Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tạo dao động bằng cơ học????

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tạo dao động bằng cơ học????

    các bác cho em hỏi là giờ nếu em tạo dao động bằng một công cơ học nào đó. ví dụ thay vì dùng tay đóng mở cái công tắc liên tục thì bây giờ dùng mô tơ quay một trục đẩy kéo để ngắt mở luân phiên tiếp điểm của công tắc hoặc đẩy kéo liên tục cái công tắc đảo chiều làm nó đảo chiều liên tục. vậy là ta có thể tạo dao động với công suất cao trong khi nó nhỏ gọn, ít tổn hao( vì chỉ dùng nguồn nuôi một mô tơ nhỏ nên không tỏa nhiệt, tổn hao ở các linh kiện điện tử). nhưng em băn khoăn là sóng của nó sẽ như nào. có thể dùng cho các thiết bị như máy biến áp... mong các bác cho ý kiến.
    nó đơn giản mà bạn cứ theo đuổi ắt thành công

  • #2
    _ Sóng là sin tần số tùy vào tần suất dao động qua lại giữa 2 tiếp điểm .
    _ Điện tạo ra dùng được với tải cảm .
    _ Mạch tạo điện xoay chiều cơ học có rất nhiều từ những năm 70 sau này bị thay thế bằng linh kiện bán dẫn vì cồng kềnh , tần số không ổn định gây nhiễu do nẹt lửa khi tiếp điểm tiếp xúc với điện .

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi phamvanhoang Xem bài viết
      các bác cho em hỏi là giờ nếu em tạo dao động bằng một công cơ học nào đó. ví dụ thay vì dùng tay đóng mở cái công tắc liên tục thì bây giờ dùng mô tơ quay một trục đẩy kéo để ngắt mở luân phiên tiếp điểm của công tắc hoặc đẩy kéo liên tục cái công tắc đảo chiều làm nó đảo chiều liên tục. vậy là ta có thể tạo dao động với công suất cao trong khi nó nhỏ gọn, ít tổn hao( vì chỉ dùng nguồn nuôi một mô tơ nhỏ nên không tỏa nhiệt, tổn hao ở các linh kiện điện tử). nhưng em băn khoăn là sóng của nó sẽ như nào. có thể dùng cho các thiết bị như máy biến áp... mong các bác cho ý kiến.
      Bác xem bộ chia lửa ô tô xăng, bộ rung đổi điện dùng relay. . . Còn bảo là nó nhỏ, gọn, ít tổn hao thì xem lại. Vì nếu như thế thì ai lại chuyển sang dùng linh kiện điện tử làm gì, phải không nào?

      Chúc vui.

      Comment


      • #4
        vâng chân thành cảm ơn các bác. chỗ em nó hiếm linh kiện điện tử nên em định dùng cách này. cảm ơn các bác nhiều
        nó đơn giản mà bạn cứ theo đuổi ắt thành công

        Comment


        • #5
          mà em còn một thắc mắc nữa mong các bác giúp là em thấy ông thầy "google" bảo mạch cầu h có thể dùng rờ le tạo xung kích."Rờ le là một dạng “công tắc” (switch) cơ điện (electrical mechanical device, không phải cơ điện tử đâu nhé ). Gọi là công tắc cơ điện vì chúng gồm các tiếp điểm cơ được điều khiển đóng mở bằng dòng điện. Với khả năng đóng mở các tiếp điểm, rờ le đúng là một lựa chọn tốt để làm khóa cho mạch cầu H. Thêm nữa chúng lại được điều khiển bằng tín hiệu điện, " các bác nghĩ sao về vấn đề này. em xin cảm ơn
          nó đơn giản mà bạn cứ theo đuổi ắt thành công

          Comment


          • #6
            Mạch cầu H dùng rờ le có ưu điểm là dễ chế tạo, chịu dòng cao, đặc biệt nếu thay rờ le bằng các linh kiện tương đương như contactor, dòng điện tải có thể lên đến hàng trăm ampere. Tuy nhiên, do là thiết bị “cơ khí” nên tốc độ đóng/mở của rờ le rất chậm
            em không cần tần số cao mà chỉ cần tần số 50hz các bác có kiến thức về tính toán tần số dùng rơle giúp đỡ em với.
            nó đơn giản mà bạn cứ theo đuổi ắt thành công

