Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hướng dẫn làm mạch cảm biến tự động khi sụt áp và quá áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Để chỉnh lưu lượng nước mà bạn dùng van này thì phí quá. Chỉ cần chế 1 van bướm giống như trong bình xăng con (chế hoà khí). Chỉ cần 1 lực nhỏ cũng xoay được. Có thể dùng nam châm điện để điều khiển van này: Khi điện áp tăng cao nam châm hút mạnh xoay ngang cánh bướm chặn bớt nước lại. Điện yếu thì lò xo kéo van trở về vị trí nằm dọc. Có thể mắc nối tiếp nam châm điện với diod zenner (hoặc mạch điện tương đương với zenner) để van chỉ hoạt động khi điện áp > mức cài đặt, ví dụ dưới 180V thì van mở hoàn toàn, trên 200V khép nhỏ lại.

    Để bảo vệ khi điện áp tăng vọt thì có 1 cách cùi bắp là dùng máy biến áp hàn cũ giữ nguyên cuộn sơ cấp, quấn lại cuộn thứ cấp ra 220V. Đặc điểm máy biến áp hàn là làm việc ở vùng bão hoà nên điện áp vào có tăng thì điện áp ra cũng không tăng nhiều. Khuyết điểm là khi điện áp cao thì biến áp bị nóng, điện áp ra bị xén ngọn không còn sin nữa. Cách khắc phục là điều chỉnh máy phát cho điện áp hơi thấp 1 chút (khoảng 200V). Cách này chỉ áp dụng cho nguồn công suất thấp, thời gian quá áp ngắn, nếu không cháy luôn biến áp.
    đối với áp suất nước thủy điện nhỏ thì van cánh bướm như bác đề nghị thì sẽ không được hoan nghênh đâu ạ , vì lực nước đè lên van là khá nặng , cơ cấu kéo và giữ van không đơn giản đâu , chỉ dùng van trục vít thôi, nhưng trong thực tế thì chẳng mấy ai dùng kiểu điều chỉnh van nước tua bin để giữ ổn định điện áp ra liên tục cả , trừ một vài tình huống ngặt thôi , thông thường với mức áp thay đổi nhanh và rộng như vậy thì phải dùng bộ ly tâm trên trục tua bin để hãm vòng quay hoặc dùng lực ly tâm để kéo lõi nam châm ra xa stato máy phát thì điện áp / công suất máy sẽ giảm , tất nhiên cơ cấu cơ khí sẽ phức tạp hơn nhiều , nếu như chủ thớt có điều kiện thì đặt bộ hiệu chỉnh điện áp kiểu servo điện tử để ổn định điện áp từ tua bin máy phát , nó hoạt động trên nguyên lý vòng tua máy phản hồi về mạch kiểm soát điện áp ra (giống như ổn áp cơ) .

    Comment


    • #17
      Theo em thì về lâu dài vẫn phải chỉnh lưu lượng cho đỡ hao nước. Dùng hãm chỉ một lúc là cháy dĩa + bố giống như xe đổ đèo mà rà thắng liên tục.

      Trường hợp này chỉ cần giảm lưu lượng thôi nên bướm không cần to khít lòng ống. Nếu canh cho áp lực tác dụng lên 2 bên cánh bướm cân bằng nhau thì chỉ cần 1 lực nhỏ thôi là xoay được rồi.

      Phía trước van bướm nên có 1 ngã T tạo cột nước điều áp. Khi van đóng đột ngột thì nước trào ra khỏi cột này, tránh hiện tượng nước va.

      Không biết củ phát này có mạch AVR không?
      sau.ph

      Comment


      • #18
        Loại này chưa thấy có AVR bao giờ.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

          đối với áp suất nước thủy điện nhỏ thì van cánh bướm như bác đề nghị thì sẽ không được hoan nghênh đâu ạ , vì lực nước đè lên van là khá nặng , cơ cấu kéo và giữ van không đơn giản đâu , chỉ dùng van trục vít thôi, nhưng trong thực tế thì chẳng mấy ai dùng kiểu điều chỉnh van nước tua bin để giữ ổn định điện áp ra liên tục cả , trừ một vài tình huống ngặt thôi , thông thường với mức áp thay đổi nhanh và rộng như vậy thì phải dùng bộ ly tâm trên trục tua bin để hãm vòng quay hoặc dùng lực ly tâm để kéo lõi nam châm ra xa stato máy phát thì điện áp / công suất máy sẽ giảm , tất nhiên cơ cấu cơ khí sẽ phức tạp hơn nhiều , nếu như chủ thớt có điều kiện thì đặt bộ hiệu chỉnh điện áp kiểu servo điện tử để ổn định điện áp từ tua bin máy phát , nó hoạt động trên nguyên lý vòng tua máy phản hồi về mạch kiểm soát điện áp ra (giống như ổn áp cơ) .
          Bác nói rõ hơn giúp em cái này với, vấn đề điện đóm này em hơi ngu, tầm vài chục triệu thì ko được chứ vài triệu em đầu tư được ạ

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Theo em thì về lâu dài vẫn phải chỉnh lưu lượng cho đỡ hao nước. Dùng hãm chỉ một lúc là cháy dĩa + bố giống như xe đổ đèo mà rà thắng liên tục.

