Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tổng quan về tụ điện

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • HTTTTH
    replied
    Ừa! Nhà Thùng hấp tấp quá làm tớ lo ngay ngáy... Nhỡ cánh chị em đọc được rồi xót ruột thì anh em ta chẳng được hàn xì gì nữa...

    Vì thế, tối nay tớ lại yên tâm tiếp tục hàn ... không KHÒ nữa.

    Còn cái Super Cap 2600F/2,5V, thì có hơn 8kJ = 8000J dùng mỏ hàn 25W vẫn chỉ được 5 phút 20 giây thôi, buồn thật.

    Tớ nhớ khi đi học, ông thầy có ngân nga rằng: "Ông Dzun (Joule) là người Pháp, còn ông Oát (Watt) là người Anh, các anh chị nhớ chưa"?
    Last edited by HTTTTH; 31-12-2011, 14:38.

    Leave a comment:


  • nhathung1101
    replied
    Ừa! Teo Hẳn hấp tấp quá làm tớ lo ngay ngáy... Nhỡ cánh chị em đọc được rồi xót ruột thì anh em ta chẳng được hàn xì gì nữa...

    Thế là tối nay tớ lại yên tâm hàn tiếp... May quá, tí nữa thì cắt mỏ hàn theo Teo Hẳn... Suýt nữa "mưng mủ" theo Teo Hẳn....

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
    Theo mỏ hàn của Teo Hẳn thì sẽ tiêu thụ điện trong 1 phút là : 25 x 60 = 1500W. Tiêu thụ trong 1 giờ là : 1500 x 60 = 90.000W (90KWh).

    Để tiết kiệm năng lượng nên Teo Hẳn đã cắt bỏ mỏ hàn, chuyển sang KHÒ.
    Tính nộn: 25W = 25J/s.
    1 phút đốt hết 25J/s x 60s = 1500J
    1 giờ đốt hết 90.000J
    Đem 90.000J / 3600s = 25Wh = 0,025kWh.

    Hóa ra nó ăn ít nhỉ? thẻo nèo càng ngày càng teo.

    Tóm lại: MỎ HÀN có công suất XZ (W) thì trong 1 giờ tiêu thụ năng lượng XZ (Wh). Chia cho 1000 mới ra số kWh. May thật, không thì trả tiền điện chết bỏ.

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    MỎ HÀN của tớ dạo nay nhỏ TEO rồi, chỉ còn 5 phút (à quên, 5W).
    Vì vậy chuyển sang ngáy KHÒ, khỏi hàn gì hết.

    Hé hé...

    Leave a comment:


  • nhathung1101
    replied
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Năng lượng tích trữ trọng 1 tụ 2600F là hơn 8kJ = 8kWs = 8000Ws . Tương đương với năng lượng đốt một cái mỏ hàn 25W (2,5V / 10A) trong 8000Ws/ 25W = 320 giây = 5 phút 20 giây. Thời gian này trừ đi thời gian làm nóng mỏ hàn thì còn quá ít để hàn được một cái gì đó.

    Nối song song vài cái, năng lượng được nhân lên vài lần. Nhưng cũng không thể sử dụng năng lượng này để đốt mỏ hàn di động được vì khi tụ phóng điện thì điện áp lấy ra bị giảm dần -> Chỉ chốc lát sau thì cái MỎ HÀN nguội dần, mặc dù năng lượng tích trong tụ vẫn còn dư dả !!!
    Theo mỏ hàn của Teo Hẳn thì sẽ tiêu thụ điện trong 1 phút là : 25 x 60 = 1500W. Tiêu thụ trong 1 giờ là : 1500 x 60 = 90.000W (90KWh).

    Để tiết kiệm năng lượng nên Teo Hẳn đã cắt bỏ mỏ hàn, chuyển sang KHÒ.

