Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chức năng của điện trở trong mạch

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chức năng của điện trở trong mạch

    Chào mọi người, em có tham khảo và đang làm một cái mạch bật tắt thiết bị bằng 1 nút nhấn. Ý là nhấn cái là bật, nhấn cái nữa là tắt ấy ạ. Nhưng có 1 số linh kiện trong mạch em không hiểu chắc năng của nó là gì, chính là con R5 và R8 trong hình đó ạ. Em bỏ đi thì mạch không hoạt động...
    Em là newbie, mong được mọi người giải đáp ạ. Cảm ơn mọi người ạ <3

  • #2
    Nguyên văn bởi DKS.BK Xem bài viết
    Chào mọi người, em có tham khảo và đang làm một cái mạch bật tắt thiết bị bằng 1 nút nhấn. Ý là nhấn cái là bật, nhấn cái nữa là tắt ấy ạ. Nhưng có 1 số linh kiện trong mạch em không hiểu chắc năng của nó là gì, chính là con R5 và R8 trong hình đó ạ. Em bỏ đi thì mạch không hoạt động...
    Em là newbie, mong được mọi người giải đáp ạ. Cảm ơn mọi người ạ <3
    Theo mình thấy thì R5 có thể bỏ nhưng không được bỏ R8.
    Nguyên lý: giả sử đèn đang tắt -> T1, T2, T3 ngưng dẫn. Khi nhấn nút -> T3 được phân cực qua R6, R7,nút nhấn và R3 -> T3 dẫn làm đèn sáng, ngay sau đó T2 được phân cực bởi R2 và T3 -> T2 dẫn -> T3 tiếp tục được phân cực qua T2, R8 và R3 nên giữ trạng thái bật cho đèn dù đã nhả nút nhấn.
    Do đó không được bỏ R8 vì sẽ mất phân cực cho T3 -> đèn sẽ tắt ngay khi nhả nút.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

      Theo mình thấy thì R5 có thể bỏ nhưng không được bỏ R8.
      Nguyên lý: giả sử đèn đang tắt -> T1, T2, T3 ngưng dẫn. Khi nhấn nút -> T3 được phân cực qua R6, R7,nút nhấn và R3 -> T3 dẫn làm đèn sáng, ngay sau đó T2 được phân cực bởi R2 và T3 -> T2 dẫn -> T3 tiếp tục được phân cực qua T2, R8 và R3 nên giữ trạng thái bật cho đèn dù đã nhả nút nhấn.
      Do đó không được bỏ R8 vì sẽ mất phân cực cho T3 -> đèn sẽ tắt ngay khi nhả nút.
      Thế tác dụng con T1 là gì vậy bác.

      Comment


      • #4
        R5 để đảm bảo đèn tắt hoàn toàn. Nếu bỏ R5 có thể nhiễu hoặc dòng rò làm đèn tự chuyển sang trạng thái ON.

        Trạng thái của T1 và T3 hoàn toàn giống nhau. Vì vậy có thể bỏ T1 và R4 đi, nối R7 vào chân C của T3 . Khi này có thể bỏ R5 được vì đã có R6 chống nhiễu cho T2.

        Vai trò của tụ cũng rất quan trọng trong việc kích chuyển trạng thái.
        sau.ph

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi hieulv105 Xem bài viết

          Thế tác dụng con T1 là gì vậy bác.
          Khi đèn sáng T1 sẽ được phân cực bởi T2 và R4 -> T1 dẫn -> C1 sẽ bị xả hết điện qua R7 và T1 để sẵn sàng cho việc tắt đèn (khi nhấn nút điện áp phân cực T3 sẽ phải nạp cho C1 nên bị sụt làm mất phân cực cho T3 -> T3 ngắt và đèn tắt. Tuy nhiên có vẻ khi tắt không được giữ nút nhấn lâu vì khi C1 được nạp đến 1 mức nào đấy sẽ lại phân cực cho T3 và đèn lại sáng).

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            R5 để đảm bảo đèn tắt hoàn toàn. Nếu bỏ R5 có thể nhiễu hoặc dòng rò làm đèn tự chuyển sang trạng thái ON.

