Mình nghĩ bạn không cần phải loay hoay với cái mạch bạn post lên đâu. Mạch đó nếu bạn lắp theo đúng nguyên lý đó thì mãi mãi nó cũng sẽ không chạy được. Vấn đề mạch đó có đóng cắt được hay không thì phải nói tới con tranz TR2. Nếu TR2 mắc điện trở R5 như hình bạn post thì sẽ chẳng bao giờ nó mở được. Bạn hãy tìm hiểu lại vè tranz chút nhe. Mình nghĩ đề tr3 có thể đóng lại được thì hãy thử chuyển r5 nối lên nguồn, điểm b của tr3 mắc với đầu tụ và nối vào đầu còn lại của R5 đồng thời nối vào C của tr2. Hãy thử chuyển như thế coi thế nào nhé. Mình nghĩ vấn đề nằm ở chỗ R5 đã mắc sai vị trí. Và hãy thay đổi lại các giá trị điện trở gồm có R2 và R5. Hỹa để cho R2 nhỏ hơn R5 vài lần càng nhỏ càng tốt, R5 càng lớn càng tốt. Nếu tr3 bạn chọn là C1815 thì R5 bạn có thể chọn tới 10K. Chúc bạn may mắn.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Mạch rơ-le ánh sáng, Giúp em với!
Collapse
X
-
Cái mạch này, mục đích của em là muốn việc chuyển mạch của relay phải phụ thuộc vào quang trở.
Test đơn giản như sau:
+Cắm nguốn vào, relay chuyển mạch.
+ Dứt quang trở ra, relay phải nhả ra.
Không được như thế thì chứng tó thất bại (hic hic)
Tình hình sau khi lắp mạch nó thế này:
Con tranz 1 ( theo ký hiệu trong hình thì nó là TR2) thông, Ube=0.707
Nhưng con tranz2 thì lại chẳng bao h thông, Ube của nó -3V.
Sau khi đã nối lại như của chị duyenbk cũng ko ăn thua.
Hic, giờ thì em chẳng hiểu gì nữa rồi. Nản quá
P/S: @duyenbk: Tranz3 là loại pnp, em dùng BC557. Còn hai con kia loại npn dùng C828.
Comment
-
[QUOTE=caphao;108120]
Tình hình sau khi lắp mạch nó thế này:
Con tranz 1 ( theo ký hiệu trong hình thì nó là TR2) thông, Ube=0.707
Nhưng con tranz2 thì lại chẳng bao h thông, Ube của nó -3V.
Sau khi đã nối lại như của chị duyenbk cũng ko ăn thua.
Hic, giờ thì em chẳng hiểu gì nữa rồi. Nản quá
[QUOTE]
Bạn và tôi hãy cùng thử phân tích hoạt động của mạch này nhé:
- TR2 và TR1 tạo thành một trigger Schmitt, tức là chuyển mạch dứt khoát theo mức điện áp đặt vào B của TR2.
- Khi quang trở khg được rọi sáng (có điện trở rất lớn), TR2 khg thông. TR1 thông do B có điện áp cấp bởi R4, R6 và R3. Dòng qua R5, TR1 và R2 làm thông TR3 và đóng rơ le.
- Khi quang trở được rọi sáng, điện trở của nó giảm xuống đến khi mà TR2 thông tuỳ theo điện trở của quang trở và giá trị đặt của R7. Bạn hãy chỉnh R7 sao cho UBE của TR2 = 0,7V để đảm bảo TR2 thông. Nếu cặp R6 và R3 bạn chọn sao cho TR1 ngắt (chỉ cần UBE =0V là được) ... thì rơ le sẽ nhả. Lưu ý rằng điện áp tại chân E của TR2 và TR1 lúc này đã bị thay đổi do có dòng của TR2 mà không có dòng của TR1.
Bây giờ trên mạch của bạn, UBE của TR1 = -3V.
Vậy bạn thử làm như sau:
- Rọi sáng quang trở
- Chỉnh R7 sao cho UBE của TR2 = 0,7V,
- Giảm R2 hoặc tăng R3 lên cho đến khi nào UBE của TR1 bằng 0V là được, rơ le sẽ ngắt.
- Và che tối quang để thử xem rơ le đã đóng lại chưa.
Bạn hãy ghi lại giá trị điện áp trên các chân của TR2 và TR1 ở 2 trạng thái : rọi sáng và khg rọi sáng, mọi người sẽ chỉ ra cho bạn cần thay đổi giá trị các điện trở như thế nào.
Đừng sốt ruột, cần kiên nhẫn.Chúc thành công mỹ mãn.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Nguyên văn bởi caphao Xem bài viếtCho em hỏi, cái tụ hóa C1 có tác dụng gì ạ ?
- Mạch bạn đang ráp sẽ hoạt động "ngược lại" với ý định bạn muốn test. Để test được mạch của bạn mà "dứt quang trở ra, rơ le phải nhả ra" thì bạn cần đổi vị trí của R7 và quang trở. Việc này sẽ làm sau khi mạch đã hoạt động = có chuyển mạch khi thay đổi rọi sáng và không rọi sáng quang trở.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Sau cả buổi trưa vật lộn thì cái mạch của em nó cũng đã hoạt động.
Có hai cái vấn đề củ chuối làm em phải vật vã mấy buổi nay là:
+ Con Tranz3 BC557 dùng kích dòng cho relay, cái chân B của nó ở giữa chứ ko phải chân C như bình thường Hic, I don't understand.
