Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sử dụng rơle thời gian để tự tắt máy bơm khi không có nước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi hungdh9 Xem bài viết
    - Khi K1 đóng (dùng công tắc phao cơ trên téc nước làm K1), cấp điện cho rơle on delay, khi đó K2 sẽ đóng và duy trì trong khoảng thời gian t (có thể đặt khoảng 30 - 60s, hoặc lâu hơn). Sau khoảng thời gian t thì K2 sẽ ngắt.
    -
    Bạn hungdh9 ơi. Chắc có nhầm lẫn gì k á. B lắp mạch này và cho chạy thử với phao cơ chứ chưa thử khi hết nước phải k?
    Theo mạch của bạn thì K2 là tiếp điểm của On Delay. Vậy nó sẽ đóng sau thời gian t và sẽ giữ mãi tới khi mất nguồn cấp chứ?
    Vậy có nghĩa chỉ bơm đầy mới tắt bơm thôi. Khi hết nước thì K2 vẫn luôn On mà, đâu bảo vệ bơm được.

    Bạn xem lại thử xem.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi davidcopy Xem bài viết

      Bạn lưu ý dòng điện qua các tiếp điểm bên trong các delay timer.
      On delay timer: khi cấp điện vào chân 2 và 7, sau khoảng thời gian cài đặt trước chân 8 sẽ nối với chân 6.(Khi không có điện chân 8 nối với chân 5).
      Off delay timer: khi cấp điện vào chân 2 và 7, chân 8 sẽ nối với chân 6 ngay lập tức. Khi ngắt điện, chân 8 và 6 vẫn duy trì nối với nhau trong khoảng thời gian đã đặt. Hết thời gian đặt trước chân 8 sẽ nối trở lại với chân 5.
      Mình chưa kiểm tra thông số của máy bơm, nhưng con rơle mình dùng có thông số tiếp điểm như hình. Khi mắc sơ đồ như trên, thấy máy bơm chạy bình thường, tắt mở đúng theo yêu cầu đặt ra.
      Bên cạnh mình có post sơ đồ mạch điện của rơle on delay và off delay mà mình đang sử dung. Theo sơ đồ này, ở rơle on delay thì khi cấp điện vào chân 2 - 7, tiếp điểm 8 - 5 sẽ đóng và duy trì trạng thái trong thời gian t (có thể đặt 30 - 60s), sau thời gian t tiếp điểm 8 - 5 sẽ ngắt, tiếp điểm 8 - 6 sẽ đóng và duy trì trạng thái này cho đến khi ngắt điện. Như vậy, mình đấu tiếp điểm 8 - 5 làm công tắc K2 như hình vẽ là thỏa mãn yêu cầu.
      Tương tự, ở rơle off delay, khi cấp điện vào chân 2 - 7, tiếp điểm 8 - 6 đóng và duy trì trạng thái này cho đến khi ngắt điện. Khi ngắt điện vào chân 2 - 7, tiếp điểm 8 - 6 vẫn duy trì trong thời gian t (có thể đặt 20 - 30s), sau thời gian t tiếp điểm 8 - 6 sẽ ngắt tiếp điểm 8 - 5 sẽ đóng. Như vậy đấu tiếp điểm 8 - 6 làm công tắc K3 trong hình là thỏa mãn yêu cầu.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết

        Bạn hungdh9 ơi. Chắc có nhầm lẫn gì k á. B lắp mạch này và cho chạy thử với phao cơ chứ chưa thử khi hết nước phải k?
        Theo mạch của bạn thì K2 là tiếp điểm của On Delay. Vậy nó sẽ đóng sau thời gian t và sẽ giữ mãi tới khi mất nguồn cấp chứ?
        Vậy có nghĩa chỉ bơm đầy mới tắt bơm thôi. Khi hết nước thì K2 vẫn luôn On mà, đâu bảo vệ bơm được.

