Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề sạc accu LiFePO4

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

    Thật ra không phải lỗi của nó mà cái thời mình dùng bình axít nó đã bị rồi nhưng chỉ những lúc yếu điện thôi nên mình mới đặt nghi vấn có phải con bình mới này nó cũng đang bị đói điện không? Vì điện áp của nó lúc nào cũng chỉ quanh quẩn 13.2V.
    Cái sạc của mình nó cũng có vấn đề nữa, nhiều khi nó không ổn áp mà nó phóng cả mấy chục V vào bình luôn (mình có 1 thiết bị dùng điện bình mà cái con tụ lọc 25V trên đó nổ tan xác!), có lẽ vì thế cái bình axit mới đi, và thật ra cả cái bình lithium cũng đi, cái đang lắp hiện tại là mới bảo hành đó chứ, cho nên nguyên nhân chắc chắn không phải hàng lởm theo thời gian. Thế nên nhân dịp này mình muốn vừa thay sạc zin, vừa đấu mạch buck-boost hỗ trợ xem nó thế nào nhưng không biết lắp song song trực tiếp được không? Về điện áp thì áp bên buck-boost cao hơn nhưng nó không thể đi ngược con thyristor trong sạc được nên mình nghĩ là được, nhưng muốn có ai đó xác nhận giúp.
    Thế thì thay sạc rồi kiểm tra lại thôi. Không phải đấu thêm gì cả. Accu đã chế cho phù hợp rồi. Khi bình no, không vào số, rồ ga lên đo được điện áp 2 cực khoảng 14,3V đến hơn 15V chút là OK.

    Comment


    • #17
      Hỏng cục nạp bình cũng thể hiện bản chất ưu việt hơn của bình điện chì - axit : nó thích nạp đầy và duy trì ở trạng thái đầy sẽ tăng tuổi thọ vì giảm sun-phát hóa bản cực. Khi hỏng cục nạp, điện áp máy phát có thể tới 15V không hại bình đáng kể, nạp quá cùng lắm là hao nước chút thôi (mau cháy đèn pha nữa). Nhưng pin li-ion nói chung không thích nạp quá, LiFePO4 khi nạp quá sẽ giảm tuổi thọ đáng kể. Li-ion khác nạp quá dễ nổ.

      Bqv đi cái Sirius hỏng cục nạp tới cả nửa năm vẫn không sao, thậm chí còn không để ý. Mãi sau mới phát hiện ra vì đèn pha cháy sớm.
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #18
        Với xe alpha khi hư nguồn sạc có 2 vấn đề , 1 là áp ra quá cao do mạch xả không thông triệu chứng là phù bình cháy đèn pha 2 là áp ra yếu đèn pha vàng ệch dù lên ga lớn bình không nạp hay nạp không đầy do cuộn dây đèn + sạc bị chạm vì bị nóng trong thời gian dài .
        Thế nên chỉ có cách mang ra tiệm quen nhờ xem dùm vì họ có sẵn đồ thay , lúc trước mình mua cục sạc cũ 90k về thay không hết lại phải mua thêm cuộn sạc + đèn nữa mình tự làm gần nửa ngày mới xong trong khi ra tiệm có nửa tiếng thôi .
        Mình quên còn hư diod bên trong cục sạc nữa đo không có áp dc ra hay chỉ có áp ac .

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
          Ở diễn đàn này có lẽ bqviet là người cổ vũ mạnh nhất cho LiFePO4, khuyến nghị nên dùng loại này thay cho li-ion thông thường (vì LiFePO4 an toàn hơn) lẫn bình điện chì - axit (vì xả sâu tốt hơn). Cách đây nhiều năm đã làm món này thử bộ pin cho xe đạp điện (tự chế), bộ pin chạy tải nặng, bộ pin hệ off-grid solar rồi. Đặt nhập cell LiFePO4 từ khi xứ VN chưa có đơn vị nào nhập hàng, thậm chí nơi nhập hàng còn ngỡ ngàng không biết LiFePO4 là loại li-ion gì.

          Nhưng ngay lần đầu tiên ở diễn đàn có một bạn nào đó giới thiệu cái gọi là "ắc-quy công nghệ mới" quảng cáo trên trời, xem kỹ hóa ra bên trong dùng LiFePO4, bqviet đã gạt đi ngay. Bởi vì vừa đắt tiền, vừa vô nghĩa. Tất cả những tính năng hay ho của LiFePO4 không cần thiết cho công việc của bình điện xe máy - đề, còi, đèn xi-nhan.

