Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bộ Lọc sau chỉnh lưu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi haibang3000 Xem bài viết
    Cảm ở Sơn Hà! Cho tớ hỏi thêm ty.
    -Tớ chỉ mới học tớ diot zener. Có thể dùng thêm nó để tăng tính ổn định của dòng ra ko. Nều đc thì mắc thế nào?
    -Ở trong bộ lọc có cần lắp thêm điện trở ko? Lắp thế nào?
    - Với một bộ lọc dùng tụ điện 1000u thì mạch ngoài có điện trở khoảng bao nhiu để không ảnh hưởng đến bộ lọc và bộ chỉnh lửu.?
    Bạn nên nêu rõ hơn bài toán cần thực hiện, mọi người sẽ dễ dàng giúp bạn hơn.

    Việc chỉnh lưu AC-DC thường được hiểu là chỉnh lưu điện áp, vì các nguồn áp phổ biến hơn là các nguồn dòng. Vấn đề thường thấy là khi tải ngõ ra thay đổi sẽ làm điện áp ở ngõ ra thay đổi theo, do đó người ta cần ổn áp ngõ ra trong một khoảng dòng tải cho phép. Không hiểu ý bạn muốn ổn định dòng ra nghĩa là sao?, bạn cần một dòng điện cố định để cung cấp cho loại tải gì?

    Khi chỉnh lưu AC-DC bằng Diode, dạng áp DC ngõ ra sẽ có dạng dợn sóng (như các bạn khác đã phân tích ở trên), do đó người ta mắc tụ điện ngõ ra nhằm san phẳng điện áp này cho có dạng gần DC, tụ này gọi là tụ lọc, nghĩa là lọc đi các thành phần xoay chiều trong dạng sóng áp dợn sóng. Sau đó người ta dùng thêm linh kiện như zenner, IC ổn áp, bộ điều khiển... để ổn định áp cấp ra tải.

    Trong sơ đồ ổn áp dùng zenner, thông thường người ta mắc điện trở với zenner để phân cực tĩnh cho nó, giá trị điện trở này có thể tính được từ định mức của zenner và độ ổn định áp cần có, bạn có thể xem ở các giáo trình điện tử cơ bản.

    Quan hệ giữa tải và nguồn thực tế luôn là hai chiều, nguồn tác động lên tải và tải ảnh hưởng ngược lại nguồn. Người ta coi là tải không ảnh hưởng lại nguồn trong một khoảng cho phép nào đó mà thôi, lưu ý tải được hiểu là dòng điện tải, chứ không cụ thể là một giá trị điện trở nào cả, vì tải có thể tính dung, tính cảm, phi tuyến,... Việc đánh giá ảnh hưởng của tải lên tụ lọc và mạch chỉnh lưu có thể dễ dàng khảo sát được thông qua mô phỏng mạch.

    Comment


    • #17
      Cảm ơn các bạn đã giúp đở tớ hoàn thành bài tập.
      Mong các bạn sẻ tiếp tục giúp đớ mình trong các bài tập tiếp theo.
      . thanks

      Comment


      • #18
        Sau khi tìm hiểu và tính toán trong việc thiết kế bộ lọc. Tớ đã dùng thêm chương trình Proteus7.2 để test thử và đã có một số kết luận sau. Các bạn thử đánh giá xem thế nào để tớ đưa vào bài tập của mình với.
        - để là giảm dợn sóng của tính hiệu ra tớ mắc tụ hóa vào 2 đầu của ngỏ ra. Sau đó để ổn áp tớ cho đi wa 1 điện trở rồi mắc song song với 1 diot zener. Giá trị điện áp ở 2 đầu diot zener = Uhd của dòng xoay chiều.
        Sau khi test thử tớ thấy.
        - Để công suất trong mạch lớn (tức là điện trở đại diện cho mạch ngoài có giá trị bé) thì ta phải tăng điện dung của tụ C. đồng thời giảm diện trở trong mạch ổn áp ( điện trở ở trước diot zener). Nhưng nếu điện trở wa bé thì khi công suất của mạch ngoài giảm đi thì điện áp ra sẻ vượt wa cả điện áp ổn áp của diot zener.
        - Để khắc phục tình trạng này ta sẻ mắc thêm nhìu điot zener cùng giá trị song song với zener ban đầu.
        - Có một nhận xét nữa là khi ta tăng điện dung của tụ điện lên thì thời gian quá độ của mạch sẻ tăng lên khá nhiêu. Xét một mạch điện với điện áp AC vào có biên đo 14V. điện áp DC ra 10V = Uhd-ac. Tụ có điện dung 5000uF điện trở 3R. thì nếu điện trở mạch ngoài là 20R tức công suất 5w. Thì tụ cần 3 chu kỳ để nạp dầy điện.

        Comment


        • #19
          khi bạn thiết kế bộ lọc từ AC thành DC thì trước đó phải có thêm bộ lọc nhiễu thành phần AC nữa, phải mắc thêm cuộn dây và tụ nữa, thiết bị lọc này ở ngoài thị trừong có dó
          TANTIEN TEXTILE JOINT STOCK COMPANY
          Binh Tan Zone - Vinh Nguyen Ward - Nhatrang City - Khanhhoa Province - Vietnam

          Vo Le Duc Thanh
          Mobile : +84 982 82 26 08
          Email :namthanhnam0826@yahoo.com

          Comment


          • #20
            bài này thì bạn thêm tụ để điện áp được phẳng hơn, có thể thêm điện cảm để loại bỏ hài bậc cao(có nghĩ là lọc bớt tần số cao) mục đích làm chất lượng áp dòng chất lượng hơn nhé

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
              Sau khi chỉnh lưu thì được dòng điện một chiều, nhưng là dòng điện 1 chiều có thay đổi (lúc mạnh lúc yếu).

              Để ổn định điện áp, sau mạch chỉnh lưu người ta mắc song song với một tụ điện. Chức năng của tụ điện giống như bình ắc qui vậy. Khi điện áp lên cao thì nó nạp cho tụ. Khi điện áp giảm thì điện từ trong tụ chạy ra. Nhờ vậy mà điện áp ổn định hơn.

              Thực tế thì điện áp vẫn thay đổi (khi nạp tụ thì điện áp tăng, khi xả tụ thì áp giảm) nhưng so với mạch chỉnh lưu chưa gắn tụ thì điện áp giảm "xóc" đi rất nhiều. Tụ có sức chứa càng lớn thì điện áp càng ổn định. Thường thì với dòng điện 1A người ta dùng tụ 1000uF, dòng 2A thì dùng tụ 2000uF...

              Để dòng điện ổn định hơn nữa thì người ta dùng mạch ổn áp. Khi điện áp tăng thì nó cản bớt điện lại. Mạch này thì bao giờ học tới transistor và điôt zener thì bạn sẽ biết. Tạm thời bây giờ bạn chỉ cần dùng mạch lọc bằng tụ là được.
              Bổ sung thêm: dòng điện sau khi chỉnh lưu xong và đã qua tụ lọc thì bạn nên cho đi qua một cuộn cảm nữa, dòng điện sẽ phẳng thêm rất nhiều. Nguyên lý của tụ điện là cho dòng xoay chiều đi qua nhưng ngăn dòng một chiều chiều, nên các thành phần xoay chiều còn sót lại sau khi chỉnh lưu sẽ được San phẳng qua tụ. Còn cuộn cảm sẽ cho dòng 1 chiều đi qua và cản dòng xoay chiều còn sót lại bài làm cho dòng điện phẳng ảnh gần như tuyệt đối.

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              haibang3000 Tìm hiểu thêm về haibang3000

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X