        Bạn xem lại thử xem.
        Mình đã check thực tế rồi, không nhầm đâu. Công tắc K1 mình dùng là công tắc phao trên téc nước, khi nước đầy sẽ ngắt và khi nước hết sẽ đóng.
        Mình có tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của rơle thời gian, thấy như sau (nội dung trên mạng):

        "Nguyên lý làm việc:
        +ON DELAY:
        Khi cấp nguồn vào cuộn dây của rơle thời gian ON DELAY, các tiếp điểm tác động không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời (thường đóng hở ra, thường hở đóng lại), các tiếp điểm tác động có tính thời gian không đổi. Sau khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển trạng thái và duy trì trạng thái này.
        Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tức thời trở về trạng thái ban đầu.
        +OFF DELAY
        Khi cấp nguồn vào cuộn dây của rơle thời gian OFF DELAY, các tiếp điểm tác động tức thời và duy trì trạng thái này.
        Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian trở về trạng thái ban đầu. Tiếp sau đó một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu."

        Sơ đồ rơle mình đang sử dụng và giải thích đã nếu ở #17 rồi.

        Comment


        • #19
          Bạn hungdh9 hungdh9 ok vậy là đúng rồi.
          Nãy m xem cái sơ đồ b vẽ K2 của Ondelay là tiếp điểm thường mở (mà thường mở của Ondelay sẽ đóng sau khi cấp điện 1 thời gian). B phải vẽ là thường đóng mới đúng làm m hiểu nhầm!
          Vậy là b dùng NC cặp 85 làm K2 thì đúng quá rồi.
          Hehe chút nhầm lẫn từ sơ đồ và ký hiệu thôi.

          Comment


          • #20
            Tuy nhiên b cũng nên suy xét để dùng khởi động từ đi. Vì cái công tắc phao cơ mà cấp cho bơm thêm các thiết bị của b dễ bị phát sinh hồ quang mau hư tiếp điểm lắm.
            Chúc b thành công.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
              Tuy nhiên b cũng nên suy xét để dùng khởi động từ đi. Vì cái công tắc phao cơ mà cấp cho bơm thêm các thiết bị của b dễ bị phát sinh hồ quang mau hư tiếp điểm lắm.
              Chúc b thành công.
              Cảm ơn bạn! Nhưng mình không hiểu lắm về khởi động từ, bạn có thể hướng dẫn thêm. Phao cơ, gọi là phao cơ nhưng thực tế là mình dùng con này (hình đính kèm). Không biết dùng con này có vấn đề gì không?

              Comment


              • #22
                Phao cơ là tên chung thôi. Cái bạn mua đó cũng là 1 dạng. Vì nó có 2 quả phao và tác động cơ học (mức nước)
                Khởi động từ hay gọi là contactor
                Nó gồm 1 cuộn hút. Giống relay. Khi cấp điện nó hút cơ cấu chuyển động làm thay đổi hệ thống tiếp điểm. Gồm các tiếp điểm NC, NO khiển và các tiếp điểm NO động lực
                B mua 1 contactor 220vAC về lalắp dây nguồn của nó như cái M (bơm sơ đồ b vẽ)
                Còn bơm thì 2 dây bơm nối song song qua 2 bộ tiếp điểm động lực của contactor, 2 đầu còn lại của tiếp điểm động lực ấy nối với nguồn 220vAC.
                Chức năng tương tự relay mà nó chịu dòng tải cao qua các tiếp điểm động lực ý mà.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
                  Phao cơ là tên chung thôi. Cái bạn mua đó cũng là 1 dạng. Vì nó có 2 quả phao và tác động cơ học (mức nước)
                  Khởi động từ hay gọi là contactor
                  Nó gồm 1 cuộn hút. Giống relay. Khi cấp điện nó hút cơ cấu chuyển động làm thay đổi hệ thống tiếp điểm. Gồm các tiếp điểm NC, NO khiển và các tiếp điểm NO động lực
                  B mua 1 contactor 220vAC về lalắp dây nguồn của nó như cái M (bơm sơ đồ b vẽ)
                  Còn bơm thì 2 dây bơm nối song song qua 2 bộ tiếp điểm động lực của contactor, 2 đầu còn lại của tiếp điểm động lực ấy nối với nguồn 220vAC.
                  Chức năng tương tự relay mà nó chịu dòng tải cao qua các tiếp điểm động lực ý mà.
                  Mình hiểu rồi, thay vì bật - tắt trực tiếp máy bơm (hay thiết bị nói chung) thì ta thực hiện bật - tắt contactor, sau đó dùng contactor để bật - tắt máy bơm. Mình sẽ mua thêm contactor nữa về đấu vào mạch điện trên. Thank bạn rất nhiều!

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  hungdh9 Tìm hiểu thêm về hungdh9

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X