Thông báo

Collapse
No announcement yet.

xin chỉ giúp về hiện tượng nhiễm điện do cảm ứng?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • xin chỉ giúp về hiện tượng nhiễm điện do cảm ứng?

    Tình hình là mình mình có gặp một hiện tượng nhiễm điện như thế này: trong phòng kín dùng máy lạnh,sàn lót gỗ và cửa của căn phòng bằng nhôm,nếu người đi ra đi vào liên tục thì không sao,còn nếu để một thời gian khoảng 1 tiếng thì bị giật khi mở cánh cửa ra vào (cửa bằng nhôm).vậy cho mình hỏi tải sao cửa nhôm lại có thể tích điện được (theo nguyên lý nào) trong phòng dùng máy lạnh? có ai biết giải thích giùm mình với? xin chân thành cảm ơn!!!

  • #2
    Coi chừng cửa bị chạm với dây điện >.<

    Comment


    • #3
      Không phải vì cửa không chạm bạn ạ,vì củng đã kiểm tra kỹ rồi.vã lại nó giật củng không nặng lắm và đặc biệt là chỉ giật một người đầu tiên thôi còn người tiếp theo sẽ không bị giật( vì đã phóng hết điện).nên ý mình là tại sao trong phòng có nhiệt độ thay đổi như vậy thì cánh cửa bằng kim loại lại phát sinh và tích điện ? cảm ơn bạn đẫ góp ý nhé.

      Comment


      • #4
        chênh lệch nhiệt độ trên một số lớp tiếp xúc kim loại có thể gây ra dòng điện, nhưng chỉ vài mV và vài mA thôi, không thể gây giật
        bạn nên kiểm tra lại hệ thống điện một lần nữa, đặt biệt là nếu hệ thống điện âm tường, tôi đã gặp một trường hợp điện âm tường rò vào mấy thanh sắt trong bê tông gây "nhiễu" điện cả tòa nhà.
        Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

        Comment


        • #5
          Đây không phải là hiện tượng nhiễm điện do cảm ứng mà là hiện tượng nhiễm tĩnh điện.Tĩnh điện có thể lên đến vài ngàn volt.

          Trong mùa khô,người đàn bà chải tóc ban đêm thường nghe tiếng nổ lách tách và các tia sáng xanh trên đầu lược.Hoặc bị giật khi mở cửa khi tay nắm bằng đồng,dưới chân là các tấm dạ.

          Trong ngành điện tử,các em dùng chổi sơn nhà vệ sinh board mạch,đôi khi gây hư máy 1 cách oan uổng vì thiếu hiểu biết này.Các nhân viên lắp ráp máy tính thường đeo trên tay vòng dây xả tĩnh điện để tránh hư hỏng.
          Last edited by vi van pham; 22-03-2012, 23:46.

          Comment


          • #6
            -Mình đã kiểm tra rồi vì cái cửa nhôm này không có dây điện nào đi vào cả nên nó sẽ không bị nhiễm điện trực tiếp được.
            -Mình nghĩ nói như bác Vi nói thì mình nghĩ có lý hơn.nhưng Bác Vi giải thích rõ dùm em được không ạ.vì sao khòng dùng máy lạnh thì kim loại xung quanh lại tích điện chẳng hạn như cửa nhôm... .,ai biết thì giải thích hiện tượng này giùm em với ạ.xin chân thành cảm ơn.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi mrly1205 Xem bài viết
              -Mình đã kiểm tra rồi vì cái cửa nhôm này không có dây điện nào đi vào cả nên nó sẽ không bị nhiễm điện trực tiếp được.
              -Mình nghĩ nói như bác Vi nói thì mình nghĩ có lý hơn.nhưng Bác Vi giải thích rõ dùm em được không ạ.vì sao khòng dùng máy lạnh thì kim loại xung quanh lại tích điện chẳng hạn như cửa nhôm... .,ai biết thì giải thích hiện tượng này giùm em với ạ.xin chân thành cảm ơn.

