Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có ai có ý tưởng gì đó cho vấn đề này không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    He he.... bác cảnh sát giao thông bắn vào xe máy vẫn phát hiện chính xác tốc độ chuyển động của xe máy đó thôi. Mà xe máy có phải chỗ nào cũng bằng phẳng đâu. he he...

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi qmk
      Em vừa thử di chuột quang lên bàn phím xong. Về phát hiện di chuyển thì OK nhưng tốc độ có vẻ kô chính xác. Dù sao đây cũng là một hướng suy nghĩ có thể mang lại giải pháp.
      Camera nhận dạng ảnh thì sao nhỉ. Có bạn nào nghe nói đến phương pháp này chưa. Ui nhưng buổi tối lại kô dùng đc nhưng giả sử dùng đc đi thuật toán là gì nhỉ.
      Hihi... camera hồng ngoại dùng được đó anh. Nó ko đắt lắm đâu. Nhưng những bài toán như vậy anh phải giải quyết nhiều vấn đề về công nghệ lắm. Ví dụ:
      -Nếu dùng PC: chọn hệ điều hành, chọn chủng loại, kích thước phù hợp ứng dụng? độ ổn định....
      -Nếu dùng dsp: giá, tiến độ công việc?

      Về vận tốc? khá chính xác và mức độ này phụ thuộc vào độ phân giải camera và giải thuật xử lý. Bởi độ rung xóc cần một giải thuật tốt bù khử vấn đề này. Để làm sao độ rung xóc tiến gần tới độ phân giải của camera. Còn giải thuật hiệu ứng về vận tốc thì ko khó đâu anh ạ, nó là bài toán kinh điển về vật chuyển động: thuật toán 3 ảnh liên tiếp và dùng kiểu vi phân ảnh

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi ToanThang88
        He he.... bác cảnh sát giao thông bắn vào xe máy vẫn phát hiện chính xác tốc độ chuyển động của xe máy đó thôi. Mà xe máy có phải chỗ nào cũng bằng phẳng đâu. he he...
        Bạn chưa hiểu vấn đề.

        Comment


        • #19
          vậy chị thaithutrang khẳng định chắc một câu: súng bắn tốc độ xuống đường có đo được vận tốc ko? (mọi địa hình).

          Comment


          • #20
            Tôi nghĩ nếu chỉ lấy mặt đường làm hệ quy chiếu, thì dùng hiệu ứng doppler là không ổn. Vì nếu chiếu vuông góc thì không có thay đổi tốc độ theo phương vuông góc, nếu đo được thì các bác sẽ đo được độ xóc của xe mà thôi
            Còn nếu chiếu xiên thì tia phản xạ sẽ xiên, và góc xiên sẽ thay đổi linh tinh theo độ nhấp nhô của đường vì vậy rất khó cố định vị trí đặt đầu thu siêu âm.
            Nếu các bác muốn đo không tiếp xúc thì có lẽ dùng nên dùng CCD camera (dùng webcam cho rẻ cũng được), cái này dùng xử lý ảnh chắc 3T có kinh nghiệm về thuật toán hơn tôi.
            Theo tôi nên dùng cảm biến trực tiếp nối vào bánh xe kiểu như công tơ mét của xe máy. Ta có thể cải tiến thay vì tiếp xúc cơ học ta dùng bộ choper quang rồi đưa vào vdk đo tần số là chuẩn nhất. (cái bộ chopper quang nó là giống như cái bánh xe khoét lỗ trong chuột bi ấy)
            -----------------------------------
            anh qmk, lâu rồi mới thấy anh trở lại, khi nào ra HN chơi nhắn tin cho em, em mời anh đi uống cafe (lần này em mới là bắt quàng người sang )

            Comment


            • #21
              À cứ tưởng tượng cái xe của mình là xe tăng đi
              Nhiều lúc vận tốc bánh xe kô phản ánh đúng vận tốc của xe chẳng hạn.

              To opendoor... nhắn tin số đt thoại cậu qua pm nhé.
              Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

              Comment


              • #22
                To 3T: Em có cách nào chống bụi cho camera kô. Anh đang đau đầu vụ này.
                Gắn CCD vào DSP kô quá khó nhưng bị cái mấy CCD rẻ tiền hay bị vệt.
                Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi opendoor2507
                  Nếu các bác muốn đo không tiếp xúc thì có lẽ dùng nên dùng CCD camera (dùng webcam cho rẻ cũng được), cái này dùng xử lý ảnh chắc 3T có kinh nghiệm về thuật toán hơn tôi.
                  Hihi.. em nói vậy thôi, chứ em ko biết tý gì về xử lý ảnh cả đâu. Cái này chắc phải hỏi anh qmk rồi. Nhưng nghe nói anh qmk hay giấu nghề lắm.

