Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch rơ-le ánh sáng, Giúp em với!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Mình nghĩ bạn không cần phải loay hoay với cái mạch bạn post lên đâu. Mạch đó nếu bạn lắp theo đúng nguyên lý đó thì mãi mãi nó cũng sẽ không chạy được. Vấn đề mạch đó có đóng cắt được hay không thì phải nói tới con tranz TR2. Nếu TR2 mắc điện trở R5 như hình bạn post thì sẽ chẳng bao giờ nó mở được. Bạn hãy tìm hiểu lại vè tranz chút nhe. Mình nghĩ đề tr3 có thể đóng lại được thì hãy thử chuyển r5 nối lên nguồn, điểm b của tr3 mắc với đầu tụ và nối vào đầu còn lại của R5 đồng thời nối vào C của tr2. Hãy thử chuyển như thế coi thế nào nhé. Mình nghĩ vấn đề nằm ở chỗ R5 đã mắc sai vị trí. Và hãy thay đổi lại các giá trị điện trở gồm có R2 và R5. Hỹa để cho R2 nhỏ hơn R5 vài lần càng nhỏ càng tốt, R5 càng lớn càng tốt. Nếu tr3 bạn chọn là C1815 thì R5 bạn có thể chọn tới 10K. Chúc bạn may mắn.
    Đời là một chiếc gương! Nếu ta cười với nó nó sẽ cười với ta, nếu ta cau mày với nó nó sẽ cau mày với ta!


    0975413153

    Comment


    • #17
      Cái mạch này, mục đích của em là muốn việc chuyển mạch của relay phải phụ thuộc vào quang trở.
      Test đơn giản như sau:
      +Cắm nguốn vào, relay chuyển mạch.
      + Dứt quang trở ra, relay phải nhả ra.
      Không được như thế thì chứng tó thất bại (hic hic)


      Tình hình sau khi lắp mạch nó thế này:

      Con tranz 1 ( theo ký hiệu trong hình thì nó là TR2) thông, Ube=0.707

      Nhưng con tranz2 thì lại chẳng bao h thông, Ube của nó -3V.

      Sau khi đã nối lại như của chị duyenbk cũng ko ăn thua.

      Hic, giờ thì em chẳng hiểu gì nữa rồi. Nản quá


      P/S: @duyenbk: Tranz3 là loại pnp, em dùng BC557. Còn hai con kia loại npn dùng C828.

      Comment


      • #18
        Hay có bác nào ở HN, rành về cái này, cho em vác đến hỏi vậy

        Comment


        • #19
          Cho em hỏi, cái tụ hóa C1 có tác dụng gì ạ ?

          Comment


          • #20
            Bạn xem mấy cuốn sách của KS Nguyễn Đức Ánh bán đầy ở hiệu sách, cuốn "Mạch điện thực dụng" thì phải, tôi nhớ trong đó có cái mạch giống như mạch này.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #21
              [QUOTE=caphao;108120]
              Tình hình sau khi lắp mạch nó thế này:
              Con tranz 1 ( theo ký hiệu trong hình thì nó là TR2) thông, Ube=0.707
              Nhưng con tranz2 thì lại chẳng bao h thông, Ube của nó -3V.
              Sau khi đã nối lại như của chị duyenbk cũng ko ăn thua.
              Hic, giờ thì em chẳng hiểu gì nữa rồi. Nản quá
              [QUOTE]

              Bạn và tôi hãy cùng thử phân tích hoạt động của mạch này nhé:
              - TR2 và TR1 tạo thành một trigger Schmitt, tức là chuyển mạch dứt khoát theo mức điện áp đặt vào B của TR2.
              - Khi quang trở khg được rọi sáng (có điện trở rất lớn), TR2 khg thông. TR1 thông do B có điện áp cấp bởi R4, R6 và R3. Dòng qua R5, TR1 và R2 làm thông TR3 và đóng rơ le.
              - Khi quang trở được rọi sáng, điện trở của nó giảm xuống đến khi mà TR2 thông tuỳ theo điện trở của quang trở và giá trị đặt của R7. Bạn hãy chỉnh R7 sao cho UBE của TR2 = 0,7V để đảm bảo TR2 thông. Nếu cặp R6 và R3 bạn chọn sao cho TR1 ngắt (chỉ cần UBE =0V là được) ... thì rơ le sẽ nhả. Lưu ý rằng điện áp tại chân E của TR2 và TR1 lúc này đã bị thay đổi do có dòng của TR2 mà không có dòng của TR1.
              Bây giờ trên mạch của bạn, UBE của TR1 = -3V.
              Vậy bạn thử làm như sau:
              - Rọi sáng quang trở
              - Chỉnh R7 sao cho UBE của TR2 = 0,7V,
              - Giảm R2 hoặc tăng R3 lên cho đến khi nào UBE của TR1 bằng 0V là được, rơ le sẽ ngắt.
              - Và che tối quang để thử xem rơ le đã đóng lại chưa.
              Bạn hãy ghi lại giá trị điện áp trên các chân của TR2 và TR1 ở 2 trạng thái : rọi sáng và khg rọi sáng, mọi người sẽ chỉ ra cho bạn cần thay đổi giá trị các điện trở như thế nào.