              Sự ma sát, áp lực, sự tiếp xúc hay tách rời là những nguyên nhân chính gây ra tĩnh điện. Loại vật liệu, cấu tạo vật liệu, lực nén, lực tách rời, độ ẩm liên quan xác định độ lớn của tĩnh điện.

              Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến độ lớn của tĩnh điện:

              Các loại vật liệu khác nhau khi ma sát tạo ra lượng tĩnh điện khác nhau. Những vật liệu có khả năng sinh lượng tĩnh điện lớn khi ma sát là: nhựa, giấy, lông thỏ hoặc các chất cách điện khác.
              Độ lớn của tĩnh điện phụ thuộc vào lực ma sát. Lực ma sát càng lớn thì lượng tĩnh điện càng lớn và ngược lại
              Lượng tĩnh điện tỹ lệ nghịch với độ ẩm trong không khí. Do đó, cùng 1 hiện tượng tĩnh điện của cùng vật thể với lực giống nhau lượng tĩnh điện phát sinh ở mùa khô sẽ lớn hơn mùa mưa.

              Khi em chạy máy lạnh,em đã tạo điều kiện cho hiện tượng nhiễm tĩnh điện.

              Comment


              • #8
                Cái cửa nhôm đó bề mặt có phủ một lớp anod, trên đó có keo bịt lỗ anod... tĩnh điện đã nhiễm lên bề mặt anot của nhôm!

                Khi máy lạnh chạy, không khí lưu thông, kèm theo bụi, ẩm độ... gây nhiễm tĩnh điện!

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                  Sự ma sát, áp lực, sự tiếp xúc hay tách rời là những nguyên nhân chính gây ra tĩnh điện. Loại vật liệu, cấu tạo vật liệu, lực nén, lực tách rời, độ ẩm liên quan xác định độ lớn của tĩnh điện.

                  Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến độ lớn của tĩnh điện:

                  Các loại vật liệu khác nhau khi ma sát tạo ra lượng tĩnh điện khác nhau. Những vật liệu có khả năng sinh lượng tĩnh điện lớn khi ma sát là: nhựa, giấy, lông thỏ hoặc các chất cách điện khác.
                  Độ lớn của tĩnh điện phụ thuộc vào lực ma sát. Lực ma sát càng lớn thì lượng tĩnh điện càng lớn và ngược lại
                  Lượng tĩnh điện tỹ lệ nghịch với độ ẩm trong không khí. Do đó, cùng 1 hiện tượng tĩnh điện của cùng vật thể với lực giống nhau lượng tĩnh điện phát sinh ở mùa khô sẽ lớn hơn mùa mưa.

                  Khi em chạy máy lạnh,em đã tạo điều kiện cho hiện tượng nhiễm tĩnh điện.
                  Cảm ơn bác nhưng thú thật là em vẫn chưa hiểu lắm.chẳng hạn như lượng tĩnh điện tỷ lệ nghịch với độ ẩm thì tại sao khi bật máy lạnhlên thì thời gian sau cánh cửa sẽ tích điện ( mặc dù máy lạnh không lắp đặt gần cửa)? Và một điều nữa là cánh cửa nếu không mở vào mở ra thì đâu có cọ xát đâu mà vẫn sinh ra tĩnh điện?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi mrly1205 Xem bài viết
                    Cảm ơn bác nhưng thú thật là em vẫn chưa hiểu lắm.chẳng hạn như lượng tĩnh điện tỷ lệ nghịch với độ ẩm thì tại sao khi bật máy lạnhlên thì thời gian sau cánh cửa sẽ tích điện ( mặc dù máy lạnh không lắp đặt gần cửa)? Và một điều nữa là cánh cửa nếu không mở vào mở ra thì đâu có cọ xát đâu mà vẫn sinh ra tĩnh điện?
                    Vào google gỏ chữ tĩnh điện mà xem.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
                      Cái cửa nhôm đó bề mặt có phủ một lớp anod, trên đó có keo bịt lỗ anod... tĩnh điện đã nhiễm lên bề mặt anot của nhôm!

