Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin các chuyên gia giúp đỡ làm mạch

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin các chuyên gia giúp đỡ làm mạch

    Tình hình là em đang làm đồ chơi cho bé. Ý tưởng là làm 1 trò chơi giống như là Lính, đi vào bãi mìn. Tuy nhiên Mìn này khi giẫm vào thì chưa Nổ ngay, mà đến khi rút chân lên thì mới nổ.

    Ở đây, vị trí giẫm mìn đóng vai trò như là công tắc nhấn thả; còn NỔ MÌN là bóng đèn, hiệu ứng âm thanh. Tức là, khi chưa giẫm vào vị trí, thì chưa cấp nguồn cho mạch, khi giẫm vào vị trí (đóng công tấc) thì mạch được cấp nguồn, khi nhấc chân ra khỏi vị trí (mở công tắc) thì kích relay để phát ra ánh sáng, âm thanh. Mạch dùng nguồn 12v ạ.

    Các chuyên gia về mạch và linh kiện điện tử giúp em sáng tạo với nhé. Em cảm ơn ạ.

  • #2
    Mạch này dễ thôi: Công tắc tạo xung, sườn sau của xung kích mạch mở điện. Có thể dùng vài transistor hoặc 1 con IC 555.

    Bạn muốn mạch ON luôn hay vài giây sau thì tắt? Nếu dòng nhỏ thì khỏi cần rờ le.
    sau.ph

    Comment


    • #3
      tham khảo mạch này nhé.
      S1: nút "kích mìn".
      S2: Reset

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        Mạch này dễ thôi: Công tắc tạo xung, sườn sau của xung kích mạch mở điện. Có thể dùng vài transistor hoặc 1 con IC 555.

        Bạn muốn mạch ON luôn hay vài giây sau thì tắt? Nếu dòng nhỏ thì khỏi cần rờ le.
        Dạ. Chào bạn.

        Mạch tự tắt sau vài giây là mạch tạo trễ, có loại dùng 555. Nếu mạch tạo xung như bạn nói cũng dùng 555 thì kết hợp thê tạo trễ nữa thì quá thuận tiện, mình sẽ không phải mua thêm mạch tạo trễ gắn vào.

        Bạn giúp mình cái sơ đồ mạch nhé. Cảm ơn ạ.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi iTron Xem bài viết
          tham khảo mạch này nhé.
          S1: nút "kích mìn".
          S2: Reset
          Dạ. Chào bạn.

          Trên mạch thì S1 S2 có lẽ là công tắc nhỉ.

          Vậy K1, K1-a, K1-b là gì vậy ạ?
          Mình xem mà chưa hiểu được mạch điện này hoạt động thế nào, bạn gải thích chi tiết giúp mình hiểu nguyên lý vận hành của nó với.

          Dân không chuyên nên bạn thông cảm nhé. Cảm ơn ạ.

          Comment


          • #6
            Chào mừng bạn đến với diễn đàn dientuvietnam.net, hy vọng bạn có những giây phút vui vẻ, thú vị ở diễn đàn này.

            Bạn lắp ráp mạch điện này thử xem sao, linh kiện dễ tìm, dễ mua. Kèm theo mạch là 1 cục nguồn ATX (nguồn cấp máy tính) loại rẻ 50k - 100k và một mạch báo động, đèn chớp +12v.

            Nhóm 5 công tắc đặt vào những vị trí gài mìn, bạn có thể cần nhiều hơn 5 quả mìn thì mua thêm công tắc đấu song song vào cùng nhóm. Mua loại có lò xo ngon nhé, không để bị dính tiếp điểm.
            Attached Files

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi NLQT2021 Xem bài viết

              Dạ. Chào bạn.

              Trên mạch thì S1 S2 có lẽ là công tắc nhỉ.

              Vậy K1, K1-a, K1-b là gì vậy ạ?
              Mình xem mà chưa hiểu được mạch điện này hoạt động thế nào, bạn gải thích chi tiết giúp mình hiểu nguyên lý vận hành của nó với.

              Dân không chuyên nên bạn thông cảm nhé. Cảm ơn ạ.
              S1 là nút nhấn có 2 bộ tiếp điểm thường đóng và thường mở
              S2 là nút nhấn có tiếp điểm thường mở ( dùng để reset)
              K1 là rơ-le.
              K1-a, K1-b tiếp điểm phụ của ro-le K1.

              - Bình thường Tải đã được cấp nguồn -12V, đồng thời thông qua S2 thì cuộn K1 cũng được cấp nguồn -12v.
              - Khi nhấn nút S1, nguốn +12V cấp cho K1 thông qua nút nhấn S1, K1 có điện sẽ hút các tiếp điểm phụ K1-a và K1-b. tiếp điểm K1-b có nhiệm vụ cấp nguồn +12V cho K1 nên khi nhả nút S1 thì K1 vẫn hút.
              - Khi nhả S1, K1 vẫn hút do nhận điện thông qua K1-b, lúc này S1 làm kín mạch cấp nguồn cho tải ( đèn, âm thanh).
              - Khi nhấn S2, K1 mất điện làm mở K1-a, K1-b do đó tải củng mất điện. Mạch trở lại trạng thái ban đầu.