            Comment


            • #7
              Nếu bạn định tạo ra dao động để chế "bộ kích điện" hay cái gì đại loại như vậy, thì bạn nên cất cái dự án này đi,...
              Cất cẩn thận để vài trăm năm sau hậu thế còn có cái chiêm ngưỡng, khỏi uổng !
              Còn bạn, cất công đi mua linh kiện điện tử về mà làm cho nó "hoành tráng", mua nhiều nhiều để làm lâu khỏi đi mua lại.
              Bạn học tập tôi nè, chui vào vựa đồng nát, mua ~ 100.000đ được 1 bao (bằng cái bao đựng 10kg gạo), cả bo mạch còn linh kiện (đảm bảo đồ xịn 100% của Nhật hoặc Hàn Quốc), rơ le, động cơ, tụ hóa, linh tinh xèng... còn có cả 1 cục xạc điện thoại SAMSUNG vẫn còn tốt nguyên.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi phamvanhoang Xem bài viết
                em không cần tần số cao mà chỉ cần tần số 50hz các bác có kiến thức về tính toán tần số dùng rơle giúp đỡ em với.
                Tần số 50 hz nhìn tuy nhỏ nhưng lại là 50 lần 1 giây đó mức này là khá nhanh với hoạt động đóng mở của rờ le . Nếu muốn làm nên thử ở quy mô nhỏ để lấy kinh nghiêm trước đã , linh kiện cần có là 1 mạch dao động 555 thay cho mô tơ vì chế bộ đảo cơ khí hơi khó một cục biến áp 220 volt ra 12-0-12 chừng 1 A và 1 rờ le .
                Nguồn + vô điểm giữa 0 nguồn - hay 0 vào tiếp điểm chung của rờ le hai đầu còn lại vào 2 tiếp điểm thường đóng thường hở rờ le chỉnh mạch 555 cho dao động ra chừng 50 lần 1 giây để kích rờ le qua 1 trans 1815 , đầu ra 220 phải sáng được bóng đèn 220 volt 5w thì mới thử làm tiếp cái lớn hơn .

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi phamvanhoang Xem bài viết
                  mà em còn một thắc mắc nữa mong các bác giúp là em thấy ông thầy "google" bảo mạch cầu h có thể dùng rờ le tạo xung kích."Rờ le là một dạng “công tắc” (switch) cơ điện (electrical mechanical device, không phải cơ điện tử đâu nhé ). Gọi là công tắc cơ điện vì chúng gồm các tiếp điểm cơ được điều khiển đóng mở bằng dòng điện. Với khả năng đóng mở các tiếp điểm, rờ le đúng là một lựa chọn tốt để làm khóa cho mạch cầu H. Thêm nữa chúng lại được điều khiển bằng tín hiệu điện, " các bác nghĩ sao về vấn đề này. em xin cảm ơn
                  Rờ le dùng trong mạch cầu H này là solid state relay hay rờ le bán dẫn nhạy và công suất lớn , đầu vào xung kích từ 5 - 30 volt dc .

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                    Nếu bạn định tạo ra dao động để chế "bộ kích điện" hay cái gì đại loại như vậy, thì bạn nên cất cái dự án này đi,...
                    Cất cẩn thận để vài trăm năm sau hậu thế còn có cái chiêm ngưỡng, khỏi uổng !
                    Còn bạn, cất công đi mua linh kiện điện tử về mà làm cho nó "hoành tráng", mua nhiều nhiều để làm lâu khỏi đi mua lại.
                    Bạn học tập tôi nè, chui vào vựa đồng nát, mua ~ 100.000đ được 1 bao (bằng cái bao đựng 10kg gạo), cả bo mạch còn linh kiện (đảm bảo đồ xịn 100% của Nhật hoặc Hàn Quốc), rơ le, động cơ, tụ hóa, linh tinh xèng... còn có cả 1 cục xạc điện thoại SAMSUNG vẫn còn tốt nguyên.
                    chính xác. em là dân buôn sắt vụn đồng nát mà. buôn đồng nát để lượm linh kiện đó. vì chỗ em không có bán linh kiện mới. nếu không được thì em sẽ cất dự án này đi để con cháu còn chiêm ngưỡng
                    Vậy em có thể dùng mạch cầu H dùng mosfetClick image for larger version

Name:	mach dao dong dung mosfet.gif
Views:	3
Size:	4.1 KB
ID:	1393875 và mosfet ở đây em có thể thay bằng cặp d718 và b668 không vì em có nhiều sò này. còn con 2n3940 có thể thay bằng con 2n...... nào đó không.? em cảm ơn
                    nó đơn giản mà bạn cứ theo đuổi ắt thành công