                  Comment


                  • #24
                    em ngừng cuộc thảo luận tại đây, anh chị cố gắng làm ra sản phẩm thực tế nhé, rồi post kết quả lên diễn đàn để đàn em chúng em có thêm được nhiều tài liệu quí. Bọn em biết ơn anh chị nhìu nhìu.

                    Comment


                    • #25
                      To ToanThang98: Anh nghĩ giống em là đo được. Vì khi siêu âm đến điểm A trên mặt đường và phản xạ thì điểm A có thể nói nguồn phát lúc này điểm thu sẽ cách xa dần nguồn phát và khi đo độ di tần ta có thể tính ra được. Hiện nay đang dừng ở mức ý tưởng thôi. Có ý tưởng gì cứ nói nhé tranh luận mà ai cũng có thể đưa ra giả thiết và phản bác giả thiết.
                      Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi qmk
                        To 3T: Em có cách nào chống bụi cho camera kô. Anh đang đau đầu vụ này.
                        Gắn CCD vào DSP kô quá khó nhưng bị cái mấy CCD rẻ tiền hay bị vệt.
                        Cái này liên quan đến công nghệ phủ màng mỏng(dùng vật liềugi để độ bám dính ít nhất), đến giải pháp vị trí đặt camera, đến việc xử lý ảnh(giải thuật tách loại đối tượng tĩnh) và cả cảnh báo( ví dụ: nếu lượng bụi phủ nếu lớn hơn ngưỡng đặt thì phần xử lý kêu bipbip)

                        Comment


                        • #27
                          trong điều kiện đường sá VN có những con đường chỉ đạt vận tốc 1km/ngày thì bộ cảm biến tỏ ra ko chính xác,he he

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi thaithutrang
                            Cái này liên quan đến công nghệ phủ màng mỏng(dùng vật liềugi để độ bám dính ít nhất), đến giải pháp vị trí đặt camera, đến việc xử lý ảnh(giải thuật tách loại đối tượng tĩnh) và cả cảnh báo( ví dụ: nếu lượng bụi phủ nếu lớn hơn ngưỡng đặt thì phần xử lý kêu bipbip)
                            sử dụng sơn không màu theo công nghệ nano ấy. Nói là công nghệ mới nhưng không đắt lắm đâu nếu chỉ dùng cho các ứng dụng riêng lẻ.
                            Cũ người mới ta!

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi qmk
                              To 3T: Em có cách nào chống bụi cho camera kô. Anh đang đau đầu vụ này.
                              Gắn CCD vào DSP kô quá khó nhưng bị cái mấy CCD rẻ tiền hay bị vệt.
                              Bác đi ra mấy tiệm chụp ảnh, bọn nó có cách chùi mấy cái CCD. Thường thì máy ảnh số chụp đến khoảng 10000 tấm thì phải đi chùi lại CCD, nhất là những máy ảnh SLR ống kính rời. Vì vậy, nếu bác nhờ được bọn nó chỉ giúp thì làm. Mình không làm chuyên nghiệp chỉ làm với mấy cái kính chơi nên không ngại.

                              Còn nếu bác muốn thử, bác chỉ cần làm cách đơn giản với mấy cái camera kiểu webcam thì chẳng cần thiết lắm, ở ngoài nó có bán cái giấy chùi kính cho mấy người bị cận, lấy loại giấy đó lau nhẹ (không thổi) là oki. Loại này thì bán đầy trong siêu thị, bác cận mà phải không? Chắc là bác sẽ biết giấy này bán ở đâu mà ...

                              Chúc vui.
                              Falleaf
                              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi qmk
                                Đặt một gì đó trên xe ô tô mà đo được vận tốc chính xác của nó (sai số chỉ 100m/h) không dùng encoder ở bánh xe, không dùng định vị vệ tinh, không kết nối dây nhợ loằng ngoằng.

                                Không biết có ai biết cái cảm biến siêu âm sử dụng hiệu ứng xxx không nhỉ?
                                Hiện tại F đang muốn kiếm một sinh viên để hướng dẫn đề tài INS. Thiết bị này có thể dịnh vị rất tốt, dùng trong tàu, ghe, xe, máy bay....

