Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp tìm chạm.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp tìm chạm.

    Nhờ các anh em giúp. Em làm điện thoại, tay nghề gọi là tạm đc, cũng hiểu đôi chút về điện tử.
    - Có cái pan dò chạm trên main. Bình thường thì kích nguồn thẳng vào đường chạm con tụ nào nóng thì gẩy bỏ là xong.
    nhưng trong trường hợp nó nóng nguyên vùng đó, bỏ mỡ hàn hay hun khói nhựa thông rồi kích nguồn nó đều k chảy. Thì làm sao xác định đc con Tụ nào chạm.
    - Trên mạch thì có ghi chỉ số tụ là 10UF có cách nào đo xem tụ nào bị bất thường k ạ?
    p/s: em dùng đông hồ số, chỉ có thang đo nF. Đo vào 2 đầu tụ thì đồng hồ k nhảy gì luôn.

  • #2
    Main điện thoại chạm nguyên vùng thì b phải tháo cách ly khu vực ra kiểm tra thật kỹ. Có thể áp dụng sấy hay rửa siêu âm.
    Cách b kiểm như vậy mà chưa ra khả năng bị chạm main luôn ấy chứ. B cắm đo dòng xem. Mở tầm 2A thôi. Nó sẽ nóng 1 chỗ nhất định nếu như để đủ lâu để biết tuy nhiên phải khéo k lại nóng quá hư thêm nhiều chỗ.
    Tụ thì đo trên main khó lắm b ạ.

    Comment


    • #3
      K phải là chạm nguyên vùng, mà là chạm 1 tụ mà nó nóng nguyên vùng quanh con tụ đó. Nhưng con tụ đó nó chạm rất nhẹ đến nỗi k chảy nổi mỡi hàn.
      vậy nên E mới muốn hỏi có cách nào để xác định k? Chứ gỡ từng con khi nào hết chạm thì nát cái main của họ mất.

      Comment


      • #4
        À vậy b xác định nó là tụ lọc nguồn hay nằm mạch dao động. Thường bị như b nói hay gặp là tụ lọc nguồn. Nó sẽ quanh quẩn 1 vài con thôi sẽ k bị đồng loạt được. B chế cái panh kẹp linh kiện và kẹp 2 đầu VOM vào. Mở nguồn với mức chuẩn và dòng nhỏ thôi. Đo lần lượt các tụ nghi. Con nào chạm điện áp nó sẽ nhỏ nhất (các loại tụ lọc nguồn so với giá trị áp chuẩn của main tốt nhé!)
        Thông thường tụ lọc nguồn này đều chung GND nên b phải dùng đồng hồ đo. Có đo tụ càng tốt mới nhanh xác định.
        Ở nhà m chế bộ nguồn báo thông mạch và panh kẹp đo các tụ SMD khá tiện lợi. Nếu thiếu đồ b có thể chế lại và đo cho dễ.

        Comment


        • #5
          Bạn nói tụ chạm làm nóng nguyên vùng vậy thì phải dùng tuyệt chiêu Nhất dương chỉ điểm vào từng tụ con nào nóng quá thì gẩy ra đâu cần gỡ hết , điểm khắp lươt mà chưa nhận ra tụ nào hư thì là công phu chưa đạt cần luyện thêm .

          Comment


          • #6
            Hi bác cứ nói khéo ạ. Thực ra tụ chạm nhẹ thì ảnh hưởng ít nhiều tới mạch mà nó chưa đủ ăn dòng lớn thì rất khó cho nó nóng mà nhận biết ạ. Nếu biết khu vực rồi thì khoanh vùng mà kiểm tra và em hay dùng là cách đo nguội và nóng ạ.
            K biết bác có cao kiến gì xin chia sẻ ace với ạ.
            Còn việc đo tụ trên main mà phát hiện nó rò chắc khó lắm, mà chả ai tháo từng con ra mà đo được ạ.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
              Hi bác cứ nói khéo ạ. Thực ra tụ chạm nhẹ thì ảnh hưởng ít nhiều tới mạch mà nó chưa đủ ăn dòng lớn thì rất khó cho nó nóng mà nhận biết ạ. Nếu biết khu vực rồi thì khoanh vùng mà kiểm tra và em hay dùng là cách đo nguội và nóng ạ.
              K biết bác có cao kiến gì xin chia sẻ ace với ạ.
              Còn việc đo tụ trên main mà phát hiện nó rò chắc khó lắm, mà chả ai tháo từng con ra mà đo được ạ.
              Dò chỗ chạm thì mình cũng dùng cách đo áp trên tụ như bạn thôi hên thì trúng xui thì trật vì còn tùy ở độ tiếp xúc của que đo với chân tụ , hay là dò mạch xem nguồn chạy từ đâu tới đâu dùng dao bén cắt mạch từ khúc cuối để thử hết ăn dòng thì dò quanh vùng vừa cắt cách ly , không hết thì hàn chổ cắt lại và cắt chổ khác cho đến khi tìm ra thôi .

              Comment


              • #8
                Hi chắc bác nói vui chứ cái main dt mà làm chiêu của bác chắc mua main mới ấy ạ. Main thường thì có thể.
                Cũng đúng là do tiếp xúc ảnh hưởng lớn nhưng nếu làm bằng thiết bị tốt và cách tìm và đo đạc khéo chắc cũng ổn ạ. (Đặc biệt chân linh kiện hay bị phủ keo chống ẩm nên cần vệ sinh sạch đã)
                Hi em chế cái panh đo và nối với VOM hay qua máy đo khác cũng dễ và ổn lắm ạ. Sài panh inox ấy ạ.
                Kiểu này ạ. Bác xem tham khảo coi.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
                  Hi chắc bác nói vui chứ cái main dt mà làm chiêu của bác chắc mua main mới ấy ạ. Main thường thì có thể.
                  Cũng đúng là do tiếp xúc ảnh hưởng lớn nhưng nếu làm bằng thiết bị tốt và cách tìm và đo đạc khéo chắc cũng ổn ạ. (Đặc biệt chân linh kiện hay bị phủ keo chống ẩm nên cần vệ sinh sạch đã)
                  Hi em chế cái panh đo và nối với VOM hay qua máy đo khác cũng dễ và ổn lắm ạ. Sài panh inox ấy ạ.
                  Kiểu này ạ. Bác xem tham khảo coi.
                  Mình mài nhọn 2 đầu que đo để dùng trong những khi cần đo linh kiện mà bo mạch có phủ keo chống ẩm , dò chạm bo mạch là pan đau đầu nhất đôi khi rã hết ra mà vẫn còn chạm nữa kia còn bo điện thoại thì mình thua vì quá nhỏ khó dò mạch .

                  Comment


                  • #10
                    Tks 2 bác quan tâm. Mạch điện thoại nó k giống các mạch khác. K thể cắt để khoanh vùng đc.
                    tụ em nói chính là tụ lọc nguồn. Ý bác Thangpbvn là mình dùng đôngf hồ đo khi mạch đã đc cấp nguồn ý ạ?

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    bebisy Tìm hiểu thêm về bebisy

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X