              * Hình chụp bên dưới là 1 trong các dạng của K1 (rơ-le)

              Comment


              • #8
                hay quá. cảm ơn các chuyên gia đã góp ý.
                mình sẽ nghiên cứu để hiểu và có câu hỏi sau ạ.

                1 lần nữa cảm ơn các chuyên gia.

                Comment


                • #9
                  Hình vẽ ở trên vội vàng quá nên ghi chú chưa đầy đủ. Rất xin lỗi bạn.

                  Bổ sung: Khi lính đạp mìn thì cục ATX chưa cấp nguồn +12v ra dây vàng. Chỉ khi lính giở chân lên, công tắc nhả ra thì lúc đó sẽ xuất hiện +12v tại dây vàng.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi tamkythuat Xem bài viết
                    Hình vẽ ở trên vội vàng quá nên ghi chú chưa đầy đủ. Rất xin lỗi bạn.

                    Bổ sung: Khi lính đạp mìn thì cục ATX chưa cấp nguồn +12v ra dây vàng. Chỉ khi lính giở chân lên, công tắc nhả ra thì lúc đó sẽ xuất hiện +12v tại dây vàng.
                    DẠ, em vừa xem xong, cũng đã hiểu qua về dòng. Đang định hỏi về việc này, như vậy chức năng của PS_ON trên nguồn ATX chính là cái chức năng mà em muốn làm phải không ạ. Tức là khi có điện áp 5VDC vào thì PS_ON sẽ nối với Mass, nhưng chưa xuất nguồn +12V ra, mà đến khi ngắt áp vào PS_ON thì có nguồn ra +12V ?

                    Tuy nhiên, khi nhấc chân lên, thì Tụ C1 vẫn còn tác dụng, tức là 1 lát sau thì mới ngắt PS_ON với mass. Như vậy thì ĐÈN< âm thanh cũng chưa bật ngay. bạn đề cập C1 là hỗ trợ tạo delay cho hệ thống đèn và âm thanh, nhưng mình xem mạch thì hiểu là C1 là để duy trì cho PS_ON nối với mass.
                    Cho nên, Vậy tại sao mình không làm đơn giản nhất là nối vị trí 5VDC -> công tắc -> trở -> Q2 -> PS_ON ?

                    Mong bạn thông cảm, mình không am hiểu nên mới hỏi vậy.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi iTron Xem bài viết

                      S1 là nút nhấn có 2 bộ tiếp điểm thường đóng và thường mở
                      S2 là nút nhấn có tiếp điểm thường mở ( dùng để reset)
                      K1 là rơ-le.
                      K1-a, K1-b tiếp điểm phụ của ro-le K1.

                      - Bình thường Tải đã được cấp nguồn -12V, đồng thời thông qua S2 thì cuộn K1 cũng được cấp nguồn -12v.
                      - Khi nhấn nút S1, nguốn +12V cấp cho K1 thông qua nút nhấn S1, K1 có điện sẽ hút các tiếp điểm phụ K1-a và K1-b. tiếp điểm K1-b có nhiệm vụ cấp nguồn +12V cho K1 nên khi nhả nút S1 thì K1 vẫn hút.
                      - Khi nhả S1, K1 vẫn hút do nhận điện thông qua K1-b, lúc này S1 làm kín mạch cấp nguồn cho tải ( đèn, âm thanh).
                      - Khi nhấn S2, K1 mất điện làm mở K1-a, K1-b do đó tải củng mất điện. Mạch trở lại trạng thái ban đầu.

                      * Hình chụp bên dưới là 1 trong các dạng của K1 (rơ-le)

                      Mình gặp 2 vấn đề
                      1 là loại nút nhấn S1 thì mình chưa dùng lần nào, mình sẽ cố gắng tìm hiểu để mua.
                      2 là cái rơ le (relay) đó bạn có thể chi tiết hơn là loại 5 chân, 8 chân, hay loại nào vậy (vì mình nhìn hình thì hơn 8 chân), mà mình thì chỉ mới dùn gqua loại 5 chân. Vì vậy, bạn giúp mình cụ thể vị trí của chân K1-a và K1-b luôn nhé.

                      Mình cảm ơn ạ.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi NLQT2021 Xem bài viết


                        Mình gặp 2 vấn đề
                        1 là loại nút nhấn S1 thì mình chưa dùng lần nào, mình sẽ cố gắng tìm hiểu để mua.
                        2 là cái rơ le (relay) đó bạn có thể chi tiết hơn là loại 5 chân, 8 chân, hay loại nào vậy (vì mình nhìn hình thì hơn 8 chân), mà mình thì chỉ mới dùn gqua loại 5 chân. Vì vậy, bạn giúp mình cụ thể vị trí của chân K1-a và K1-b luôn nhé.

                        Mình cảm ơn ạ.
                        Loại 5 chân chỉ có 1 bộ tiếp điểm, mình cần ít nhất là loại 8 chân, còn cái trong hình mình gửi là 14 chân.