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    Năng lượng tích trữ trọng 1 tụ 2600F là hơn 8kJ = 8kWs = 8000Ws . Tương đương với năng lượng đốt một cái mỏ hàn 25W (2,5V / 10A) trong 8000Ws/ 25W = 320 giây = 5 phút 20 giây. Thời gian này trừ đi thời gian làm nóng mỏ hàn thì còn quá ít để hàn được một cái gì đó.

    Nối song song vài cái, năng lượng được nhân lên vài lần. Nhưng cũng không thể sử dụng năng lượng này để đốt mỏ hàn di động được vì khi tụ phóng điện thì điện áp lấy ra bị giảm dần -> Chỉ chốc lát sau thì cái MỎ HÀN nguội dần, mặc dù năng lượng tích trong tụ vẫn còn dư dả !!!

    Leave a comment:


  • superhieu1
    replied
    Nguyên văn bởi ichuot Xem bài viết
    Đấy là video về siêu tụ điện. Mỗi tụ chỉ có 2.5V thôi nhưng đến tận 2600F... rất ấn tượng. Có nhiều video nói về siêu tụ này. Nó dùng để kích hoạt oto điện. Tuy vôn nhỏ như Amps rất lớn. Von không giết chết bạn như Amps thì có thể... Các pác cho hỏi cái siêu tụ này có giật hok ta?? Lên ebay sắm vài cái về đốt xem sao :P


    hình như nó không giật gì phải. Cái này mỏ hàn di động cũng ngon nhỉ :P
    cái này ko giật, vì voi thap quá, cái này em nghĩ ko làm máy hàn nổi, bác mua đc, cho em sờ 1 chút là vui rồi

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
    dạ vâng, rất cám ơn bác, em đã hiểu, nhất là cái C1U1 = C2U2 = Q đã rõ, cám ơn bác, nếu bác có ở gần tphcm, mời bác cùng đi 1 bữa cho vui ạ!
    Tp HCM có gần "the Hell" không nhỉ? Nếu gần thì đi một chuyến.
    Bạn hiểu được là tôi vui rồi.

    Leave a comment:


  • ichuot
    replied


    Đấy là video về siêu tụ điện. Mỗi tụ chỉ có 2.5V thôi nhưng đến tận 2600F... rất ấn tượng. Có nhiều video nói về siêu tụ này. Nó dùng để kích hoạt oto điện. Tuy vôn nhỏ như Amps rất lớn. Von không giết chết bạn như Amps thì có thể... Các pác cho hỏi cái siêu tụ này có giật hok ta?? Lên ebay sắm vài cái về đốt xem sao :P



    hình như nó không giật gì phải. Cái này mỏ hàn di động cũng ngon nhỉ :P
    Last edited by ichuot; 31-12-2011, 01:51.

    Leave a comment:


  • superhieu1
    replied
    dạ vâng, rất cám ơn bác, em đã hiểu, nhất là cái C1U1 = C2U2 = Q đã rõ, cám ơn bác, nếu bác có ở gần tphcm, mời bác cùng đi 1 bữa cho vui ạ!

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    Ta thử hình dung từ một hiện tượng trực quan: điện lượng như nước, tụ như cái bình chứa, điện áp như độ cao của cột nước. Điện tích từ nguồn cấp giống như nước bơm từ nguồn.
    Vậy khi đó, điện dung sẽ tương ứng với diện tích đáy bình.
    Ở đây, ta có những cái bình có hình trụ. Cùng 1 lượng nước, đáy bình nhỏ thì cột nước cao.
    Cùng Q, C càng nhỏ thì U càng lớn (trường hợp mắc nối tiếp).
    và ngược lại, cùng U, C càng nhỏ thì Q càng nhỏ (trường hợp mắc song song).
    C là đại lượng đặc trưng của tụ (như tiết diện của bình chứa), là giá trị không thay đổi đối với từng cái tụ, còn Q và U thay đổi được và chúng tỷ lệ thuận với nhau

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    Thì đây nè:
    Nếu 2 tụ có C khác nhau (C1 và C2) nối tiếp, chúng phải có cùng 1 điện lượng Q (định luật bảo toàn điện tích). Do đó U phân bố khác nhau trên các tụ và tỷ lệ nghịch với C để đảm bảo C1U1 = C2U2 = Q.

