Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách mắc đèn led cho sáng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách mắc đèn led cho sáng

    chào các bác , e như một con gà về vấn đề này nên lên đây nhờ các bác hướng dẫn giúp cho ạ, tình hình là e mắc 1 cái mạch đèn led như hình, mà khổ nổi đoạn thì có bóng rất sáng, có bóng sáng mờ mờ. cho e hỏi e mắc như z là đúng hay sai và làm sao cho các bóng đều sáng tỏa hết ạ , e xài led vàng 2v , R là 510 ohm , nguồn cấp 9v . e xin cảm ơn các bác
    Attached Files

  • #2
    vấn đề là bạn mắc như dz thì wa nhiều bóng nên cường độ dòng điện bị giảm qua các con led nên sáng mờ, có chổ nhánh có 4 bòng nên nó cũng sáng ko đều nhau

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi fabio_phan Xem bài viết
      chào các bác , e như một con gà về vấn đề này nên lên đây nhờ các bác hướng dẫn giúp cho ạ, tình hình là e mắc 1 cái mạch đèn led như hình, mà khổ nổi đoạn thì có bóng rất sáng, có bóng sáng mờ mờ. cho e hỏi e mắc như z là đúng hay sai và làm sao cho các bóng đều sáng tỏa hết ạ , e xài led vàng 2v , R là 510 ohm , nguồn cấp 9v . e xin cảm ơn các bác
      Bạn nên sửa lại như thế này sẽ được. Tùy vào điện thế của LED, của nguồn và số lượng LED mà sử dụng điện trở cho phù hợp.
      Attached Files

      Comment


      • #4
        bạn mắc như thế cũng không sai hoàn toàn nhưng mà nếu trong cùng 1 nhánh gồm 2 dãy(6bong) bạn sử dụng 1 loại bóng(cùng màu,cùng lô hàng)thì sẽ sáng bình thường nhưng riêng chỗ 4 bóng thì bạn phải tính lại trở để bóng sáng đồng đều,phương pháp của bạn hiện đang được ứng dụng nhiều trong quảng cáo led hiện nay mục đích thi công nhanh hơn,còn mắc như cua bác sanyo thì đúng nhất nhưng thi công lâu hơn vì phải gắn nhiều trở hơn

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi sanyo Xem bài viết
          Bạn nên sửa lại như thế này sẽ được. Tùy vào điện thế của LED, của nguồn và số lượng LED mà sử dụng điện trở cho phù hợp.
          rất cảm ơn bác , e xài cùng 1 loại LEd vàng 2v, nguồn adapter 9v , tổng cộng 28 bóng, e mua bịch điện trở có ghi là 510 ohm, z là cứ thế e phang từng cái trở 510ohm zô hình bác sửa là dc hả bác ?

          Nguyên văn bởi qcsonglong Xem bài viết
          bạn mắc như thế cũng không sai hoàn toàn nhưng mà nếu trong cùng 1 nhánh gồm 2 dãy(6bong) bạn sử dụng 1 loại bóng(cùng màu,cùng lô hàng)thì sẽ sáng bình thường nhưng riêng chỗ 4 bóng thì bạn phải tính lại trở để bóng sáng đồng đều,phương pháp của bạn hiện đang được ứng dụng nhiều trong quảng cáo led hiện nay mục đích thi công nhanh hơn,còn mắc như cua bác sanyo thì đúng nhất nhưng thi công lâu hơn vì phải gắn nhiều trở hơn
          cảm ơn bác mà lạ ở chỗ 6 bóng đều cùng loại , cùng màu hết mà có bóng lại rất sáng bóng lại hơi mờ, cho e hỏi là trc khi hàn mối nối có cần f chà nhám cái chân LED trc k ạ ?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi fabio_phan Xem bài viết
            rất cảm ơn bác , e xài cùng 1 loại LEd vàng 2v, nguồn adapter 9v , tổng cộng 28 bóng, e mua bịch điện trở có ghi là 510 ohm, z là cứ thế e phang từng cái trở 510ohm zô hình bác sửa là dc hả bác ?


