Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch rơ-le ánh sáng, Giúp em với!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch rơ-le ánh sáng, Giúp em với!

    Các bác ạ, em đang làm cái mạch này:



    Con tranz 1 và tranz 2 là BC107 hoặc BC108. Em không mua được, nên em dùng con C2383 thay thế có được không ạ?

    Với lại con quang trở đó, mình làm che chắn cho nó như thế nào ạ. Kiểu như em muốn che nó lại, lúc nào cần mới mở nó ra cho mạch hoạt động( mở bằng tay). Như vậy thì mình nên làm kiểu gì ?

  • #2
    Chưa biết giá trị của các R phân trên thì chưa thể nói j dc?

    Nếu ko muốn mạch hoạt động thì sao ko ngắt nguồn đi nhỉ, che chắn làm j cho phức tạp??
    Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

    Comment


    • #3
      R7 = 100K

      R1 = 4,7 K

      Nếu ko muốn mạch hoạt động thì sao ko ngắt nguồn đi nhỉ, che chắn làm j cho phức tạp??
      Anh ko hiểu gì rồi. Ngắt nguồn thì còn nói làm gì nữa.
      Mục đich của cái mạch này là ứng dụng nhờ cái sự cảm ứng ánh sáng của con quang trở.
      Anh ngắt điện đi thì nó hoạt động thế nào? NHư thế thì em cần gì phải mắc thế kia. Cho hai cái dây nguồn vào hai chân của relay thế là xong. Chẹp !

      Comment


      • #4
        hiii , có phải mạch tắt mở thiết bị điện ko ? u thay mấy con BJT = C1815 là đủ rùi , dòng đóng role 12VDC ko lớn lám đâu mà phải chơi con C2383

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Zz_Bi_zZ Xem bài viết
          hiii , có phải mạch tắt mở thiết bị điện ko ? u thay mấy con BJT = C1815 là đủ rùi , dòng đóng role 12VDC ko lớn lám đâu mà phải chơi con C2383
          hà hà! xài con C1815 là đủ chơi!
          lại cái vụ che chắn, bác cứ lấy mây cái miếng băng keo đen dán chồng lên hai lần là kín bit! chẳng việc gi` phải lo cả muốn dùng thì gỡ ra....chẳng gọi gì là tốn kém
          mà em nghĩ như thế thì bác nên tắt nguồn thì đúng hơn chứ! nếu bác xài bằng tay thì thay vì che quang trở! bác tắt nguồn nó vẫn không hoạt động, mở nguồn thì chạy vèo vèo (tất nhiên tùy thuộc vào cường độ chiếu sáng vào quang trở rồi cái mạch này hình như nguyên lý hoạt động cũng giống như đèn laze bảo vệ nhà nhà đang được thảo luận trên diễn đàn đây bác ạ! bác vào box điện tử ứng dụng xem sao

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi caphao Xem bài viết
            R7 = 100K

            R1 = 4,7 K



            Anh ko hiểu gì rồi. Ngắt nguồn thì còn nói làm gì nữa.
            Mục đich của cái mạch này là ứng dụng nhờ cái sự cảm ứng ánh sáng của con quang trở.
            Anh ngắt điện đi thì nó hoạt động thế nào? NHư thế thì em cần gì phải mắc thế kia. Cho hai cái dây nguồn vào hai chân của relay thế là xong. Chẹp !
            Khà khà, xem lại câu hỏi của cậu xem, cậu muốn mạch ko hoạt động thì phải ngắt nguồn, còn che lại (dân điện tử chả ai làm thủ công thế cả) thì mạch vẩn hoạt động ở mode khác đó thôi. Cố gắng thiết kế mạch khác automatic hơn đi
            Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

            Comment


            • #7
              Em nói thế mà anh vẫn không hiểu rồi.
              Ý em là muốn chạy demo cho mọi người thấy cái tác dụng của con quang trở.
              Khi bị chiếu sáng thì nó làm relay chuyển mạch.
              Chứ ngắt nguồn ra thì em dùng quang trở làm gì ?

