Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi- Mạch cầu H

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi vandat07 Xem bài viết
    Em có cái mạch này đưa lên cho mọi người tham khảo, ai biết nguyên lý hoạt động thì giải thích giùm luôn.

    Thân!
    Cái mạch này ai thiết kế mà quái đản thế? chạy được mới là chuyện lạ, người thiết kế chẳng biết gì về tranistor .

    Comment


    • #17
      Mấy con diode đó bảo vệ như thế nào vậy mấy bác..

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi Chuc_1981 Xem bài viết
        Cái mạch này ai thiết kế mà quái đản thế? chạy được mới là chuyện lạ, người thiết kế chẳng biết gì về tranistor .
        Cái này (lấy trong tài liệu robocon trên mạng) em đã lắp rồi, chạy mướt, không có vấn đề gì xảy ra.
        Bác thấy sai chỗ nào thì nói ra đi, đúng là em chẳng biết gì.
        ||

        Comment


        • #19
          Cho mình hỏi tý , con L298 lúc lắp mạch có cần thêm diode bảo vệ ko , người bảo có , người bảo ko . Và nếu có thì lắp kiểu gì vậy ?
          Cái gì người khác làm được , mình cũng làm được !

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi Chuc_1981 Xem bài viết
            Cái mạch này ai thiết kế mà quái đản thế? chạy được mới là chuyện lạ, người thiết kế chẳng biết gì về tranistor .
            Mình lại thấy bạn có 2 vấn đề thì đúng hơn:

            1. Có thể bạn mới là người không hiểu biết gì về transitor.
            2. Hoặc bạn biết nhưng cố tình "bóp méo sự thật" để gây nhiễu để không cho người khác dùng cái mạch rất chuẩn này. có phải không bạn??

            @vandat07: MẠCH RẤT CHUẨN, CHẠY TỐT. Nhưng mình góp thêm 1 ý là 2 con trở 1k có thể giảm thấp xuống 500ohm hoặc thậm chí 220ohm, khi đó hiệu suất bị giảm đi đôi chút nhưng cầu sẽ cứng hơn (điện trở nội nhỏ hơn). Mạch này có thể cải tiến 1 chút nữa sẽ có hiệu suất tốt hơn và có đặc tính V-A cũng "cứng" hơn.
            Last edited by hanguyen; 05-08-2009, 09:32.
            "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
              Mình lại thấy bạn có 2 vấn đề thì đúng hơn:

              1. Có thể bạn mới là người không hiểu biết gì về transitor.
              2. Hoặc bạn biết nhưng cố tình "bóp méo sự thật" để gây nhiễu để không cho người khác dùng cái mạch rất chuẩn này. có phải không bạn??

              @vandat07: MẠCH RẤT CHUẨN, CHẠY TỐT. Nhưng mình góp thêm 1 ý là 2 con trở 1k có thể giảm thấp xuống 500ohm hoặc thậm chí 220ohm, khi đó hiệu suất bị giảm đi đôi chút nhưng cầu sẽ cứng hơn (điện trở nội nhỏ hơn). Mạch này có thể cải tiến 1 chút nữa sẽ có hiệu suất tốt hơn và có đặc tính V-A cũng "cứng" hơn.
              He.he.vậy tôi sử dụng nguốn 12volt dòng motor là 100mA mạch có chạy chuần như bạn nói không?
              1. Có thể bạn mới là người không hiểu biết gì về transitor.
              2. Hoặc bạn biết nhưng cố tình "bóp méo sự thật" để gây nhiễu để cho người khác thí nghiệm cái mạch này. có phải không bạn??