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi phamvanhoang Xem bài viết
                      chính xác. em là dân buôn sắt vụn đồng nát mà. buôn đồng nát để lượm linh kiện đó. vì chỗ em không có bán linh kiện mới. nếu không được thì em sẽ cất dự án này đi để con cháu còn chiêm ngưỡng
                      Vậy em có thể dùng mạch cầu H dùng mosfet[ATTACH=CONFIG]84925[/ATTACH] và mosfet ở đây em có thể thay bằng cặp d718 và b668 không vì em có nhiều sò này. còn con 2n3940 có thể thay bằng con 2n...... nào đó không.? em cảm ơn
                      Cặp 688-718 chỉ dùng cho mạch xung vuông tần số thấp lỏi sắt từ không thay cho mosfet trong mạch tần cao dùng lỏi ferit được , còn thay cho con 3940 thì có con nào tra datasheet xem có tương tự về tần số , volt làm việc công suất hay không nếu tương đương thì thay thử vào xem thế nào đó là cách để tìm trans thay thế .

                      Comment


                      • #12
                        vâng em chỉ cần tần số đủ cho biến áp lõi sắt từ thôi. xung vuông hay hì không quan trọng. em định chuyển từ 24vdc sang 110ac để chạy máy khoan động cơ vạn năng thời xưa vì máy vạn năng không chú trọng sóng và tần số. chuyển sang ac để điều khiển bằng triak cho dễ. với lại có thể làm ở vùng không có điện. em chỉ làm ở mức lắp điện, quấn biến áp, động cơ... không đi sâu vào phần mạch miếc này nên mong các bác giúp đỡ. định làm mạch dao động nghẹt dùng cặp này nhưng hiệu suất không cao có lẽ mạch cầu H là ổn thỏa.à em còn thắc mắc nho nhỏ nữa là mạch này chỉ có tran nhỏ kích cho sò thôi??? có dùng ic hay gì đó tạo dao động để kích tran không??? em cảm ơn
                        nó đơn giản mà bạn cứ theo đuổi ắt thành công

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi phamvanhoang Xem bài viết
                          vâng em chỉ cần tần số đủ cho biến áp lõi sắt từ thôi. xung vuông hay hì không quan trọng. em định chuyển từ 24vdc sang 110ac để chạy máy khoan động cơ vạn năng thời xưa vì máy vạn năng không chú trọng sóng và tần số. chuyển sang ac để điều khiển bằng triak cho dễ. với lại có thể làm ở vùng không có điện. em chỉ làm ở mức lắp điện, quấn biến áp, động cơ... không đi sâu vào phần mạch miếc này nên mong các bác giúp đỡ. định làm mạch dao động nghẹt dùng cặp này nhưng hiệu suất không cao có lẽ mạch cầu H là ổn thỏa.à em còn thắc mắc nho nhỏ nữa là mạch này chỉ có tran nhỏ kích cho sò thôi??? có dùng ic hay gì đó tạo dao động để kích tran không??? em cảm ơn
                          Thường dùng ic để tạo dao động sau đó đưa vào trans công suất nhỏ hay vừa để kích sò , ic vừa dao động vừa công suất lớn cũng có nhưng không kiếm được ở trong nước . Nếu dùng cho động cơ vạn năng thì nên tìm đọc lại những bài viết về mạch tăng áp dc thích hợp hơn là mạch dc ra ac hiệu suất mạch cũng cao hơn nhiều đỡ hao bình , hay đấu nối tiếp 10 cái bình lại cũng dùng được khỏi cần mạch tăng áp nhưng không được lâu nếu dung lượng cùa bình nhỏ .

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                            Thường dùng ic để tạo dao động sau đó đưa vào trans công suất nhỏ hay vừa để kích sò , ic vừa dao động vừa công suất lớn cũng có nhưng không kiếm được ở trong nước . Nếu dùng cho động cơ vạn năng thì nên tìm đọc lại những bài viết về mạch tăng áp dc thích hợp hơn là mạch dc ra ac hiệu suất mạch cũng cao hơn nhiều đỡ hao bình , hay đấu nối tiếp 10 cái bình lại cũng dùng được khỏi cần mạch tăng áp nhưng không được lâu nếu dung lượng cùa bình nhỏ .
                            vấn đề là dòng ac điều khiển dễ hơn. nhưng dù sao cũng rất cảm ơn bác
                            nó đơn giản mà bạn cứ theo đuổi ắt thành công

                            Comment


                            • #15
                              Lưu ý với bạn là nếu điện áp AC ra dạng xung vuông thì khó khăn khi dùng với triac đấy chứ không dễ như điện lưới đâu. Bạn nên chuyển về 100VDC có điều chỉnh áp ra thì hay hơn, dùng nguồn xung cho gọn nhẹ.
                              Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                              Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phamvanhoang Tìm hiểu thêm về phamvanhoang

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X