              Đừng sốt ruột, cần kiên nhẫn.Chúc thành công mỹ mãn.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi caphao Xem bài viết
                Cho em hỏi, cái tụ hóa C1 có tác dụng gì ạ ?
                - Cái tụ hoá C1 đó là để chống nhiễu cho mach đóng cắt rơ le, nếu không có nó thì rơ le có thể chuyển mạch tức thời do xung nhiễu bên ngoài như buzi xe máy, đóng mở công tắc của một thiết bị nào đó vv...
                - Mạch bạn đang ráp sẽ hoạt động "ngược lại" với ý định bạn muốn test. Để test được mạch của bạn mà "dứt quang trở ra, rơ le phải nhả ra" thì bạn cần đổi vị trí của R7 và quang trở. Việc này sẽ làm sau khi mạch đã hoạt động = có chuyển mạch khi thay đổi rọi sáng và không rọi sáng quang trở.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #23
                  Sau cả buổi trưa vật lộn thì cái mạch của em nó cũng đã hoạt động.
                  Có hai cái vấn đề củ chuối làm em phải vật vã mấy buổi nay là:

                  + Con Tranz3 BC557 dùng kích dòng cho relay, cái chân B của nó ở giữa chứ ko phải chân C như bình thường Hic, I don't understand.
                  Thế là em thay bằng con A564.

                  + Con tranz TR1 ( tức con số 2) các chân không mắc như giống trong sơ đồ nguyên lý kia mà đổi ngược lại chân C và chân E với nhau.


                  Sau khi chỉnh sửa hai chỗ đó thì cái mạch đã hoạt động. Cắm nguốn thì relay chuyển mạch, còn che quang trở lại thì nó nhả.


                  P/S: Cái khối Tr1 mắc với TR2 kia dùng để khuyếch đại dòng và tạo phân áp cho con TR3 đúng ko ạ?

                  Thế cái mạch dùng hai con Tranz này, so với mạch dùng IC khuyếch đại thuật toán thì có ưu, nhược điểm khác nhau như thế nào ạ ?

                  Comment


                  • #24
                    Chỗ tôi cũng có 1 cậu vẽ sơ đồ từ mạch ra, cái sơ đồ trông ngộ lắm, khg thể hiểu nổi. Cái mạch thì đang hoạt động, nhưng theo sơ đồ thì khg thể. Sau khi xem lại thì ra vẽ 9014 và 9018 mà "C giữa, B cạnh". Đổi lại thì hiểu được sơ đồ đó.
                    Thôi, đó cũng là kinh nghiệm, lần sau nhớ đo transistor lạ trước khi lắp vào mạch, kẻo có lúc lắp pnp vào chỗ npn và ngược lại thì ... mau nản.
                    Còn 2 cái TR1 và TR2, tạo thành Schmitt trigger có tác dụng chuyển mạch dứt khoát (như một trigger). Nếu 2 chân E khg nối với nhau trước khi nối xuống GND qua R2 thì chúng tạo thành 2 mạch đảo và cũng để KĐ dòng... dẫn tới rơ le chuyển mạch khg dứt khoát khi ánh sáng "nhá nhem".
                    So với KĐTT thì cái này đơn giản hơn, dễ ráp hơn. Nhưng dùng KĐTT như 1 bộ so sánh thì "ngọt" hơn, vì KĐTT chuyển mạch với tín hiệu lệch nhỏ hơn nhiều. Khi đó ta lắp 1 cầu Wheatstone với 2 nhánh cầu nối với 2 lối vào (+) và (-) của KĐTT, khi lệch cầu là chuyển mạch ngay, cầu cân bằng chuyển mạch trở lại. "Chiến" lắm.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #25
                      Hi, cảm ơn anh nhiều

                      Comment


                      • #26
                        tu lam la chinh de...hoi anh "chi thanh" chang bit j dau

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        caphao Tìm hiểu thêm về caphao

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X