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi Chuc_1981 Xem bài viết
                He.he.vậy tôi sử dụng nguốn 12volt dòng motor là 100mA mạch có chạy chuần như bạn nói không?
                100mA thì nhằm nhò gì với mạch này!!! (mạch của vandat07 post lên ý nhé). Có nghĩa bạn cấp điện 12V, motor tiêu thụ 100mA thì mach này chạy chuẩn không cần chỉnh! Cầu H này có thể cung cấp điện áp cực đại là Vcc - 1.2V và tải dòng điện lên tới 6A kìa! (tùy theo datasheet của các đèn công suất TIP41/42 mà bạn đang có)
                Last edited by hanguyen; 05-08-2009, 13:56.
                "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                  100mA thì nhằm nhò gì với mạch này!!! (mạch của vandat07 post lên ý nhé). Có nghĩa bạn cấp điện 12V, motor tiêu thụ 100mA thì mach này chạy chuẩn không cần chỉnh! Cầu H này có thể cung cấp điện áp cực đại là Vcc - 1.2V và tải dòng điện lên tới 6A kìa! (tùy theo datasheet của các đèn công suất TIP41/42 mà bạn đang có)
                  Chán bạn quá, bạn phân tích điện áp rơi trên R1 xem còn bao nhiêu volt cho động cơ: 1000 ohm x 0,1A=100volt (sơ đồ của bạn vandat07)
                  220 ohm x 0,1 A= 22 volt (sơ đồ của bạn)
                  Thua bạn luôn.
                  Last edited by Chuc_1981; 05-08-2009, 19:44.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi Chuc_1981 Xem bài viết
                    Chán bạn quá, bạn phân tích điện áp rơi trên R1 xem còn bao nhiêu volt cho động cơ: 1000 ohm x 0,1A=100volt (sơ đồ của bạn vandat07)
                    220 ohm x 0,1 A= 22 volt (sơ đồ của bạn)
                    Thua bạn luôn.
                    Trời đất, phản biện bằng định luật Ôm à!!! Nhìn thấy con số 100V mà tôi toát hết mồ hôi vì lo sợ ... cho những người thầy và những học trò dạy và học môn kỹ thuật điện tử! Không biết môn kỹ thuật điện tử bây giờ được dạy như thế nào nữa

                    Thật là khó vì tôi không phải là thầy của bạn để có thể giảng cặn kẽ cho bạn về mạch khuếch đại lặp E-mi-tơ. Ai gieo vào đầu bạn cái niềm tin là dòng điện chạy qua motor cần phải chạy hết qua điện trở R1 để bạn có thể mạnh dạn phát biểu và tính toán "hay" đến thế nhỉ??? Thôi thì để khỏi ảnh hưởng tới hòa bình của thế giới, bạn cứ giữ lấy niềm tin đó đi vậy. Nhưng nếu bất chợt có lúc nào đó bạn cảm thấy có điều gì đó bất ổn với định luật Ôm trong mạch này thì bạn nhớ tìm đến người thầy đã dạy bạn về transistor và điện tử để hỏi về sự nghịch lý đó nhé. Bạn không thua đâu, tôi nhường bạn thắng đấy

                    @Các bạn: có ai phản biện định luật Ôm của bạn chuc_1981 không, tớ nhường lại này
                    "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                      Mình lại thấy bạn có 2 vấn đề thì đúng hơn:

                      1. Có thể bạn mới là người không hiểu biết gì về transitor.
                      2. Hoặc bạn biết nhưng cố tình "bóp méo sự thật" để gây nhiễu để không cho người khác dùng cái mạch rất chuẩn này. có phải không bạn??

                      @vandat07: MẠCH RẤT CHUẨN, CHẠY TỐT. Nhưng mình góp thêm 1 ý là 2 con trở 1k có thể giảm thấp xuống 500ohm hoặc thậm chí 220ohm, khi đó hiệu suất bị giảm đi đôi chút nhưng cầu sẽ cứng hơn (điện trở nội nhỏ hơn). Mạch này có thể cải tiến 1 chút nữa sẽ có hiệu suất tốt hơn và có đặc tính V-A cũng "cứng" hơn.
                      Đúng! Em là người mới nói chung chưa qua trường lớp nào, chỉ mày mò thồi cho nên không hiểu rõ. Còn vấn đề thứ 2 thì cũng có thể suy ra từ cái không hiểu biết của em. Vì vậy em rất mong được học hỏi.

                      Cho em hỏi luôn vì sao "2 con trở 1k có thể giảm thấp xuống 500ohm hoặc thậm chí 220ohm, khi đó hiệu suất bị giảm đi đôi chút nhưng cầu sẽ cứng hơn", em thấy nếu thay trở nhỏ hơn thì dòng qua sẽ cao hơn thì hiệu suất phải cao lên chứ?
                      ||

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                        Trời đất, phản biện bằng định luật Ôm à!!! Nhìn thấy con số 100V mà tôi toát hết mồ hôi vì lo sợ ... cho những người thầy và những học trò dạy và học môn kỹ thuật điện tử! Không biết môn kỹ thuật điện tử bây giờ được dạy như thế nào nữa