          Xả sâu tốt ? Bình điện xe máy có bao giờ xả sâu. Nó dùng để đề nổ máy là chủ yếu. còi và đèn là phụ. 99,99% thời gian của nó là đầy hoặc đang nạp.

          Nhẹ ? Bình điện gắn gần như cứng vào khung. Cái xe chạy trên mặt đất, bình điện 1kg hay vài trăm gr có khác gì nhau. Nhẹ để làm gì ? có phải dùng cho máy bay đâu.

          Tuổi thọ cao ? Chỉ là tương đối. Bình điện chì - axit thông thường tuổi thọ hơn 2 - 3 năm đã đủ tốt rồi. LiFePO4 cho tuổi thọ cao KHI xả sâu, còn nếu thường xuyên đầy chưa chắc LiFePO4 (cả li-ion thông thường nữa) tuổi thọ đã cao hơn bình điện chì - axit thông thường. Theo đúng sách thì li-ion tuổi thọ cao khi thường xuyên vơi cỡ 30%, bình điện chì - axit tuổi thọ cao khi đầy 100%.

          Tất cả ưu điểm của LiFePO4 hay li-ion vô nghĩa ở ứng dụng cụ thể này : bình điện xe máy.
          Mình thì lại đang có nhu cầu chơi đèn XENON, và cả độ máy, mà dòng xe FI nó lại rất kị sài chung nguồn với XENON vì cái vụ công suất lớn(>80W), cho nên mình nảy ra phương án dùng 2 hệ thống điện nguồn Acquy khác nhau (kiểu như nguồn 12v âm dương). Vì hiện tại xe của mình có hệ thống sạc (dự đoán) có thể đáp ứng phương án này (2 dây nguồn từ cuộn điện lên sạc (có 1 dây là mass chung) + 2 dây đi ra: +14v và -14v, đặc biệt là sạc này KHÔNG GIỐNG sạc Dream/wave bình thường xả mass ở 12v (để bảo vệ đèn)).
          Mình định chia toàn bộ hệ thông điện zin sài bình acquy zin hết. Chỉ có riêng con Xenon sẽ sài Binh2 là điện -14v, và cái bình 2 này là bình LiFePO4. Nhưng hiện tại mình chưa tìm ra được cách nào có thể ứng dụng vào vụ trường hợp này cả. Hi vọng bạn cho mình chút ý kiến về vấn đề sạc LiFePO4 trên xe máy và -14v.

          Comment


          • #20
            Không cần biết chạy bình kiểu gì, nhưng về lý mà nói, độ đèn cho xe máy là hành vi phạm pháp, diễn đàn không thể tiếp tay. Về thực tế, đèn xenon gây chói mắt manh người đối diện, công suất lớn tiềm ẩn nguy cơ cháy.

            Bất kể bài viết nào liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới độ đèn xe máy ở diễn đàn đều sẽ được chăm sóc kỹ càng.
            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
              Không cần biết chạy bình kiểu gì, nhưng về lý mà nói, độ đèn cho xe máy là hành vi phạm pháp, diễn đàn không thể tiếp tay. Về thực tế, đèn xenon gây chói mắt manh người đối diện, công suất lớn tiềm ẩn nguy cơ cháy.