                      Khi máy lạnh chạy, không khí lưu thông, kèm theo bụi, ẩm độ... gây nhiễm tĩnh điện!
                      cảm ơn bạn.mình nghỉ cái này củng có lý vì mình củng không để ý là nếu không dùng máy lạnh mà dùng quạt có bị hay không? nhưng nếu để khoảng một tiếng sau giờ nghỉ trưa nếu người nào lại mở cửa đầu tiên thì sẽ bị giật, vậy có biện pháp gì khắc phục hiện tượng này không bạn?

                      Comment


                      • #12
                        Trên nguyên tắc, việc giải trừ tĩnh điện có thể dùng biện pháp trung hòa điện tích bằng điện tích trái dấu hoặc tạo đường thoát cho tĩd9ie6ie65n xuống đất!

                        Trường hợp của bạn nếu trang bị máy thổi điện tích trái dấu để trung hòa điện tích ở cánh cửa thì xem ra khó về vấn đề kinh tế!

                        Do đó nên chọn phương pháp nối đất cho cánh cửa này!

                        Tạm thời hãy làm như thế nếu không khắc phục được thì sẽ tiến hành thêm các biện pháp khác!

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
                          Trên nguyên tắc, việc giải trừ tĩnh điện có thể dùng biện pháp trung hòa điện tích bằng điện tích trái dấu hoặc tạo đường thoát cho tĩd9ie6ie65n xuống đất!

                          Trường hợp của bạn nếu trang bị máy thổi điện tích trái dấu để trung hòa điện tích ở cánh cửa thì xem ra khó về vấn đề kinh tế!

                          Do đó nên chọn phương pháp nối đất cho cánh cửa này!
                          .

                          Tạm thời hãy làm như thế nếu không khắc phục được thì sẽ tiến hành thêm các biện pháp khác!
                          Cảm ơn bạn nhiều nhé.thực ra mình đã nối đất cho nó rồi.nhưng mình muốn hỏi cho biết hiện tượng này thôi.vì có người hỏi mình mà mình giải thích chưa được,mặc dù không giải thích được nhưng mình đã khắc phục được(theo kinh nghiệm).cảm ơn bạn nhiều nhé

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi mrly1205 Xem bài viết
                            Không phải vì cửa không chạm bạn ạ,vì củng đã kiểm tra kỹ rồi.vã lại nó giật củng không nặng lắm và đặc biệt là chỉ giật một người đầu tiên thôi còn người tiếp theo sẽ không bị giật( vì đã phóng hết điện).nên ý mình là tại sao trong phòng có nhiệt độ thay đổi như vậy thì cánh cửa bằng kim loại lại phát sinh và tích điện ? cảm ơn bạn đẫ góp ý nhé.
                            trường hợp của bạn đúng là nhiễm điện cảm ứng, nhưng ko phải là do nhiệt độ trong phòng dẫn đến bị giật. còn chuyện người trước giật ,người sau ko la ko phải. mà mỗi con người thì có từng giai đoạn khác nhau , nên điện trở người khác nhau dẫn đến lúc giật lúc ko. còn trường hợp của bạn là do dòng điện của máy sinh ra, vì vậy bạn hãy nối dây tiếp địa. tôi chắc chắn là hêt tình trạng đó

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi quocbinh02 Xem bài viết
                              trường hợp của bạn đúng là nhiễm điện cảm ứng, nhưng ko phải là do nhiệt độ trong phòng dẫn đến bị giật. còn chuyện người trước giật ,người sau ko la ko phải. mà mỗi con người thì có từng giai đoạn khác nhau , nên điện trở người khác nhau dẫn đến lúc giật lúc ko. còn trường hợp của bạn là do dòng điện của máy sinh ra, vì vậy bạn hãy nối dây tiếp địa. tôi chắc chắn là hêt tình trạng đó
                              Vâng ! cảm ơn bạn nhé.nhưng bạn có thể giải thích giùm mình một cách cụ thể hiện tượng này được không ạ? xin cảm ơn.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              mrly1205 Tìm hiểu thêm về mrly1205

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X