                        Thật là khó vì tôi không phải là thầy của bạn để có thể giảng cặn kẽ cho bạn về mạch khuếch đại lặp E-mi-tơ. Ai gieo vào đầu bạn cái niềm tin là dòng điện chạy qua motor cần phải chạy hết qua điện trở R1 để bạn có thể mạnh dạn phát biểu và tính toán "hay" đến thế nhỉ??? Thôi thì để khỏi ảnh hưởng tới hòa bình của thế giới, bạn cứ giữ lấy niềm tin đó đi vậy. Nhưng nếu bất chợt có lúc nào đó bạn cảm thấy có điều gì đó bất ổn với định luật Ôm trong mạch này thì bạn nhớ tìm đến người thầy đã dạy bạn về transistor và điện tử để hỏi về sự nghịch lý đó nhé. Bạn không thua đâu, tôi nhường bạn thắng đấy

                        @Các bạn: có ai phản biện định luật Ôm của bạn chuc_1981 không, tớ nhường lại này
                        Công nhận tôi đã sai lầm trong việc này, dòng đổ từ nguồn + qua chân E q1.Thành thật xin lỗi bạn

                        Comment


                        • #27
                          Mạch này nghe cũng hay đấy mình cũng đang học nhưng mình thấy mạch sau hay đáy chứ cứ dngf thử thấy hiệu quả ngay đấy

                          Comment


                          • #28
                            Mấy con diode chi có tác dụng cản trở dòng điện lớn quay trở lại đánh hỏng linh kiện thôi mà

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi Chuc_1981 Xem bài viết
                              Công nhận tôi đã sai lầm trong việc này, dòng đổ từ nguồn + qua chân E q1.Thành thật xin lỗi bạn
                              Sai và nhầm là chuyện bình thương mà bạn, chúng ta ai cũng có lúc sai mà. Mình định bỏ đi nhưng nghĩ lại nếu không ai giải thích mạch thì sợ rằng sau này có nhiều bạn cũng nhầm lẫn thì có ngày điện tử (tử vì điện) thì không đành Mình giải thích để các bạn mới làm quen với mạch cầu cũng hiểu rõ về nó:

                              Mạch của bạn vandat07 post lên là mạch cầu H rất quen thuộc với những người chơi robot. Bây giờ giả sử nút nhấn bên phải được nhấn xuống (nút bên trái nhả), Q6 sẽ dẫn điện, một dòng điện sẽ lập tức chảy từ dương nguồn qua điện trở R1, qua tiếp giáp B-E của Q1, qua motor, qua tiếp giáp B-E của Q4 rồi qua tiếp giáp C-E của Q6 về âm nguồn. Gọi dòng điện này là Ib. Như vậy dòng điện này chảy qua các tiếp giáp B-E của 2 transistor Q1 và Q4 khiến cả 2 tranistor này dẫn, vì vậy ngay lập tức sẽ xuất hiện dòng điện thứ 2 chảy từ dương nguồn qua tiếp giáp C-E của Q1, qua motor, qua tiếp giáp C-E của Q4 về âm nguồn. Gọi dòng điện này là Ic. Như vậy cả 2 dòng điện Ib và Ic đều chảy qua motor. 2 dòng điện này có mối quan hệ:

                              Ic = Hfe*Ib

                              Với Hfe là hệ số khuếch đại dòng điện của cặp transistor bổ phụ Q1 và Q4 mà để đơn giản ta coi chúng bằng nhau và có giá trị bất kỳ từ 10 đến 100 tùy thuộc cấu tạo của các tranistor này (để xác định giá trị chính xác bạn tìm trong datasheet của nhà sản xuất của chúng). Cả 2 dòng điện này đều chảy qua cực E của Q1 và Q4 làm nên dòng điện chảy qua motor Im. Có nghĩa:

                              Im = Ib + Ic

                              hay: Im = (Hfe+1)*Ib

                              Đến đây ta sử dụng giả thiết theo đề nghị của bạn chuc_1981 là dòng chảy qua motor là 100mA. Và giả sử cặp transistor TIP41/42 của bạn có hệ số khuếch đại dòng điện là Hfe = 50. Suy ra dòng điện Ib tính ngay được là:

                              Ib = 100/(50+1) = 2 (mA)

                              Vậy sụt áp trên điện trở R1 là U1 = 2mA*1k = 2V (theo sơ đồ của vandat07)

                              Chắc bạn sẽ thắc mắc: Vậy sụt áp trên motor Um là bao nhiêu?