                        Comment


                        • #13
                          Mạch hoạt động như sau:
                          ​​​​​Lưu ý chân PS_ON màu xanh lá cây bình thường là mức cao (khoảng 4v-5v) và chân +12v màu vàng bình thường là 0v.
                          1. Khi không có lính nào đạp mìn, nhóm 5 công tắc sẽ không có cái nào đóng (2 tiếp điểm không tiếp xúc). Sẽ không có nguồn điện +5v stand-by (nguồn chế độ chờ, thường trực) cấp cho mạch, tụ C1 không có điện để nạp.
                          2. Khi có lính đạp mìn, chỉ cần 1 công tắc đóng (nhiều cái đóng 1 lượt cũng thế) thì có nguồn +5v thông qua D1, R3, D2 nạp cho tụ C1.
                          3. Lúc này Q1 sẽ không dẫn điện vì phân cực ngược (Vb lớn hơn Ve khoảng 0.6v), nên Q2 cũng không dẫn điện. Kết quả là cực C của Q2 vẫn ở mức cao, không có điện áp +12v cấp ra dây vàng.
                          4. Khi lính giở chân lên, bước đi thì những công tắc đó nhả ra (2 tiếp điểm không tiếp xúc). Sẽ không có nguồn điện +5v cấp cho mạch nữa.
                          5. Lúc này chỉ còn 1 ít lượng điện đang chứa trong tụ C1 (nhiều hay ít tùy dung lượng) sẽ xả điện qua Q1.
                          6. Vì cực B của Q1 có điện trở R1 10K nối mass nên có dòng BE phân cực thuận, khiến Q1 khuếch đại dòng điện EC. Dòng điện từ C1 thông qua Q1, R2 cấp dòng cho cực B Q2 và Q2 cũng dẫn điện.
                          7. Khi Q2 dẫn thì chân PS_ON sẽ kéo xuống mức thấp (thông mass) thông qua CE của Q1. Kết quả là xuất hiện +12v tại dây vàng.
                          8. Tụ C1 xả hết điện thì toàn bộ mạch trở về trạng thái trước đó, không hoạt động.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi tamkythuat Xem bài viết
                            Mạch hoạt động như sau:
                            ​​​​​Lưu ý chân PS_ON màu xanh lá cây bình thường là mức cao (khoảng 4v-5v) và chân +12v màu vàng bình thường là 0v.
                            1. Khi không có lính nào đạp mìn, nhóm 5 công tắc sẽ không có cái nào đóng (2 tiếp điểm không tiếp xúc). Sẽ không có nguồn điện +5v stand-by (nguồn chế độ chờ, thường trực) cấp cho mạch, tụ C1 không có điện để nạp.
                            2. Khi có lính đạp mìn, chỉ cần 1 công tắc đóng (nhiều cái đóng 1 lượt cũng thế) thì có nguồn +5v thông qua D1, R3, D2 nạp cho tụ C1.
                            3. Lúc này Q1 sẽ không dẫn điện vì phân cực ngược (Vb lớn hơn Ve khoảng 0.6v), nên Q2 cũng không dẫn điện. Kết quả là cực C của Q2 vẫn ở mức cao, không có điện áp +12v cấp ra dây vàng.
                            4. Khi lính giở chân lên, bước đi thì những công tắc đó nhả ra (2 tiếp điểm không tiếp xúc). Sẽ không có nguồn điện +5v cấp cho mạch nữa.
                            5. Lúc này chỉ còn 1 ít lượng điện đang chứa trong tụ C1 (nhiều hay ít tùy dung lượng) sẽ xả điện qua Q1.
                            6. Vì cực B của Q1 có điện trở R1 10K nối mass nên có dòng BE phân cực thuận, khiến Q1 khuếch đại dòng điện EC. Dòng điện từ C1 thông qua Q1, R2 cấp dòng cho cực B Q2 và Q2 cũng dẫn điện.
                            7. Khi Q2 dẫn thì chân PS_ON sẽ kéo xuống mức thấp (thông mass) thông qua CE của Q1. Kết quả là xuất hiện +12v tại dây vàng.
                            8. Tụ C1 xả hết điện thì toàn bộ mạch trở về trạng thái trước đó, không hoạt động.
                            À, như vậy thì điểm quan trọng là ở bước 3. Mình sẽ tìm hiểu và làm test thử luôn. Cảm ơn bạn rất nhiều.

                            DIOT D1 có tác dụng 1 chiều cho dòng. DIOT D2 có tác dụng không cho điện từ C1 đi ngược lại đến B mà phải đi qua E, đồng thời Ve < Vb. Hay. Tác dụng nhấn thả mới kích relay là ở đây.

                            Comment


                            • #15
                              Đúng vậy, ở bước 3 là Q1 không dẫn điện dù tụ C1 có điện áp. Lúc này chỉ chờ bé lính giở chân lên thôi.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              NLQT2021 Tìm hiểu thêm về NLQT2021

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X