Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hỏi tác dụng của con điện trở 1K trong mạch ạ??

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin hỏi tác dụng của con điện trở 1K trong mạch ạ??

    Xin chào a/e trong 4rum,

    Click image for larger version

Name:	PNP-NPN-01.png
Views:	5476
Size:	142.0 KB
ID:	1711495

    Mình thử ngồi vẽ giả lập 1 mạch như các ảnh . Đầu tiên mình không gắn con điện trở 1K vào và cho mạch chạy thì thấy khi bộ tạo xung 0-5V ở mức thấp (0V) thì transistor NPN không hoạt động nên không có dòng điện trong mạch (hơi lạ là cái đồng hồ Vôn kế nó không chỉ thị cái gì mà lại kéo lên cao và mình không hiểu ý nghĩa của việc này). Tuy nhiên đèn led không sáng. Nhưng ở trường hợp này, mình thấy là điện áp chênh lệch giữa cực B và E của con transistor thuận PNP đáng lẽ phải là 11,2V (12V-0,8 "vì tool vẽ này nó để điện áp phân cực transistor là 0,8V"=11,2V) và transistor thuận này sẽ luôn dẫn và led sẽ luôn sáng (tool vẽ sai hay không?????)
    Click image for larger version

Name:	PNP-NPN-02.png
Views:	5263
Size:	165.9 KB
ID:	1711496
    Khi bộ tạo xung ở mức cao 5V thì mình thấy đèn led sáng như hình (hình trên).

    Click image for larger version

Name:	PNP-NPN-03.png
Views:	5278
Size:	145.7 KB
ID:	1711497
    Và cuối cùng, mình gắn thêm 1 điện trở 1K vào mạch (chỗ bôi đỏ) và cho mạch hoạt động thì thấy các đồng hồ Vôn kế đều hiện giá trị. Mình thắc mắc không hiểu điện trở 1K có tác dụng gì trong mạch này, xin anh em giải đáp giúp với ạ.
    Click image for larger version

Name:	PNP-NPN-04.png
Views:	5285
Size:	116.2 KB
ID:	1711498

  • #2
    Câu trả lời nó nằm trong bài hỏi về 1 con pnp hôm trước đó chả nhẻ đọc bài đó xong chẳng ngộ ra cái gì ......

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
      Câu trả lời nó nằm trong bài hỏi về 1 con pnp hôm trước đó chả nhẻ đọc bài đó xong chẳng ngộ ra cái gì ......
      Tôi chưa ngộ hết vì dốt ạ. Nên dốt thì mới phải lên đây hỏi ạ. Chứ bro giỏi rồi khỏi cần hỏi ạ. Tôi có hiểu là nó phân áp, nhưng không có nó thì mạch vẫn chạy và điều đó mới khó hiểu ạ.

      Comment


      • #4
        trong mạch khi ở mức 1 thì có con NPN dẫn về GND cho cực B con PNP, PNP được phân cực thuận ==> đèn sáng, còn con trở 1k kia giúp con PNP định thiên.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi chè elec Xem bài viết
          trong mạch khi ở mức 1 thì có con NPN dẫn về GND cho cực B con PNP, PNP được phân cực thuận ==> đèn sáng, còn con trở 1k kia giúp con PNP định thiên.
          Csms ơn bro. Nhưng không có nó, mình thấy mạch chạy mà đèn vẫn sáng là sao nhỉ?

          Comment


          • #6
            Cái tròn tròn, lúc hồng hồng, lúc tim tím, là cái gì vậy?
            sau.ph

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
              Cái tròn tròn, lúc hồng hồng, lúc tim tím, là cái gì vậy?
              Nó là nguồn tín hiệu xung logic (có thể là mạch tạo nguồn xung, chip vi xử lý tạo xung gì đó...) có 2 mức điện áp 0v ( mức thấp) và 5v (mức cao) ạ. Lúc nó màu xanh (tím) là nó ở mức thấp, còn hồng là mức cao 5v.

              Comment


              • #8
                À lúc nãy lộn cứ nghĩ cái vôn kế ở dưới là nguồn xung 5V.

                Cái trở 1k đó không tạo thành mạch phân áp. Có thể xem nó như là điện trở phân cực cho cực C của NPN. Nếu bỏ nó đi thì thành Open Collector, mạch vẫn hoạt động được. Thực tế nếu không có con 1k đó thì led có thể không tắt hẳn khi xung xuống 0V mà sáng mờ mờ do dòng rò hoặc do nhiễu.
                sau.ph

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  À lúc nãy lộn cứ nghĩ cái vôn kế ở dưới là nguồn xung 5V.

