu và có giá trị tính bằng dB. Đó chính là độ lợi vòng hở tức là khi không có hồi tiếp âm.
              Trong KĐ tuyến tính, người ta thường đưa tín hiệu vào lối vào không đảo. Khi đó độ lớn của độ khuếch đại tính bằng [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)]..., giống như trong KĐ thuật toán. Các bạn có nhất trí không?
              Khi có điện trở hồi tiếp âm (R1):
              - Đối với tín hiệu 1 chiều, độ lợi của mạch = [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)], trong đó điện trở đầu vào của mạch KĐ là điện trở lối vào (-) của IC, do đó độ lợi giảm nhỏ hơn khi vòng hở, vì người ta không cần khuếch đại tín hiệu này.
              - Đối với tín hiệu xoay chiều (= tín hiệu âm thanh chẳng hạn), độ lợi của mạch = [1+(tỷ số giữa điện trở hồi tiếp âm và điện trở đầu vào của lối vào không đảo)], trong đó điện trở đầu vào của mạch KĐ là điện trở (R2 + Zc) song song với điện trở lối vào của IC, độ lợi được quyết định bởi giá trị của 2 điện trở R1 và R2, vì người ta đã chọn C có giá trị đủ lớn để Zc coi như bằng 0 đối với tần số cần khuếch đại. Có thể chọn giá trị của C nhỏ đi để nó có thể tham gia vào việc thay đổi đáp tuyến tần số của mạch.
              Hệ số hồi tiếp âm tính gần đúng = R2/R1 <1 (bỏ qua các điện trở trong IC)
              Mạch hồi tiếp âm là bộ phân áp dùng 2 điện trở (R1+R2), trong đó tín hiệu hồi tiếp lấy trên R2 (bỏ qua các điện trở trong IC). Tôi vẫn không nhất trí cho rằng C2 là tụ hồi tiếp âm !... Mà C2 tham gia vào là để xác định hệ số hồi tiếp đối với tín hiệu xoay chiều và chỉ xoay chiều thôi, chẳng có ý nghĩa gì với tín hiệu 1 chiều cả. Nối tắt C2 thì hệ số khuếch đại của mạch vẫn vậy nhưng được tính cho cả 1 chiều nữa, tất nhiên dải thông của mạch sẽ ngắn lại.
              Vậy thôi, có gì mà phải viết lại sách giáo khoa???
              Hu hu. Sao ngày xưa học quyển của Phạm Minh Hà ko thấy phân tích thế này nhỉ. Hay bảo thầy Hà vào đây mà học tập đi. Viết sách thế thì chết bọn em. Mời bác HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTH về viết phản biện gửi thầy Hà nhé.
              AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
              Xem thêm tại Online Store ---> Click here
              Mob: 0982.083.106

              Comment


              • #22
                Một số sách họ gọi như thế này, bác ạ:

                R1 là điện trở hồi tiếp. R2C2 là mạch khử bớt hồi tiếp.
                Khi thiết kế sơ bộ, có thể xem như ở tần số cần thiết kế, Xc -> 0 do đó độ lợi sẽ bằng 1+R1/R2.

                Ở tần số =0 (DC), Xc--> vô cùng lớn, nên độ lợi =1 (không khuếch đại gì cả.
                Ở tần số cắt, Xc=R2, độ lợi = -3 dB. Dưới tần số này độ lợi sẽ biến thiên với độ dốc 6 dB/octave.

                Độ lợi về cong suất tỷ lệ với P2/P1. Do tai nghe của ta ứng với hàm loc, nên người ta thường tính là log (P2/P1) Đơn vị là ... Ben??? Chẳng ai xài đơn vị này cả, mà người ta thường dùng đơn vị nhỏ hơn nó 10 lần là đề xi ben. Như vậy độ lợi sẽ là 10 log (P2/P1)

                Nhưng thường trong mạch điện người ta lại thích đo điện áp hơn, mà công suất thì lại tỷ lệ với bình phương điện áp. Vì thế nên mới thành cách tính trên:

                độ lợi = 10 log (U2/U1)^2 = 20 log (U2/U1).

                Comment


                • #23
                  HTTTH giải thích càng ngày càng khó hiểu, chán
                  Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

                  Comment


                  • #24
                    Em thì ít học, chẳng biết giải thích rườm rà... Nhưng em chỉ hiểu một điều:
                    - Tín hiệu vào đầu + thì đầu ra cũng là + (cùng pha). Nếu tương thằng + ra này về thằng - vào càng nhiều thì hệ số khuếch đại càng giảm.
                    - Nhưng ngược lại, giảm thằng + về, tăng tín hiệu ngược pha vào thằng - thì tăng độ khuếch đại.

                    Còn về tỉ số, bác HTTTH chắc vẫn chưa phân tích hết phải không? Nếu em lắp âmly theo kiểu khuếch đại 1 chiều thì sao? Nếu em ghép kiểu "cộng" hoặc "trừ" tín hiệu thì sao?
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
                      Một số sách họ gọi như thế này, bác ạ:

                      R1 là điện trở hồi tiếp. R2C2 là mạch khử bớt hồi tiếp.
                      ... nói chung mạch hồi tiếp âm bao gồm R1, R2 và C2.....

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      ronalpires Tìm hiểu thêm về ronalpires

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X