            cảm ơn bác mà lạ ở chỗ 6 bóng đều cùng loại , cùng màu hết mà có bóng lại rất sáng bóng lại hơi mờ, cho e hỏi là trc khi hàn mối nối có cần f chà nhám cái chân LED trc k ạ ?
            e làm led đến giờ không biết bao nhiêu ngàn con led rồi nên có chút kinh nghiệm:
            trường hợp của bạn nếu muốn ok thì cứ mắc 3 bóng và 1 trở
            nhưng nếu muốn hiểu vì sao trường hợp trên bóng sáng ,bóng tối thì e gợi ý nhé:
            thứ nhất nếu bác mua bóng không tốt,như các hãng led lamp,eled,kento,youda......thì chất lượng không cao=> bóng sáng ,bóng mờ,bóng chết không sáng....
            bóng không tốt=>hàn không ăn chì=>hàn đi,hàn lại=>nóng,bong thì chết ,bóng thì ngấp ngoái=>sáng không đều
            -bóng sengyang đài loan là loại tốt =>sáng bền ,đẹp,đều
            hàn không cần chà
            tính trở cho led R=U/I => R={U( NGUỒN)-U(LED) }/I(LED) VÍ DỤ có 3 bóng led màu vàng mỗi bóng chịu hiệu điện thế là 2v,mắc nối tiếp 3 bóng ,dùng nguồn 9v,hãy tính đện trờ cho led
            giải: R={9-6}/0.016=187.5 ÔM
            để led sáng đẹp chọn I =10-20mA
            em lâu ngày rồi không còn sách vở gì nữa ,chỉ viết theo cách hiểu thôi nên từ ngữ có chút sai nào thì các bác sửa giúp e nhé
            Last edited by qcsonglong; 20-08-2013, 23:54.

            Comment


            • #7
              Mỗi bóng sụt áp 2V, nguồn 9V, tại sao bạn không mắc 4 bóng nối tiếp, 28 bóng được 7 nhánh.
              Mỗi nhánh cần nối tiếp với 1 điện trở (9V - 2V x 4)/0,02 = 50 Ôm. Chọn trở 56 hoặc 62 hoặc cùng lắm là 68 Ôm.
              Còn việc LED sáng không đều là do bạn mua phải LED zỏm.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi fabio_phan Xem bài viết
                rất cảm ơn bác , e xài cùng 1 loại LEd vàng 2v, nguồn adapter 9v , tổng cộng 28 bóng, e mua bịch điện trở có ghi là 510 ohm, z là cứ thế e phang từng cái trở 510ohm zô hình bác sửa là dc hả bác ?


