Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Transistor và các mạch về transistor

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Transistor và các mạch về transistor

    Anh em ai học khi bắt đầu bước vào ngành vấn đề đầu tiên ngoài nghiên cứu về tụ, điện trở thì chắc chắn chúng ta sẽ phải ngó ngàng đến transistor. Transistor là môt linh kiện được ứng dụng rất nhiều trong nhiều mạch điện như: khuếch đại, hồi tiếp, tạo xung... Ngoài Transistor ra ta còn có các linh kiện như BJT, UJT, MOSFET, JFET. Anh em hãy cùng tôi thảo luận về vấn đề này nha. Hãy cùng nhau bổ sung kiến thức.
    Dân ta phải biết sử ta
    Cái gì không biết thì tra google.

  • #2
    Cũng giống như điốt, tranzito được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP tranzito. Khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẩn điện âm ta được một NPN tranzito.

    Mỗi tranzito đều có ba cực:

    1. Cực nền (base)
    2. Cực thu (collector)
    3. Cực phát (emitter)

    Để phân biệt PNP hay NPN tranzito ta căn cứ vào ký hiệu linh kiện dựa vào mũi tên trên đầu phát. Nếu mũi tên hướng ra thì tranzito là NPN, và nếu mũi tên hướng vô thì tranzito đó là PNP.
    NPN tranzito và kí hiệu

    Tiếp giáp N-P-N Ký hiệu NPN tranzito
    [sửa] PNP tranzito và kí hiệu

    PNP BJT.svgBJT symbol PNP.svg Phân biệt các loại Transistor PNP và NPN ngoài thực tế. Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. các Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc thấp hơn.

    Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055, 2N4073 vv...

    Transistor do Trung quốc sản xuất : Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái. Chữ cái thức nhất cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bòng ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bòng âm tần, A và G là bóng cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25 , 3AP20 vv..

    1. xác định bằng cách dùng VOM: đo lần lượt các cặp chân của transistor ( đ thuận rồi đảo chiều lại) tổng cộng là 6 lần đo .trong đó có 2 lần lên kim và trong 2 lần lên kim đó có 1 que cố định và chân ở que cố định là chân B .nếu que cố định này là đen thì tran là loại NPN còn nguọc lại là PNP
    hức năng

    Tranzito là linh kiện điện tử chủ động, tức là cần nguồn cung cấp năng lượng để hoạt động, cụ thể, cần phải phân cực cho tranzito để nó hoạt động. Tùy theo mục đích mà tranzito được mắc nối với mạch điện các kiểu khác nhau để thực hiện những chức năng sau:

    * Khóa điện tử
    * Truyền dẫn điện
    * Bộ khuếch đại

    [sửa] Vùng hoạt động

    * Tranzito hoạt động được nhờ đặt một điện thế một chiều vào vùng biên (juntion). Điện thế này gọi là điện thế kích hoạt (bias voltage)

    * Mỗi vùng trong tranzito hoạt động như một điốt. Vì mỗi tranzito có hai vùng và có thể kích hoạt vói một điện thế thuận hoặc nghịch. Có tất cả bốn cách thức (mode) hoạt động cho cả hai PNP hay NPN tranzito.
    * Phân cực thuận nghịch (The Active mode) dùng cho việc khuếch đại điện thuận
    * Phân cực nghịch thuận (Reverse-Active) dùng cho việc khuếch đại điện nghịch
    * Vùng (The Cut-Off) and (Saturation) modes dùng như công tắc (switch) và biểu hiện trạng thái 1,0 trong điện số.
    Dân ta phải biết sử ta
    Cái gì không biết thì tra google.

    Comment


    • #3
      Hẹn anh em lần sau em post tiếp. Em đi có việc
      Dân ta phải biết sử ta
      Cái gì không biết thì tra google.

      Comment


      • #4
        bạn nói rõ hơn khi transitor hoạt dộng ở vùng cut off được ko. mình cần tìm hiểu thêm. Thanx
        |

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi hotdoglo Xem bài viết
          bạn nói rõ hơn khi transitor hoạt dộng ở vùng cut off được ko. mình cần tìm hiểu thêm. Thanx
          vùng cut-off là vùng transistor không dẫn...
          tuanlee.spkt

          Comment


          • #6
            minh muon tim tai lieu ve cac loai cam bien
            co ban nao co cho minh nha . cam on nhieu