            Trường hợp này chỉ cần giảm lưu lượng thôi nên bướm không cần to khít lòng ống. Nếu canh cho áp lực tác dụng lên 2 bên cánh bướm cân bằng nhau thì chỉ cần 1 lực nhỏ thôi là xoay được rồi.

            Phía trước van bướm nên có 1 ngã T tạo cột nước điều áp. Khi van đóng đột ngột thì nước trào ra khỏi cột này, tránh hiện tượng nước va.

            Không biết củ phát này có mạch AVR không?
            Cái này arv ko được ạ. Chế được cái nào như arv cho cái này thì tốt quá

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi dinhthuong Xem bài viết

              Bác nói rõ hơn giúp em cái này với, vấn đề điện đóm này em hơi ngu, tầm vài chục triệu thì ko được chứ vài triệu em đầu tư được ạ
              trước khi tìm đến giải pháp cho vấn đề thì việc đầu tiên là phải xem xét kết cấu của thiết bị , thì sau đó mới tính đến phương án cái tiến để đạt được yêu cầu , nhưng trong trường hợp sử dụng gia đình , thì việc độ chế chuyên sâu sẽ không phù hợp vì nhiều nguyên nhân , vốn liếng , công sức bỏ ra nghiên cứu , chế tạo ,chạy thử, và thời gian sẽ trở nên lãng phí , vì không chế tạo đại trà , vì từ một máy phát tua bin nước thông thường phải chế tạo thêm bộ gá phát riêng hoặc phải quấn thêm cuộn phụ thì máy mới hoạt động được theo chức năng mới , phương án tối ưu đề ra trong điều kiện khó khăn là tháo máy ra , quấn thêm một số vòng dây trên các cuộn stato để có được khoảng 18-32vac/2A để làm một mạch kiểm soát điện áp , chứ nếu làm thêm một máy phát phụ trên cũng trục thì sẽ tốn kém nhiều về gia công cơ khí, khi đã có nguồn phụ rồi thì sau đó đi mua 2 máy ổn áp cơ kiểu lioa cũ , giá rất rẻ , về độ chế thành máy ổn áp dải rộng 80v-480v .( 2 máy mắc nối tiếp). mạch điện phụ để điều khiển các rơ le chuyển mạch và chổi than trượt trên các cuộn dây của ổn áp , sau khi thiết bị đạt rồi , thì nguồn nước sẽ được chỉnh van cho máy chạy ở mức 250v-280v , để tiết kiệm nguồn nước mà máy ổn áp vẫn hoạt động ở chế độ giảm áp, khi tải thay đổi thì khả năng ổn áp vẫn hoạt động tốt với mức áp ra 220v/3%/7s (giây) trên đây là mình phác thảo sơ bộ phương án cải tạo máy phát , còn thực tế thì phải cụ thể từng món một , quấn thêm dây , thiết kế bộ điều khiển rơ le và mạch điện chổi than quét ,đấu nối 2 máy ổn áp lại , chọn áp ngõ ra và mạch bảo vệ quá áp , dự kiến chi phí : 2 máy ổn áp 1500w ,4tr , quấn dây 0,3tr, chế tạo mạch điều khiển 2tr , mua rơ le , phụ kiện khoảng 1tr , còn thời gian và công sức thì không tính (vì tính không được)

              Comment


              • #22
                Các bác ơi cho em hỏi, giờ em cho máy chạy max công suất, có cách nào chuyển sang điện DC rồi biến áp sang 24v để em dùng bộ kích điện ko ạ. Em định đầu tư cái kích 2500w

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi dinhthuong Xem bài viết
                  Các bác ơi cho em hỏi, giờ em cho máy chạy max công suất, có cách nào chuyển sang điện DC rồi biến áp sang 24v để em dùng bộ kích điện ko ạ. Em định đầu tư cái kích 2500w
                  trường hợp của bạn thì chẳng có cách nào để chuyển nó về 24vdc rồi dùng cho kích điện 2500w ==> 24v/110A .

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi dinhthuong Xem bài viết
                    Các bác ơi cho em hỏi, giờ em cho máy chạy max công suất, có cách nào chuyển sang điện DC rồi biến áp sang 24v để em dùng bộ kích điện ko ạ. Em định đầu tư cái kích 2500w
                    Chắc là bạn phải qua luồng chế inverter của bác thanhfdc nhờ các bác ấy hướng dẫn làm ổn áp 350VDC rồi dùng cầu H băm xung ra sin 220VAC.
                    sau.ph

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    dinhthuong Tìm hiểu thêm về dinhthuong

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X