                              Như bạn thấy, điện áp cung nguồn cấp bị rơi trên R1 và 2 tiếp giáp B-E của cặp transistor Q1 và Q4 trước khi đến được với motor, vì vậy điện áp rơi trên motor tính bằng:

                              Um = Vcc - U1 - Ube1 - Ube4

                              Trong đó Ube1 là sụt áp trên tiếp giáp B-E của Q1
                              Ube4 là sụt áp trên tiếp giáp B-E của Q4
                              Bạn đã biết khi có 1 dòng điện thuận chảy qua 1 đi-ốt thì nó gây ra 1 sụt áp không đổi có giá trị khoảng 0.6V (với đi-ốt thường). Các tiếp giáp B-E của Q1 và Q4 chính là các đi-ốt, vì vậy trong mạch này có thể tính gần đúng:

                              Um = Vcc - [Im/(Hfe+1)]*R1 - 0.6 - 0.6 = Vcc - [Im/(Hfe+1)]*R1 - 1.2 (V)

                              Có nghĩa nếu nguồn điện có Vcc = 12V, dòng tải 100mA, Hfe của TIP41/42 là 50 thì Um = 12 - 2 - 1.2 = 7.8V
                              Last edited by hanguyen; 06-08-2009, 12:42.
                              "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi vandat07 Xem bài viết
                                Đúng! Em là người mới nói chung chưa qua trường lớp nào, chỉ mày mò thồi cho nên không hiểu rõ. Còn vấn đề thứ 2 thì cũng có thể suy ra từ cái không hiểu biết của em. Vì vậy em rất mong được học hỏi.

                                Cho em hỏi luôn vì sao "2 con trở 1k có thể giảm thấp xuống 500ohm hoặc thậm chí 220ohm, khi đó hiệu suất bị giảm đi đôi chút nhưng cầu sẽ cứng hơn", em thấy nếu thay trở nhỏ hơn thì dòng qua sẽ cao hơn thì hiệu suất phải cao lên chứ?
                                Câu hỏi của bạn rất hay

                                Bạn chú ý nhé: 2 điện trở 1k trong mạch chính là điện trở cấp dòng phân cực cho các transistor TIP42/42. Bạn đã biết mỗi transistor công suất có hệ số khuếch đại dòng điện xác định và thường chỉ từ 10 - 50. Các điện trở phân cực được chọn đủ nhỏ để transistor làm việc ở chế độ bão hòa (thông triệt để). Từ đó sụt áp trên C-E giảm nhỏ nhất, việc này không chỉ giúp transistor sẽ bớt nóng mà còn giảm thiểu mất mát điện áp trên tải (motor). Nhưng điện trở này cũng không nhỏ được tùy ý, nó chỉ đạt đến 1 giá trị nhất định, nhỏ hơn nữa cũng không thể làm transistor dẫn mạnh hơn được, vì mỗi transistor công suất chỉ có 1 giới hạn dòng điện Ib nhất định, như TIP41 dòng điện Ib cao nhất còn có thẻ điều khiển Ic là 600mA. Việc tính toán giá trị điện trở phân dòng Ib trong mạch khuếch đại lặp emiter căn cứ vào dòng điện và điện áp maximum cần trên tải, cùng với datasheet của transistor để có được hệ số Hfe từ đó tính được dòng Ib. Cụ thể với mạch cầu này để cấp dòng điện tới 3A trên motor mà không bị sụt áp quá 20% thì điện trở R1 chỉ nhỏ cỡ 10 - 12ohm (theo tính toán cụ thể cho cặp TIP41/42).

                                Nhưng ngoài ra bạn cũng thấy là khi 1 trong 2 transistor Q5 và Q6 dẫn thì điện trở R1 ngoài việc cấp dòng phân cực B-E cho TIP41/42 còn chịu 1 dòng điện "chẳng để làm gì" qua Q5 hoặc Q6, dòng điện này là dòng lãng phí, nếu giảm điện trở này quá nhỏ thì sự lãng phí càng lớn trong khi công suất trên tải không đổi, có nghĩa hiệu suất của mạch sẽ giảm.

                                Cụ thể: Nếu lấy R1 = 10ohm, dòng điện lãng phí là Ip = Vcc/R1 = 12/10 = 1.2A. Nếu gọi dòng điện có ích (dòng điên qua tải) là Ii thì Hiệu suất của mạch tính bằng:

                                H = Ii/(Ii + Ip).

                                Với Ii = 3A và Ip tính được ở trên ta có H = 3/(3+1.2) = 71%.
                                Với Ii = 100mA, H = 0.1/(0.1+1.2) = 7.6% (!!!)

                                Như vậy mach này có hiệu suất cao khi dùng tải nặng và hiệu suất thấp khi dùng với tải nhẹ.
                                Last edited by hanguyen; 06-08-2009, 12:43.
                                "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                s0n_tute_bn Tìm hiểu thêm về s0n_tute_bn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X