    C1U1 = C2U2 = Q -> C1/C2 = U2/U1
    Do đó, nếu C1> C2 thì U1 < U2.

    Ví dụ: U1 + U2 = 100V
    C1 = 0,1uF; C2 = 0,05uF
    Tính ra ta có U1 = 33V; U2 = 67V (làm tròn)

    Câu hỏi của bạn là một ý phản biện rất thú vị: "nếu 1 cái C to, 1 cái C nhỏ thì cái C nhỏ sẽ đầy trước, và dòng nạp coi như hết, vậy áp cực giữa lúc này có nằm giữa ko ạ?"
    Câu trả lời là không: Dòng nạp I, thời gian t là như nhau đối với cả 2 tụ nối tiếp; vì cũng như điện trở nối tiếp, dòng trong mạch là không khác nhau. t = Q/I nên cũng không khác nhau. Do đó tụ "to" được nạp một điện lượng đúng bằng điện lượng mà tụ "nhỏ" được nạp, chứ không phải tụ nhỏ được nạp đầy trước, mà điện áp U trên nó sẽ tăng lên để "hưởng trọn" lượng điện tích Q đó.
    Cái này lại liên quan đến "nội trở" của tụ khi phóng nạp rồi... và đây là 2 "nội trở" mắc nối tiếp. Bạn áp dụng mấy công thức liên hệ giữa Q , U , I... sẽ được: Q=CU; I = dQ/dt còn "nội trở" phải được tính bằng du/di nhé.
    Chúc vui vẻ trong buổi picnic cuối tuần
    Last edited by HTTTTH; 30-12-2011, 16:41.

    Leave a comment:


  • superhieu1
    replied
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Cái này trả lời cho điều đó:
    Nếu 2 tụ có C khác nhau (C1 và C2) nối tiếp, chúng phải có cùng 1 điện lượng Q (định luật bảo toàn điện tích). Do đó U phân bố khác nhau trên các tụ và tỷ lệ nghịch với C để đảm bảo C1U1 = C2U2 = Q.
    Bạn sẽ tính được hiệu điện thế giữa các cực 2 và 3 ?
    Các bản 2 và 3 nối với nhau, ta hiểu là R23 = 0. Dòng nạp/ phóng là i. Hiệu điện thế giữa 2 và 3 là u = i x R23 = i x 0 = ?

    dạ, vậy em hieu là tụ khác nhau về C thì điện áp giữa cũng lệch theo, vậy nếu 1 cái C to, 1 cái C nhỏ thì cái C nhỏ sẽ đầy trước, và dòng nạp coi như hết, vậy áp cực giữa lúc này có nằm giữa ko ạ?

    Leave a comment:


  • superhieu1
    replied
    à, vậy có phải là khi tụ nạp va xả ta coi như 2 bản cực "dính" nhau phải ko ạ?

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
    em cũng chưa rõ chỗ này, do 2 và 3 nối nhau, nên áp phải như nhau chứ(hiệu điệ thế =0v) như bác Mod thì mình đo nó lại có hiệu điện thế?
    Cái này trả lời cho điều đó:
    Nếu 2 tụ có C khác nhau (C1 và C2) nối tiếp, chúng phải có cùng 1 điện lượng Q (định luật bảo toàn điện tích). Do đó U phân bố khác nhau trên các tụ và tỷ lệ nghịch với C để đảm bảo C1U1 = C2U2 = Q.
    Bạn sẽ tính được hiệu điện thế giữa các cực 2 và 3 ?
    Các bản 2 và 3 nối với nhau, ta hiểu là R23 = 0. Dòng nạp/ phóng là i. Hiệu điện thế giữa 2 và 3 là u = i x R23 = i x 0 = ?

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X