Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cách xác định chân b-c-e tranzitor bằng đồng hồ vạn năng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • cách xác định chân b-c-e tranzitor bằng đồng hồ vạn năng

    với các bạn mới bước chân vào lĩnh vực điện tử, nhiều người còn khá lúng túng khi xác định các chân b-c-e của các tranzitor BJT PNP và NPN và thắc mắc không biết loại này la loại tranzitor loại NPN hay PNP. bài này mình xin hướng dẫn những người chưa biết có thể xác định các chân tranzitor bằng đồng hồ vạn năng.
    - xác định các chân B của tranzitor :
    +) bước 1: vặn đồng hồ về thang đo x1 ohm
    +) bước 2: đo ngẫu nhiên 3 cặp của tranzitor rồi đảo chiều lại que đo
    +) bước 3: ghi nhớ 2 cặp chân mà ta đo đc một giá tri ohm nhất định, giá trị 2 cặp chân này có giá trị bằng nhau. lúc này ta thấy 2 cặp chân đó có 1 chân chung, và chân chung đó là chân B của tranzitor đó. bây giờ xảy ra 2 trường hợp.
    trường hợp 1: chân chung mà ta xác định được là que đen (chân - của đồng hồ) tức là que đen của đồng hồ đặt ở chân B của tranzitor còn que đỏ của kim đồng hồ đo 2 chân còn lại của tranzitor, nói chung là que đen đồng hồ đặt ở chân B còn que đỏ đặt ở 2 chân còn lại, và 2 cặp chân này có giá trị ohm bằng nhau. trường hợp này ta xác định được con tranzitor này là loại tranzitor NPN tức là bóng ngược( đèn ngược).
    trường hợp 2: khi chân chung ta xác định được là que đỏ, tương tự như trường hơp trên có nghĩa là khi ta đo chân này với 2 chân còn lại của tranzitor đều nhận được một giá trị ohm bằng nhau nào đó (giá trị ohm này còn phụ thộc vào loại trazitor bạn đang đo)chú ý là ta giữ nguyên que đo đỏ ở chân B vừa xác định đươc còn que đen đo các chân còn lại. trường hợp này ta xác định được con tranzitor này là loại PNP tức là bóng thuận (đèn thuận).
    - xác định 2 chân C và E còn lại của tranzitor:
    +) bước 1: vặn thang đo về thang 10k
    +) bước 2: đo 2 chân cò lại và đảo chiều que đo. lúc này xảy ra 2 trường hợp đó là một chiều kim đồng hồ chỉ trị số ohm nào đó, còn chiều còn lại kim chỉ vô cùng. lần kim chỉ vô cùng bỏ qua, chiều que đo kim đồng hồ chỉ trị số ohm nào đó, lúc này xảy ra 2 trường hợp:
    trường hợp 1: nếu ở trên ta xác định được tranzitor ở trên là loại NPN thì que đỏ lúc này là chân C, còn que đen là chân E
    trường hợp 2: nếu ở trên ta xác định được tranzitor ở trên là loại PNP thì que đỏ lúc này là chân E, còn que đen lúc này là chân C.
    bài này mình viết vào đêm không ngủ được, hình như hơi dài dòng thì phải. mọi người đoc xong cho ý kiến nha. à quên nhớ bấm thank khi thấy bài viết hay nha.

  • #2
    Trong cách xác định chân B khi đo xong cần do lại với thang 10 k để tránh trường hợp rỉ ngược , lần đo này phài 1 lên và 1 không lên teo nào mới chắc trans không rỉ ngược mối BE BC . còn cách xác định chân CE cả 2 lần đo đều không lên nếu 1 lần lên là bị rỉ kim chỉ lên khi ta kích tay vào chân B kích rồi đảo chiều que đo rồi lại kích ta sẻ thấy 1 lần kim lên nhiều 1 lần lên ít khi kim lên nhiều xác định chân CE theo màu như đã nói ở trên .

    Comment


    • #3
      còn cách xác định chân CE cả 2 lần đo đều không lên nếu 1 lần lên là bị rỉ kim chỉ lên khi ta kích tay vào chân B kích rồi đảo chiều que đo rồi lại kích ta sẻ thấy 1 lần kim lên nhiều 1 lần lên ít khi kim lên nhiều xác định chân CE theo màu như đã nói ở trên .
      cái này như trên, bạn đặt thang 10k thì 1 chiều lên và 1 chiêu không lên( không kích tay vào chân B-C) con nếu ban muốn
      CE cả 2 lần đo đều không lên nếu 1 lần lên là bị rỉ
      cái này bạn phải đặt về thang 1k mới đúng để 10k là 1 lần lên và 1 lần không lên đó bạn

      Comment


      • #4
        Theo cách của bạn phamngoctoi1 thí mình đo c828 rất chính xác nhưng lại ko đo được H1061, lúc xác định C và E không xác định được do kim không lên!? Chắc cần phải chỉnh thang đo cao hơn?
        Cách thứ 2 dùng tay để kích chân B thì mình thấy thứ tự chân ngược lại. Với loại NPN, khi đặt 2 que đo vào chân C và E, chân B dùng tay hay lưỡi kích, trong trường hợp kim lên nhiề (điện trở nhỏ) thì que đen ứng với chân C và que đỏ ứng với chân E.

        Comment


        • #5
          nói chung là cảm ơn cả nhà. b.h mới học đến cái món này( mình Học CNTT lên cũng k biết nhiều)
          có gì cả nhà giúp nhé
          Tk cả nhà nhiều

          Comment


          • #6
            mình củng đo giống các bạn nói nhưng đo kiểu nào nó củng không lên.chắc bị hư
            Last edited by tyhocdien; 03-06-2012, 20:22.
            HỌC ! học đi cho có tương lai,
            HỌC đi để có cái nhai trong mồm,
            HỌC ! để không phải đi chôm,
            HỌC để có vợ mà ôm sau này..:-)

            Comment


            • #7
              xác định chân B đúng rồi, còn xđ chân C và E thì bạn cần mắc thêm 1 điện trở 100 ôm vào 1 chân bất kỳ nghi là C rồi nối lại với B, tiến hành đo, sai thử lại... tham khảo để biết thêm cho em hỏi cách xác định chân của transistor [Lưu Trữ] - PIC Vietnam

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              phamngoctoi1 Tìm hiểu thêm về phamngoctoi1

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X