                cảm ơn bác mà lạ ở chỗ 6 bóng đều cùng loại , cùng màu hết mà có bóng lại rất sáng bóng lại hơi mờ, cho e hỏi là trc khi hàn mối nối có cần f chà nhám cái chân LED trc k ạ ?
                LED màu vàng hổ phách thì thường có điện thế là 2V. Nếu bạn mắc mỗi hàng gồm 3 bóng nối tiếp nhau thì hiệu điện thế của cả dãy gồm 3 bóng sẽ là 2Vx3=6V.
                Tương tự như vậy, nếu bạn mắc 2 bóng nối tiếp nhau thì hiệu điện thế của dãy 2 LED sẽ là 2Vx2=4V.
                Đối với dãy LED gồm 3 bóng mắc nối tiếp nhau, hiệu điện thế của dãy LED là 6V, thì khi mắc vào nguồn 9V, bạn mắc thêm điện trở để hạn chế dòng điện đi qua LED.
                Vì mạch điện này gồm 3 LED mắc nối tiếp nhau nên cường độ dòng điện qua mỗi LED đều giống nhau; lúc này đèn sẽ sáng đều.
                Chọn giá trị điện trở thì bạn cứ áp dụng định luật Ohm cho dòng điện không đổi("dòng điện không đổi" là dòng điện một chiều) là được.
                Muốn biết giá trị điện trở thì bạn cần biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và cường độ dòng điện qua nó. Giả sử mình gọi:
                U là hiệu điện thế giữ hai đầu điện trở(đơn vị là Volt, kí hiệu: V)
                I là cường độ dòng điện qu điện trở(đơn vị là Ampere, kí hiệu: A)
                R là giá trị của điện trở (đơn vị là Ohm, kí hiệu: Ω)
                Biết được những giá trị trên thì suy ra giá trị điện trở cần tìm; áp dụng công thức:
                I = U : R (A)
                Đó là công thức chính. Từ công thức đó, bạn có thể suy ra các công thức biến đổi của nó như:
                => R = U : I (Ω)
                => U = I x R (V)
                Ví dụ như dãy LED có hiệu điện thế là 6V; mà nguồn điện là 9V. Vậy, hiệu điện thế của điện trở khi mắc nối tiếp vào dãy LED sẽ là 9V-6V=3V.
                Bạn sẽ tự chọn giá trị của cường độ dòng điện thì mới tính được. Ở đây có sự gán ghép cường độ dòng điện cho điện trở và LED. Bạn gán cho nó giá trị cường độ dòng điện là khoảng từ 10mA cho đến 20mA. Khi thay vào công thức để tính thì không dùng đơn vị mA; mà phải qui đổi về đơn vị tiêu chuẩn trong hệ SI.
                Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampere(A); và 1A = 1000mA. Chữ "m" là tiền tố chỉ ước số của các đơn vị cơ bản trong hệ SI. Nó có nghĩa là "mili"; có giá trị bằng 1/1000 giá trị của đơn vị cơ bản.
                Người ta viết 10mA hay 20mA là để cho gọn khi trình bày, thay vì phải viết là 0.01A hay 0.02A.
                Trở lại ví dụ của bạn là mạch gồm 6 LED vàng nối tiếp nhau.
                Giờ bạn đã biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là 9V-6V=3V rồi. Giờ bạn có thêm giá trị của cường độ dòng điện là khoảng từ 10-20mA; giá trị này là bạn tự cho chứ không ai cho sẵn đâu mà đi tìm. Bây giờ bạn thử chọn 15mA(tức là 0.015A)
                Áp dụng công thức, ta được:
                I =U : R => R = U : I = 3 : 0.015 = 200 (Ω)
                Vậy là bạn cần điện trở có giá trị là 200Ω để mắc nối tiếp vào dãy LED trên.
                Tương tự, bạn có thể tính cho dãy LED gồm 2 con hay 4 con,.... Nhưng chú ý, Nguồn điện nên có điện thế lớn hơn hiệu điện thế của cả dãy LED một chút
                thì mới tính được.
                Ví dụ như bậy giờ bạn muốn mắc một dãy gồm 10 LED vàng nối tiếp nhau; thì hiệu điện thế của cả dãy LED sẽ là 20V. Nguồn 9V của bạn không thắp sáng được dãy LED này. Lúc này, bạn cần nguồn từ 21V trở lên. Nhưng cũng đừng để quá cao so với hiệu điện thế của dãy LED; sẽ làm hao tốn điện năng không cần thiết. Khoảng từ 21-24V là được.
                Đối với trường hợp của bạn thì chỉ cần loại điện trở có công suất 1/4W(0.25W) là được. Chọn công suất của điện trở cũng quan trọng không kém. Nếu chọn công suất nhỏ hơn mạch tiêu thụ thì có thể làm cho điện trở bị nóng, bị cháy....
                Nếu chọn lớn hơn công suất mạch tiêu thụ thì bị lãng phí tiền.
                Một giá trị điện trở có thể có nhiều loại công suất khác nhau. Ví dụ như cùng là 10Ω; nhưng có loại là 1/8W, 1/4W, 1W, 2W, 5W, 10W, 20W,.... Kích thước chúng sẽ khác nhau.
                Bạn chọn loại 1/4W là vừa cho mạch của bạn.
                Còn ý kiến chà nhám chân LED trước khi hàn thì tùy trường hợp. Nếu LED mua mới, còn kín bọc thì hàn rất dễ ăn. Hoặc để lâu, nhưng bao bọc cẩn thận thì vẫn dễ hàn. Còn nếu để trơ ngoài không khí lâu ngày thì có thể sẽ hơi khó hàn. các chân LED bị bụi bám hay bị oxi hóa.... Chỉ cần cạo sơ hoặc đánh nhám là hàn dễ hơn.