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi lamphung Xem bài viết
              minh muon tim tai lieu ve cac loai cam bien
              co ban nao co cho minh nha . cam on nhieu
              Tìm hiểu về cảm biến thì bạn qua Box Cảm biến - Đo lường.
              Nhảy ra ngoài trang chủ và kéo xuống dưới 1 tí là thấy.
              Không thì nó đây

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi leemanhtuan Xem bài viết
                vùng cut-off là vùng transistor không dẫn...
                cái đó thì mình biết rồi. nhưng muốn tìm hiểu kỹ hơn cơ.
                |

                Comment


                • #9
                  Bạn nên trích dẫn nguồn bài viết: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tranzito
                  Theo mình nghĩ là bạn ko cần nêu ra lý thuyết ở đây (kiến thức thì có hết trong giáo trình hay ebook rồi). Ở đây bạn hãy đưa lên ứng dụng thực tế của nó, để mọi người cùng trao đổi thì hay hơn.
                  Last edited by rainbowsmile; 02-10-2009, 23:05.

                  Comment


                  • #10
                    Trong transistor có rất nhiều loại nhưng theo mình thấy ứng dụng phổ biến và rộng khắp vẫn là con tran trường(FET)và một số loại khác.em có ý kiến các pác nếu ý kiến của mình về loại này.còn nữa
                    NBHVDNTG_C5!no trace

                    Comment


                    • #11
                      mình lụm ve chai đc 1 con tên BU2527AF ko biết có làm đc mạch điều chỉnh điện áp DC ko .Ai biết nó là con gì giúp với

                      Comment


                      • #12
                        Mình thường dùng bóng thuận NPN, trong bất cứ trường hợp nào, chứ chưa bao giờ đụng đến bóng ngược PNP vì chưa thực sự rõ về nó lắm. Đọc sách thì cứ mù mờ mấy cái đường đặc tuyến, không biết các bác nghĩ gì về con bóng ngược, tại sao người ta phải dùng nó, dòng đi ngược từ E -> C thì nó có gì khác so với con thuận NPN.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                          Mình thường dùng bóng thuận NPN, trong bất cứ trường hợp nào, chứ chưa bao giờ đụng đến bóng ngược PNP vì chưa thực sự rõ về nó lắm. Đọc sách thì cứ mù mờ mấy cái đường đặc tuyến, không biết các bác nghĩ gì về con bóng ngược, tại sao người ta phải dùng nó, dòng đi ngược từ E -> C thì nó có gì khác so với con thuận NPN.
                          "Bóng thuận NPN" và "Bóng ngược PNP" là thuận và ngược với bạn thôi. Còn người ta quy ước ngược lại với bạn là NPN là bóng ngược còn PNP là bóng thuận. hiii
                          Bóng thuận PNP ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Bạn có thể hiểu một ví dụ đơn giản trong rất rất nhiều ứng dụng của PNP như sau: Ví dụ trong các ứng dụng hút dòng như với IC AT89XXX nó sẽ tích cực logic 0 và làm con đệm.
                          Trong kỹ thuật logic số và công nghệ vi điều khiển. Ứng dụng có kiểu điều khiển là hút dòng thì thường dùng PNP và ngược lại là đẩy dòng thường dùng NPN. Tức PNP sẽ tích cực mức logic 0 và NPN tích cực mức logic 1. Trong nhiều trường hợp họ ghép nối darlington sử dụng PNP kết hợp với nhau để thỏa mãn cả về mức tín hiệu điều khiển và dòng xuất ra.
                          Đây chỉ là một phần rất nhỏ của ứng dụng PNP trong thực tế.
                          n
                          ĐT: 0986 492 489

                          Tham khảo:

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi minhhieu Xem bài viết
                            "Bóng thuận NPN" và "Bóng ngược PNP" là thuận và ngược với bạn thôi. Còn người ta quy ước ngược lại với bạn là NPN là bóng ngược còn PNP là bóng thuận. hiii
                            Bóng thuận PNP ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Bạn có thể hiểu một ví dụ đơn giản trong rất rất nhiều ứng dụng của PNP như sau: Ví dụ trong các ứng dụng hút dòng như với IC AT89XXX nó sẽ tích cực logic 0 và làm con đệm.
                            Trong kỹ thuật logic số và công nghệ vi điều khiển. Ứng dụng có kiểu điều khiển là hút dòng thì thường dùng PNP và ngược lại là đẩy dòng thường dùng NPN. Tức PNP sẽ tích cực mức logic 0 và NPN tích cực mức logic 1. Trong nhiều trường hợp họ ghép nối darlington sử dụng PNP kết hợp với nhau để thỏa mãn cả về mức tín hiệu điều khiển và dòng xuất ra.
                            Đây chỉ là một phần rất nhỏ của ứng dụng PNP trong thực tế.
                            chính xác !!!
                            Thích nghe tụ nổ !
                            Thích xem nổ tụ !

