Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cho em hỏi về mạch trộn tần đơn dùng Trans và là mạch trộn tần tự tạo dao động ngoại sai.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • cho em hỏi về mạch trộn tần đơn dùng Trans và là mạch trộn tần tự tạo dao động ngoại sai.

    Chào anh chị ạ, cho em xin phép được hỏi về ưu nhược điểm của mạch trộn tần đơn dùng trans và là mạch trộn tần tự tạo dao động ngoại sai ? ứng dụng của nó?
    Dao động ngoại sai được tạo ra như thế nào? em cảm ơn ạ.
    Attached Files

  • #2
    Trả lời không theo thứ tự câu hỏi:
    1. Tác dụng của trung tần (Intermediate Frequency) và dao động ngoại sai (Heterodyne)
    Tín hiệu cao tần mang thông tin được "điều biến" (hoặc "điều chế") thu được qua antenna là tín hiệu có tần số bị thay đổi khi ta điều chỉnh tụ xoay (CV). Thu trực tiếp sóng cao tần sẽ không ổn định và rất nhiều nhiễu.
    Do đó người ta biến đổi tần số sóng mang bằng cách tạo nên trung tần. Đó là tần số trung gian, có tần số cố định và mang thông tin đã được điều biến. Người ta tạo ra một dao động (còn gọi là "dao động nội") để trộn với tín hiệu cao tần thu được, sinh ra dao động mới mang thông tin được điều biến và có tần số cố định (đó chính là trung tần).
    Để tần số của tín hiệu trung tần không thay đổi thì tần số dao động nội cũng thay đổi bám theo với một khoảng cách vừa đúng bằng tần số trung tần.
    Gọi tần số cao tần là f1; tần số dao động nội là f2 thì tín hiệu ra bộ trộn (tạo phách) sẽ có 4 giá trị: f1. f2, f1 + f2 và f1 - f2 (hoặc f2 - f1 tuỳ theo tần số nào lớn hơn);
    Người ta chọn f2 > f1 và lấy f2 - f1 là tần số trung tần. Trung tần sẽ được bẫy trên khung cộng hưởng trung tần đầu tiên (IFT1). Tín hiệu trung tần mang thông tin được điều biến.
    2. Mạch trộn tần đơn dùng transistor
    Một mạch dao động ngoại sai tạo ra sóng sinus có tần số f2. Tần số này thay đổi khi điều chỉnh CV và luôn luôn lớn hơn f1 một quãng (gần) đúng bằng tần số của trung tần (IF)
    Tín hiệu cao tần (f1) được khuếch đại đủ lớn,
    f1 và f2 được đưa vào "2 lối vào" của bộ trộn (tạo phách), lối ra có đặt bẫy trung tần (IF) Từ đây chỉ còn duy nhất 1 tần số sóng mang, là trung tần, mang thông tin.
    Bộ trộn dùng transistor có thể được sử dung 2 hoặc 1 lối vào: B và E của 1 transistor, hoặc dùng chỉ 1 cực (B hoặc E) của transistor; lối ra thường là cực C vì ở đây ta đang ưu tiên khuếch đại điện áp tín hiệu.
    Như vậy, mạch trộn tần đơn dùng transistor cần sử dụng ít nhất 3 transistor: KĐ cao tần, tạo dao động và trộn.
    Ưu điểm: Ổn định, triệt nhiễu tốt, độ nhạy cao, ... Theo ý kiến cá nhân tôi thì mạch này dễ sửa chữa vì dễ phân tích pan.
    Nhược điểm: Tốn linh kiện; mạch điện phức tạp, nên dễ hư hỏng .
    3. Mạch trộn tần tự tạo dao động ngoại sai
    Đây là mạch trên sơ đồ bạn post ở #1.
    Q1 kiêm luôn nhiệm vụ của 3 transistor: KĐ cao tần, tạo dao động và trộn.
    Tín hiệu cao tần f1 vào B của Q1. Đối với f1 thì Q1 mắc theo sơ đồ E chung.
    Q1 tạo dao động f2 với khung cộng hưởng mắc ở E; tải tại C hồi tiếp về E. Đối với f2, mạch này mắc theo sơ đồ B chung. Tần số trong khung OSC chính là f2.
    Q1 làm luôn nhiệm vụ trộn 2 tín hiệu: f1 từ B và f2 từ E cho ta trung tần được bẫy trên IFT1. Ở thứ cấp của IFT1 ta nhận được trung tần mang thông tin đã được điều biến.
    Ưu điểm: đơn giản, tiết kiệm linh kiện.
    Nhược điểm: Độ nhạy thấp, kém ổn định hơn.

    Trên đây tôi chỉ viết ra những thứ mà tôi biết. Bạn vui lòng tham khảo thêm ý kiến khác.


    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment

    Về tác giả

    Collapse

    pule03 Tìm hiểu thêm về pule03

    Bài viết mới nhất

    Collapse

    Đang tải...
    X