                Comment


                • #9
                  Bạn sanyo là thầy giáo dạy nghề à ???
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #10
                    cảm ơn các bác đã tư vấn, bài viết của bác Sanyo quá chi tiết và đầy đủ , đọc xong e nhớ lại gần như kha khá các kiến thức đã học hồi phổ thông . tình hình là e đã làm theo như các bác tư vấn đó là 3 bóng và 1 trở kết quả tất cả bóng đều đã sáng đều hết

                    Comment


                    • #11
                      e không phục bác sanyo vì kiến thức mà phục bác vì bỏ thời gian ra để viết chi tiết như vậy

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi qcsonglong Xem bài viết
                        e không phục bác sanyo vì kiến thức mà phục bác vì bỏ thời gian ra để viết chi tiết như vậy
                        vâng và bác Sanyo viết lúc 0g25 khuya mà viết rất chi tiết nhiệt tình tới z nữa chứ , thật tình rất phục bác ấy , e cảm ơn bác vài chục lần cũng dc vì đã bỏ thời gian ra viết chi tiết đến từng vấn đề tới như z

                        Comment


                        • #13
                          hay qua cam on nhieu

                          cam on nhieu, nhung co minh hoi mac noi tiep la ntn, co the lam hinh anh minh hoa cach mac noi tiep va cach mac song song ko, cam on nhieu
                          Nguyên văn bởi sanyo Xem bài viết
                          LED màu vàng hổ phách thì thường có điện thế là 2V. Nếu bạn mắc mỗi hàng gồm 3 bóng nối tiếp nhau thì hiệu điện thế của cả dãy gồm 3 bóng sẽ là 2Vx3=6V.
                          Tương tự như vậy, nếu bạn mắc 2 bóng nối tiếp nhau thì hiệu điện thế của dãy 2 LED sẽ là 2Vx2=4V.
                          Đối với dãy LED gồm 3 bóng mắc nối tiếp nhau, hiệu điện thế của dãy LED là 6V, thì khi mắc vào nguồn 9V, bạn mắc thêm điện trở để hạn chế dòng điện đi qua LED.
                          Vì mạch điện này gồm 3 LED mắc nối tiếp nhau nên cường độ dòng điện qua mỗi LED đều giống nhau; lúc này đèn sẽ sáng đều.
                          Chọn giá trị điện trở thì bạn cứ áp dụng định luật Ohm cho dòng điện không đổi("dòng điện không đổi" là dòng điện một chiều) là được.
                          Muốn biết giá trị điện trở thì bạn cần biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và cường độ dòng điện qua nó. Giả sử mình gọi:
                          U là hiệu điện thế giữ hai đầu điện trở(đơn vị là Volt, kí hiệu: V)
                          I là cường độ dòng điện qu điện trở(đơn vị là Ampere, kí hiệu: A)
                          R là giá trị của điện trở (đơn vị là Ohm, kí hiệu: Ω)
                          Biết được những giá trị trên thì suy ra giá trị điện trở cần tìm; áp dụng công thức:
                          I = U : R (A)
                          Đó là công thức chính. Từ công thức đó, bạn có thể suy ra các công thức biến đổi của nó như:
                          => R = U : I (Ω)
                          => U = I x R (V)
                          Ví dụ như dãy LED có hiệu điện thế là 6V; mà nguồn điện là 9V. Vậy, hiệu điện thế của điện trở khi mắc nối tiếp vào dãy LED sẽ là 9V-6V=3V.
                          Bạn sẽ tự chọn giá trị của cường độ dòng điện thì mới tính được. Ở đây có sự gán ghép cường độ dòng điện cho điện trở và LED. Bạn gán cho nó giá trị cường độ dòng điện là khoảng từ 10mA cho đến 20mA. Khi thay vào công thức để tính thì không dùng đơn vị mA; mà phải qui đổi về đơn vị tiêu chuẩn trong hệ SI.
                          Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampere(A); và 1A = 1000mA. Chữ "m" là tiền tố chỉ ước số của các đơn vị cơ bản trong hệ SI. Nó có nghĩa là "mili"; có giá trị bằng 1/1000 giá trị của đơn vị cơ bản.