              Comment


              • #8
                Vậy thì bạn làm cái mạch này để đóng mở đèn bảo vệ một cách tự động. Khi trời tối đến một mức nào đó thì đèn bật sáng, khi trời sáng thì đèn tự động tắt đi. Đó là 1 trong những ứng dụng của quang trở, được dùng như một cảm biến ánh sáng (= cảm biến quang - điện). Mạch này khg được chính xác lắm, độ trễ lớn do quá trình chuyển mức để đóng rơ le của transistor TR3. đặc biệt khi trời "nhá nhem", rơ le hay bị "rè rè"
                Để đạt độ chính xác cao hơn thì dùng IC so sánh (hoặc khuếch đaị thuật toán lắp như một mạch so sánh). Quang trở và biến trở lắp trong 1 nhánh của cầu Wheatstone.
                Last edited by HTTTTH; 17-05-2008, 12:54.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  Vậy thì bạn làm cái mạch này để đóng mở đèn bảo vệ một cách tự động. Khi trời tối đến một mức nào đó thì đèn bật sáng, khi trời sáng thì đèn tự động tắt đi. Đó là 1 trong những ứng dụng của quang trở, được dùng như một cảm biến ánh sáng (= cảm biến quang - điện). Mạch này khg được chính xác lắm, độ trễ lớn do quá trình chuyển mức để đóng rơ le của transistor TR3. đặc biệt khi trời "nhá nhem", rơ le hay bị "rè rè"
                  Để đạt độ chính xác cao hơn thì dùng IC khuếch đaị thuật toán như một mạch so sánh. Quang trở và biến trở lắp trong 1 nhánh của cầu Wheatstone.
                  Mạch của bạn caphao cũng dùng được, rơ le không đến nỗi "rè rè" vì trong mạch có TR1 và TR2 với điện trở hồi tiếp R2 đóng vai trò của 1 trigger Schmitt. Ngoài ra bản thân của rơ le cũng có chức năng của 1 trigger (càng hút vào gần thì hút mạnh hơn, điện áp giữ nhỏ hơn điện áp tác động)

                  Comment


                  • #10
                    Sau khi mắc xong mạch, thì nó lại thế này:

                    Cứ cắm nguồn là relay chuyển mạch. Con TR3 luôn thông.
                    Em đã thử dứt cái con quang trở ra, rồi dứt luôn r4, r5. Thế mà chẳng ảnh hường gì đến relay.
                    Như vậy là sao ạ ? HIc hic


                    Đây là linh kiện em dùng :

                    R = light resistor
                    R1 = 4,7 K
                    R2 = 1,2 K
                    R3 = 2,2 K
                    R4 = 1,2 K
                    R5 = 1,2 K
                    R6 = 2,7 K
                    R7 = 100 K
                    C1 = 10 μf/16V
                    TR1 = TR2= C828 NPN
                    TR3 = BC557-BC558-BC327 PNP
                    D1 = 1N4148 Diode
                    RELAY = 12V relay

                    Comment


                    • #11
                      À, còn nữa.
                      Cái adapter mua ở chợ Giời của em với công suất là output: 12V-500mA
                      Thế mà em đo đầu ra của nó lên tới tận hơn 16V.
                      Hic ! NHư thế có ảnh hưởng gì đến hoạt động của mạch ko ạ ?

                      Comment


                      • #12
                        Mạch chỉ đóng cắt rơle thôi mà sao bạn qua nhiều tầng khuếch đại dủ vậy?
                        Last edited by sara2008; 17-05-2008, 15:33.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi caphao Xem bài viết
                          À, còn nữa.
                          Cái adapter mua ở chợ Giời của em với công suất là output: 12V-500mA
                          Thế mà em đo đầu ra của nó lên tới tận hơn 16V.
                          Hic ! NHư thế có ảnh hưởng gì đến hoạt động của mạch ko ạ ?
                          Adapter thường điện áp không ổn định lắm, ngõ ra thường cao hơn so với điện áp chuẩn, do adapter người ta chỉ sử dụng mạch chỉnh lưu nhưng không qua IC ổn áp. Thông thường khi làm mạch điện người ta thường sử dụng IC ổn áp để ổn định điện áp( LM7805, Vo = 5V và LM7812, Vo = 12V). Tốt nhất là bạn nên sử dụng thêm IC ổn áp nhé!

                          Comment


                          • #14
                            Trả lời bài #12: 12VAC sau khi nắn và lọc, không tải sẽ có điện áp ra (trên tụ lọc) = 12V x căn 2 = 16V là đúng rồi. Khi có tải thì điện áp giảm xuống.
                            Bài#11: bạn đã dứt cả R5 ra mà rơ le vẫn chuyển mạch? Hic. khg hiểu được nếu TR3 còn tốt và tụ C1 đấu đúng cực? Bỏ nốt C1 ra, rơ le phải không chuyển mạch được. Nếu có C1và C1 đấu đúng cực tính thì sau một thời gian, rơ le sẽ nhả ra. Giảm thử C1 còn 1uF xem sao?
                            Bạn thử thế này: thêm 1 điện trở song song với B-E của TR3 cho chắc ăn, tháo mối hàn chân B của TR3 và thay đổi giá trị các điện trở sao cho khi thay đổi ánh sáng chiếu vào quang trở thì điện áp sẽ đưa vào cực B của TR3 thay đổi theo quy luật:
                            + Quang trở không được rọi sáng: sụt áp trên điện trở này >0,7V
                            + Quang trở được rọi sáng: sụt áp trên điện trở này xấp xỉ 0V.
                            Chúc thành công!
                            PS: Lưu ý bạn caphao: quang trở = photo-resistor.
                            Last edited by HTTTTH; 17-05-2008, 15:55.
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment


                            • #15
                              Bạn phải điều chỉnh R7 nữa.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              caphao Tìm hiểu thêm về caphao

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X