Thế là em thay bằng con A564.
+ Con tranz TR1 ( tức con số 2) các chân không mắc như giống trong sơ đồ nguyên lý kia mà đổi ngược lại chân C và chân E với nhau.
Sau khi chỉnh sửa hai chỗ đó thì cái mạch đã hoạt động. Cắm nguốn thì relay chuyển mạch, còn che quang trở lại thì nó nhả.
P/S: Cái khối Tr1 mắc với TR2 kia dùng để khuyếch đại dòng và tạo phân áp cho con TR3 đúng ko ạ?
Thế cái mạch dùng hai con Tranz này, so với mạch dùng IC khuyếch đại thuật toán thì có ưu, nhược điểm khác nhau như thế nào ạ ?
Comment
-
Chỗ tôi cũng có 1 cậu vẽ sơ đồ từ mạch ra, cái sơ đồ trông ngộ lắm, khg thể hiểu nổi. Cái mạch thì đang hoạt động, nhưng theo sơ đồ thì khg thể. Sau khi xem lại thì ra vẽ 9014 và 9018 mà "C giữa, B cạnh". Đổi lại thì hiểu được sơ đồ đó.
Thôi, đó cũng là kinh nghiệm, lần sau nhớ đo transistor lạ trước khi lắp vào mạch, kẻo có lúc lắp pnp vào chỗ npn và ngược lại thì ... mau nản.
Còn 2 cái TR1 và TR2, tạo thành Schmitt trigger có tác dụng chuyển mạch dứt khoát (như một trigger). Nếu 2 chân E khg nối với nhau trước khi nối xuống GND qua R2 thì chúng tạo thành 2 mạch đảo và cũng để KĐ dòng... dẫn tới rơ le chuyển mạch khg dứt khoát khi ánh sáng "nhá nhem".
So với KĐTT thì cái này đơn giản hơn, dễ ráp hơn. Nhưng dùng KĐTT như 1 bộ so sánh thì "ngọt" hơn, vì KĐTT chuyển mạch với tín hiệu lệch nhỏ hơn nhiều. Khi đó ta lắp 1 cầu Wheatstone với 2 nhánh cầu nối với 2 lối vào (+) và (-) của KĐTT, khi lệch cầu là chuyển mạch ngay, cầu cân bằng chuyển mạch trở lại. "Chiến" lắm.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi AaaabbbbbEm chào các anh chị ,cô chú . Em đang có 1 đề tài: Mô phỏng điều khiển động cơ 1 chiều và bộ điều khiển điện áp tự động (AVR) sử dụng MATLAB/Simulink và Arduino . Anh chị có thế giải thích hoặc định hướng giúp em với được không ạ . Em xin cảm ơn !!...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
30-10-2024, 16:38 -
-
bởi 2embeyeuem mới nhập môn, bác nào có sơ đồ của mạch này và cách cắm mạch trên panel cho em xin với, em cảm ơn ạ
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
30-10-2024, 15:52 -
-
bởi dqt21091997Hi mọi người,
Team mình hiện là đối tác phân phối cho 1 dịch vụ Proxy US chuẩn bị mở mang tên Proxy Compass. Mọi người có thể trải nghiệm ở đây: https://proxycompass.com/vi/free-trial/
Điểm mạnh của Proxy Compass là:
- 50 địa chỉ IP proxy
...-
Channel: Tổng quan về ngành viễn thông
30-10-2024, 14:46 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về kiến thức điện xoay chiềubởi SteinsKMình nhớ là do điện AC không có chia cực cố định như DC, thêm vào đó thì ổ điện loại mà 2 lỗ thì cũng không có phân biệt chiều cắm, thành ra mình cắm chiều nào cũng được. Đây là em hiểu như vậy, có bác nào có ý kiến khác không ạ....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
30-10-2024, 09:57 -
-
bởi tivungvechào mọi người, em là sinh viên mới tìm hiểu về điện em có thắc mắc là tại sao điện AC ở nhà dùng có phích cắm khi cắm vào ổ điện thì cắm chiều nào cũng được, mà em đọc trên mạng thấy điện AC có dây trung tính và dây pha mà nhỉ...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
27-10-2024, 14:25 -
-
Trả lời cho ccs - 1 nút nhấn điều khiển 2 led - cần giúp ahbởi Truong2005Cám ơn nhiều! Code đẫ chạy
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
26-10-2024, 21:21 -
-
bởi Manh.n.trCó ai từng thiết kế mạch cảm biến EC chưa ạ, cho em xin kinh nghiệm với ạ, em đang làm đề tài này bị mông lung quá
-
Channel: Hỗ trợ học tập
25-10-2024, 07:55 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi matnetgia99bạn giảm con C4, C5 (và giặt R song song với chúng) xem tần số tăng lên không
-
Channel: Hỗ trợ học tập
24-10-2024, 18:58 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi SteinsKEm cập nhật xíu nha mọi người, thì bữa trước em có mượn cái ossiloscope để đo lại thì mạch có tần số ngõ ra là 35kHz, sau khi em thay đổi L1=L2=1,5mH thì tần số có giảm xuống còn xấp xỉ 34kHz. Đổi L4=4.6mH và TR1 em có thay thành 1 con biến...
-
Channel: Hỗ trợ học tập
24-10-2024, 11:22 -
Comment