              Bất kể bài viết nào liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới độ đèn xe máy ở diễn đàn đều sẽ được chăm sóc kỹ càng.
              Vậy thì bạn lại sai lầm trầm trọng rồi khi nói độ đèn XENON là hành vi phạm pháp, bởi thực tế bạn có thấy các xe oto đời mới vẫn dùng đèn XENON (bi cầu) không hề chói mắt ở đèn cos, thậm chí mấy bác chạy đèn sợi đốt mà để pha trong phố cũng chói mắt chứ đừng nói gì. Xenon chỉ gây chói khi không dùng chóa bi cầu.
              Dượng của mình là đội trưởng đội Công An giao thông thành phố, và mình đã hỏi rồi, chỉ cần không thay đổi kết cấu (bên ngoài) thì hoàn toàn không bị vi phạm pháp luật. Còn nếu nói vi phạm thì xin lỗi bạn chứ dán full tem, dán tem trùm ... đã là vi phạm rồi nhé. Chừng nào đầu đèn Exciter mà đổi qua đầu đèn Luvias hay No6 thì làm vi phạm. Còn đằng này mình giữ nguyên cụm đèn, chỉ tách chóa ra, khoét lỗ và nhét nguyên cụm đèn XENON bi cầu (có đường cắt cos hoàn toàn không gây chói mắt, bạn nào đi ngược chiều mình từ 100m trở lại mà kêu chói mình đập luôn con xe).==> chói hay không, vi phạm hay không là do Ý THỨC con người => Cái này mình có thừa vì xe mình trước giờ toàn cháy sợi đèn cos.
              Bác cho rằng tiềm ẩn nguy cơ cháy, nên mình tính phương án tách riêng hệ thống điện ra, để khi xảy ra sự cố chẳng ảnh hưởng gì đến hệ thống điện zin => Nếu như chỉ là gắn cái đèn vô rồi dùng thì ở ngoài người ta dùng ầm ầm rồi, chứ không cần tìm tòi tính toán 2 hệ thống sạc như mình đâu.
              P/s: Mình có 1 bài viết mới hình như cũng bị "chăm sóc" vì liên quan đến độ đèn, nhưng lại xóa hẳn khi chưa tìm hiểu kỹ vấn đề thì phải. Mình đầu tư và tìm hiểu kỹ để có thể có một chiếc xe trang bị tốt, hiệu quả sử dụng tốt, chứ có phải là thể loại phá làng xóm gắn ba cái đèn tào lao đâu. Đây là tìm hiểu khoa học 1 cách đúng đắn, kỹ thuật mà mấy bác lại kiềm kẹp hạn chế thế này thì khác nào đang kiềm hãm sự phát triển công nghệ.

              Comment


              • #22
                Ở chổ mình thì xe nào nguyên bản không gằn đèn xenon ban đêm phát ánh sáng trắng là bị vẫy vô ngay .
                - Bạn có ý thức nhưng khi thảo luận xong có giải pháp hoàn chỉnh người khác vào đọc chắc gì cũng có ý thức như bạn .

                Comment


                • #23
                  Xe ô tô thiết kế từ đầu chạy đèn xenon => chạy thoải mái. Ô tô thiết kế dùng đèn halogen mà độ sang xenon đã là sai. Xe máy thiết kế từ đầu đèn halogen, đổi sang LED hay xenon đều là sai. Dán full tem, tem trùm đương nhiên là sai vì thay đổi đáng kể nhận dạng cái xe.

                  Tất nhiên đám con cháu "cán bộ trong ngành" thì nói mạnh được rồi. Kể cả có đi sai lè ra vẫn xin xỏ được. Gây tai nạn sẽ có người chịu thế ... khác xa dân đen. Nhưng không có nghĩa rằng diễn đàn tiếp tay cho hành vi phạm pháp. Pháp luật đồng thời là thứ ghi trong sách, cũng là phục vụ lợi ích chung chứ không phải thứ ở mồm mấy "cán bộ trong ngành" trích dẫn ra bởi thành viên nick vô nghĩa với 10 bài viết ở diễn đàn.

                  Nếu đã mạnh miệng đầu tư và tìm hiểu kỹ thì cũng phải thừa biết rằng nhà sản xuất khi tính toán thiết kế các chi tiết trên xe, nhất là những thứ liên quan tới an toàn, đều phải làm đủ & hơi dư một chút so với nhu cầu thực tế, điều kiện giao thông thực tế trong trường hợp xấu nhất.

                  Công nghệ thế giới đã phát triển sẵn rồi. Người Việt cũng đã sáng tạo trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thiếu bớt vài trẻ trâu muốn mượn danh "công nghệ" để độ chế lợi mình hại người (đèn rọi, đèn nháy, kích cá, stun-gun ...) cũng không ảnh hưởng gì tới "phát triển công nghệ" chung. Thiếu bớt đám đó thực tế có lợi cho xã hội, vì những người thực sự muốn phát triển công nghệ sẽ dành cái đầu, thời gian, công sức để nghĩ về những thứ thiết thực, lành mạnh, ích lợi hơn.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  trthnguyen Tìm hiểu thêm về trthnguyen

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X