                  Cái trở 1k đó không tạo thành mạch phân áp. Có thể xem nó như là điện trở phân cực cho cực C của NPN. Nếu bỏ nó đi thì thành Open Collector, mạch vẫn hoạt động được. Thực tế nếu không có con 1k đó thì led có thể không tắt hẳn khi xung xuống 0V mà sáng mờ mờ do dòng rò hoặc do nhiễu.
                  Thảo nào mình thấy khi nguồn xung ở mức thấp thì vẫn thấy dòng điện chạy qua bóng led nhưng led không sáng. Cái này nó hơi chuyên sâu rồi, chắc mình chưa đủ trình để hiểu ạ. Rất cảm ơn bro ạ.

                  Comment


                  • #10
                    Cũng chẳng có gì chuyên sâu đâu. Con trở 1k kéo chân C của NPN lên 12V khi trans ngưng dẫn. Nếu không có con trở kéo lên thì khi trans ngưng dẫn, C xem như không nối vào đâu cả, nó có điện áp lơ lửng.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                      Cũng chẳng có gì chuyên sâu đâu. Con trở 1k kéo chân C của NPN lên 12V khi trans ngưng dẫn. Nếu không có con trở kéo lên thì khi trans ngưng dẫn, C xem như không nối vào đâu cả, nó có điện áp lơ lửng.
                      Bro có cái thông tin hay link web hay gì đó mô tả rõ hiện tượng "Open Collector" không ạ? Mình có đọc vài web nhưng không hiểu rõ ạ.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

                        Bro có cái thông tin hay link web hay gì đó mô tả rõ hiện tượng "Open Collector" không ạ? Mình có đọc vài web nhưng không hiểu rõ ạ.
                        thuật ngữ OC (open collector) chỉ trạng thái ngõ ra chân C của transistor hoặc IC có ngõ ra là chân C là không nối vào điện trở kéo , nó để trống , hở, khi transistor ngắt thì nó có trạng thái X , khi thiết kế mạch thì có nhiều trường hợp người ta để trống chân C này để tùy biến mạch điện cho phù hợp , nếu cần thiết xác lập trạng thái cho tầng sau thì người ta thêm vào chỗ chân C đó 1 trở kéo lên nguồn + (NPN), lúc này transistor ngắt thì trạng thái ngõ ra ở mức cao H .

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                          thuật ngữ OC (open collector) chỉ trạng thái ngõ ra chân C của transistor hoặc IC có ngõ ra là chân C là không nối vào điện trở kéo , nó để trống , hở, khi transistor ngắt thì nó có trạng thái X , khi thiết kế mạch thì có nhiều trường hợp người ta để trống chân C này để tùy biến mạch điện cho phù hợp , nếu cần thiết xác lập trạng thái cho tầng sau thì người ta thêm vào chỗ chân C đó 1 trở kéo lên nguồn + (NPN), lúc này transistor ngắt thì trạng thái ngõ ra ở mức cao H .
                          Hic. Em còn chưa biết cái trạng thái X hay trạng thái Z (theo một số web nó có nói đến) là trạng thái gì?

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

                            Hic. Em còn chưa biết cái trạng thái X hay trạng thái Z (theo một số web nó có nói đến) là trạng thái gì?
                            đó là trạng thái không có ý nghĩa , không phải là L hoặc H , điện áp lúc này tùy thuộc vào phần tử kết nối phía sau nó , trong mạch thực tế người ta không để trạng thái này vì nó gây bất ổn cho mạch phía sau , vì thế họ hay dùng một điện trở kéo lên nguồn , để mạch ở trạng thái H .tất nhiên là trạng thái H này không làm ảnh hưởng đến chức năng của mạch .

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                              đó là trạng thái không có ý nghĩa , không phải là L hoặc H , điện áp lúc này tùy thuộc vào phần tử kết nối phía sau nó , trong mạch thực tế người ta không để trạng thái này vì nó gây bất ổn cho mạch phía sau , vì thế họ hay dùng một điện trở kéo lên nguồn , để mạch ở trạng thái H .tất nhiên là trạng thái H này không làm ảnh hưởng đến chức năng của mạch .
                              Ra là vậy. Rất cảm ơn bác ạ.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              TeppiVN Tìm hiểu thêm về TeppiVN

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X