            Trạng thái của T1 và T3 hoàn toàn giống nhau. Vì vậy có thể bỏ T1 và R4 đi, nối R7 vào chân C của T3 . Khi này có thể bỏ R5 được vì đã có R6 chống nhiễu cho T2.

            Vai trò của tụ cũng rất quan trọng trong việc kích chuyển trạng thái.
            Bác nói rõ hơn chỗ con R5 cho em thông với được không ạ ><

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi DKS.BK Xem bài viết
              Chào mọi người, em có tham khảo và đang làm một cái mạch bật tắt thiết bị bằng 1 nút nhấn. Ý là nhấn cái là bật, nhấn cái nữa là tắt ấy ạ. Nhưng có 1 số linh kiện trong mạch em không hiểu chắc năng của nó là gì, chính là con R5 và R8 trong hình đó ạ. Em bỏ đi thì mạch không hoạt động...
              Em là newbie, mong được mọi người giải đáp ạ. Cảm ơn mọi người ạ <3
              Em thử bỏ R5 thì sau khi bật lên không tắt được nữa @@
              Còn chỗ R8 em thử nối tắt, khi đó T3 được R3 và T2 phân cực rồi nhưng cũng k tắt được đèn ><

              Comment


              • #8
                Nếu không có R5, T2 có dòng rò nhỏ xíu cũng đủ làm T3 dẫn nhẹ. T3 dẫn nhẹ làm T2 cũng dẫn nhẹ theo. T2 dẫn nhẹ làm T3 dẫn mạnh lên... cứ như thế dòng điện sẽ tăng dần cho đến khi đèn sáng hẳn.

                Nếu có R5 nối chân B của T3 xuống mass. T2 có dẫn nhẹ thì T3 vẫn chưa dẫn được. T2 phải dẫn đủ mạnh, kéo điện áp của R5 lên >0,5V thì T3 mới bắt đầu dẫn được.

                Sau khi đèn sáng phải chờ 1 chút cho tụ xả hết điện rồi mới nhấn nút tắt được. Bạn nên đo điện áp các linh kiện để hiểu cách thức mạch hoạt động.
                sau.ph

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Nếu không có R5, T2 có dòng rò nhỏ xíu cũng đủ làm T3 dẫn nhẹ. T3 dẫn nhẹ làm T2 cũng dẫn nhẹ theo. T2 dẫn nhẹ làm T3 dẫn mạnh lên... cứ như thế dòng điện sẽ tăng dần cho đến khi đèn sáng hẳn.

                  Nếu có R5 nối chân B của T3 xuống mass. T2 có dẫn nhẹ thì T3 vẫn chưa dẫn được. T2 phải dẫn đủ mạnh, kéo điện áp của R5 lên >0,5V thì T3 mới bắt đầu dẫn được.

                  Sau khi đèn sáng phải chờ 1 chút cho tụ xả hết điện rồi mới nhấn nút tắt được. Bạn nên đo điện áp các linh kiện để hiểu cách thức mạch hoạt động.
                  Vâng. Thanks bác ạ. Vậy con R8 có chức năng gì mà k nối tắt hay bỏ đi được ạ?

                  Comment


                  • #10
                    T2 kéo R3 lên điện dương làm đèn sáng.
                    C1 (sau khi xả hết điện) kéo R3 xuống âm (mas) làm đèn tắt.

                    Bỏ R8 đi làm dương thịnh âm suy nên đèn không tắt được. Mình nghĩ có thể còn do tụ dỏm, khô hoặc công tắc tiếp xúc không tốt.

                    R8 còn có tác dụng giảm dòng điện từ T2 chạy vào tụ điện khi nhấn nút.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                      T2 kéo R3 lên điện dương làm đèn sáng.
                      C1 (sau khi xả hết điện) kéo R3 xuống âm (mas) làm đèn tắt.

                      Bỏ R8 đi làm dương thịnh âm suy nên đèn không tắt được. Mình nghĩ có thể còn do tụ dỏm, khô hoặc công tắc tiếp xúc không tốt.

                      R8 còn có tác dụng giảm dòng điện từ T2 chạy vào tụ điện khi nhấn nút.
                      Cảm ơn bác nhiều ạ <3

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      DKS.BK Tìm hiểu thêm về DKS.BK

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X