                          Người ta viết 10mA hay 20mA là để cho gọn khi trình bày, thay vì phải viết là 0.01A hay 0.02A.
                          Trở lại ví dụ của bạn là mạch gồm 6 LED vàng nối tiếp nhau.
                          Giờ bạn đã biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là 9V-6V=3V rồi. Giờ bạn có thêm giá trị của cường độ dòng điện là khoảng từ 10-20mA; giá trị này là bạn tự cho chứ không ai cho sẵn đâu mà đi tìm. Bây giờ bạn thử chọn 15mA(tức là 0.015A)
                          Áp dụng công thức, ta được:
                          I =U : R => R = U : I = 3 : 0.015 = 200 (Ω)
                          Vậy là bạn cần điện trở có giá trị là 200Ω để mắc nối tiếp vào dãy LED trên.
                          Tương tự, bạn có thể tính cho dãy LED gồm 2 con hay 4 con,.... Nhưng chú ý, Nguồn điện nên có điện thế lớn hơn hiệu điện thế của cả dãy LED một chút
                          thì mới tính được.
                          Ví dụ như bậy giờ bạn muốn mắc một dãy gồm 10 LED vàng nối tiếp nhau; thì hiệu điện thế của cả dãy LED sẽ là 20V. Nguồn 9V của bạn không thắp sáng được dãy LED này. Lúc này, bạn cần nguồn từ 21V trở lên. Nhưng cũng đừng để quá cao so với hiệu điện thế của dãy LED; sẽ làm hao tốn điện năng không cần thiết. Khoảng từ 21-24V là được.
                          Đối với trường hợp của bạn thì chỉ cần loại điện trở có công suất 1/4W(0.25W) là được. Chọn công suất của điện trở cũng quan trọng không kém. Nếu chọn công suất nhỏ hơn mạch tiêu thụ thì có thể làm cho điện trở bị nóng, bị cháy....
                          Nếu chọn lớn hơn công suất mạch tiêu thụ thì bị lãng phí tiền.
                          Một giá trị điện trở có thể có nhiều loại công suất khác nhau. Ví dụ như cùng là 10Ω; nhưng có loại là 1/8W, 1/4W, 1W, 2W, 5W, 10W, 20W,.... Kích thước chúng sẽ khác nhau.
                          Bạn chọn loại 1/4W là vừa cho mạch của bạn.
                          Còn ý kiến chà nhám chân LED trước khi hàn thì tùy trường hợp. Nếu LED mua mới, còn kín bọc thì hàn rất dễ ăn. Hoặc để lâu, nhưng bao bọc cẩn thận thì vẫn dễ hàn. Còn nếu để trơ ngoài không khí lâu ngày thì có thể sẽ hơi khó hàn. các chân LED bị bụi bám hay bị oxi hóa.... Chỉ cần cạo sơ hoặc đánh nhám là hàn dễ hơn.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi nhockcoldboy Xem bài viết
                            cam on nhieu, nhung co minh hoi mac noi tiep la ntn, co the lam hinh anh minh hoa cach mac noi tiep va cach mac song song ko, cam on nhieu
                            Hình đây bạn:
                            Hình đầu là mắc song song và hình kế tiếp là mắc nối tiếp. Đoạn nhiều chấm ở giữa là biểu thị cho nhiều điện trở được mắc giống như cái trước nó; có thể mắc nhiều cái chứ không chỉ là 2 hoặc 3 cái mà thôi.
                            Attached Files

                            Comment


                            • #15
                              cam on ban

                              cam on ban, y minh hoi la mac led noi tiep va song song ntn, minh dung nguon pin, mong ban giup do, co hinh anh de hieu hon
                              Nguyên văn bởi sanyo Xem bài viết
                              Hình đây bạn:
                              Hình đầu là mắc song song và hình kế tiếp là mắc nối tiếp. Đoạn nhiều chấm ở giữa là biểu thị cho nhiều điện trở được mắc giống như cái trước nó; có thể mắc nhiều cái chứ không chỉ là 2 hoặc 3 cái mà thôi.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              fabio_phan Tìm hiểu thêm về fabio_phan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X