                                Cơ bản thiết bị này là các gyro và accelerator, dùng để đo vận tốc góc và gia tốc. Nếu chỉ giải quyết bài toán trên mặt phẳng thì có thể dùng hai bộ, xem gia tốc xoay là nhỏ. Nhưng thực tế gia tốc xoay của oto rất lớn khi đi lên dốc, xuống dốc, quẹo cua... Sai số hệ thống này là sai số tích luỹ

                                Giá trị sai 100m/h như của qmk nói là bất khả thi, và nếu như qmk làm được một hệ thống như vậy thì có thể đăng hàng chục bài báo quốc tế.

                                Quay lại việc tìm sinh viên, F và bạn F sẽ hướng dẫn qua mạng bằng YM và email và cả gtalk khi cần thiết. Yêu cầu cơ bản:

                                1) Có internet tại nhà ADSL
                                2) Viết báo cáo hàng tuần hoặc cách tuần theo chuẩn quy định của F tại picvietnam
                                3) Có thể thành lập một nhóm các sinh viên với nhau để cùng làm
                                4) Lập trình PIC trên CCS C hoặc HT PIC, tương đối vững cơ bản.
                                5) Lập trình VC++ và biết một chút về Matlab để có hiểu code. Biết VB thì càng oki, vì hệ thống đang chạy trên VB.

                                F và bạn F sẽ cung cấp linh kiện, thiết bị, bao gồm gyro, acc, PIC, động cơ, encoder, đủ làm cho 3 trục. Nếu có thể toàn bộ chi phí của dự án này bạn F và F sẽ chi trả, nhưng sau khi làm xong phải nộp sản phẩm lại. Bởi vì có thể dự án được phân ra nhiều giai đoạn, và các sinh viên làm việc với dự án có thể thay đổi. Cần giữ lại sản phẩm để sinh viên sau có thể làm tiếp.

                                Giai đoạn làm việc:

                                1) Thiết kế sàn cơ để calibrate hệ thống, thiết kế mạch điện tử giao tiếp và điều khiển gyro, acc (mạch nguyên lý F sẽ giao), yêu cầu thiết kế mạch in sẽ giao chi tiết. Mà nếu sinh viên chưa có kinh nghiệm nhiều chắc F phải làm luôn vì cái này cần định vị chính xác.

                                2) Thực hiện các chương trình giao tiếp gyro, acc. Calibrate thiết bị theo phương pháp mà bạn F và F sẽ giao. Lưu ý, có calibrate cả phần nhiệt độ, vì vậy, lúc thiết kế phần cơ và thí nghiệm ban đầu rất quan trọng và mất thời gian.

                                3) Đưa phần thuật toán vào thành một hệ thống nhúng hoàn chỉnh, và chạy thử nghiệm để lấy kết quả (Việc này F và bạn F sẽ thực hiện tại Hàn). Hoặc là cả phần calibrate nếu thấy không có khả năng calibrate ở VN thì gửi sang Hàn để làm. Giai đoạn 3 này khá phức tạp và công phu.


                                Mục đích: Đây là kết quả làm việc mà bạn F đã ra báo, hiện nay muốn trực tiếp hiện thức nó tại Việt Nam. Từ chương trình chạy trên máy tính, chuyển vào chạy trên hệ dspic và đóng gói thành sản phẩm.

                                F rất muốn làm việc với các bạn sinh viên năm thứ 3 BK HN, vì F có thể nhờ bác BA kèm giúp. Giai đoạn đầu các bạn làm việc chủ yếu với phần cơ : điều khiển DC dùng PID + dsPIC, giao tiếp máy tính RS232, RF, điều khiển động cơ bước..... mấy cái này để làm cái bàn xoay calibrate, cộng thêm thiết kế vẽ mạch in hàn mấy cái mạch điện tử. Các thiết kế cơ phải vẽ Autocad.

                                Sinh viên năm thứ 3 có thể làm được những việc này, và đây gần như có sẵn. Nó thuộc phần kỹ năng thôi. Sinh viên năm thứ 3 có thể làm việc lâu dài với dự án, và vì F và bạn F cung cấp tiền, linh kiện để làm, nên càng muốn sau này em đó có thể làm một cách thành công từ đầu đến đuôi.

                                Gửi CV cho F qua email: falleaf.pic@gmail.com nếu có quan tâm đến dự án này.

                                Chúc vui.
                                Falleaf
                                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                qmk Tìm hiểu thêm về qmk

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X