                            Comment


                            • #15
                              Cấu tạo, nguyên lí làm việc, đặc tuyến và tham số của tranzito
                              bipolar
                              a) Cấu tạo: tranzito có cấu tạo gồm các miền bán dẫn p và n xen kẽ nhau, tùy theo
                              trình tự sắp xếp các miền p và n mà ta có hai loại cấu tạo điển hình là pnp và npn. Để cấu tạo ra các cấu trúc này người ta áp dụng những phương pháp
                              công nghệ khác nhau như phương pháp hợp kim, phương pháp khuếch tán, phương
                              pháp epitaxi

                              miền bán dẫn thứ nhất của tranzito là miền emitơ với đặc điểm là có nồng độ tạp chất
                              lớn nhất, điện cực nối với miền này gọi là cực emitơ. Miền thứ hai là miền bazơ với
                              nồng độ tạp chất nhỏ và độ dày của nó nhỏ cỡ mm, điện cực nới với miền này gọi là
                              cực bazơ. Miền còn lại là miền colectơ với nồng độ tạp chất trung hình .và điện cực
                              tương ứng là colectơ. Tiếp giáp p-n giữa miền emitơ và bazơ gọi là tiếp giáp emitơ
                              (JE) tiếp giáp pn giữa miền bazơ và miền colectơ là tiếp giáp colectơ (JC) Về kí hiệu
                              tranzito mũi tên đặt ở giữa cực emitơ và bazơ có chiều từ bán dẫn p
                              sang bán dẫn n. Về mặt cấu trúc, có thể coi tranzito như 2 điôt mắc đối nhau như hình
                              2.17. (Điều này hoàn toàn không có nghĩa là cứ mắc 2 điốt là có thể
                              thực hiện được chức năng của tranzito. Bởi vì khi đó không có tác dụng tương hỗ lẫn
                              nhau của 2 tiếp p-n. Hiệu ứng tranzito chỉ xảy ra khi khoảng cách giữa 2 tiếp giáp nhỏ
                              hơn nhiều so với độ dài khuếch tán của hạt dẫn)
                              b) Nguyên lí làm việc: Để tranzito làm việc, người ta phải đưa điện áp 1 chiều tới các
                              điện cực của nó, gọi là phân cực cho tranzito. Đối với chế độ khuếch đại thì JE phân
                              cực thuận và JC phân cực ngược
                              Để phân tích nguyên lí làm việc ta lấy tranzito pnp làm ví dụ. Do JE phân cực thuận
                              các hạt đa số (lỗ trống) từ miền p phun qua JE tạo nên dòng emitơ (IE). Chúng tới
                              vùng bazơ trở thành hạt thiểu số và tiếp tục khuếch tán sâu vào vùng bazơ hướng tới
                              JC. Trên đường khuếch tán mộ t phần nhỏ bị tái hợp với hạt đa số của bazơ tạo nên
                              dòng điện cực bazơ (IB). Do cấu tạo miền bazơ mỏng nên gần như toàn bộ các hạt
                              khuếch tán tới được bờ của JC và bị trường gia tốc (do JC phân cực ngược) cuộn qua
                              tới được miền colectơ tạo nên dòng điện colectơ (IC) Qua việc phân tích trên rút ra
                              được hệ thức cơ bản về các dòng điện trong tranzito (hệ thức gần đúng do bỏ qua
                              dòng ngược của JC)
                              IE = IB + IC
                              Để đánh giá mức hao hụt dòng khuếch tán trong vùng bazơ người ta định nghĩa
                              hệ số truyền đạt dòng điện a của tranzito.
                              a = IC / IE
                              hệ số a xác định chất lượng của tranzito và có giá trị càng gần 1 với các tranzito loại
                              tốt.
                              Để đánh giá tác dụng điều khiển của dòng điện IB tới dòng colectơ IC người ta
                              định nghĩa hệ số khuếch đại dòng điện b của tranzito.
                              b = IC / IB
                              b thường có giá trị trong khoảng vài chục đến vài trăm. Từ các biểu thức
                              có thể suy ra vài hệ thức hay được sử dụng đối với tranzito
                              Dân ta phải biết sử ta
                              Cái gì không biết thì tra google.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              anhtuan0423 Tìm hiểu thêm về anhtuan0423

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X