Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Orion-Hanel sẽ chính thức tuyên bố phá sản

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Orion-Hanel sẽ chính thức tuyên bố phá sản

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...2&ChannelID=11

    TT (Hà Nội) - Orion - Hanel, liên doanh giữa VN và Hàn Quốc chuyên sản xuất đèn hình và phụ kiện cho tivi, máy tính với thời hạn hoạt động 50 năm tính từ 1993, sẽ tuyên bố phá sản vào tháng này sau nhiều năm dẫn đầu ngành sản xuất điện tử của Hà Nội.

    Các doanh nghiệp điện tử VN cần rút ra bài học từ vụ phá sản của Orion - Hanel. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khuyến cáo như vậy tại hội thảo tổng kết ngành điện tử - viễn thông sau hai năm VN vào WTO, diễn ra ở Hà Nội ngày 25-12.

    Orion - Hanel đã đưa ra quyết định mở rộng hoạt động sản xuất đèn hình màu trong bối cảnh thị trường tivi xuất hiện sự thoái trào của công nghệ này với sự thay thế của dòng LCD và Plasma, cộng với suy thoái kinh tế, khiến khó khăn của Orion - Hanel tăng thêm bội phần và không thể tháo gỡ.

    Từ trường hợp Orion - Hanel, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói các doanh nghiệp VN không nên duy trì y hệt chiến lược cũ trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp cần “tự cứu mình, chủ động đối phó tình hình”.

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng hiện các mặt hàng điện tử VN đang cạnh tranh không cân xứng với hàng Trung Quốc. “Theo tôi biết, Trung Quốc đang tập kết hàng không xuất đi EU và Mỹ được vì suy thoái kinh tế ở các thị trường này. Có thể hàng đó sẽ đổ bộ vào VN. Nếu vậy, thiệt hại sẽ không nhỏ”.

    Hương Giang
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    Phá sản do chiến lược hay do cơ chế ?
    Cái đó khó biết lắm .
    TV màn hình CRT của Trung quốc bán rất chạy mà .
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

    Comment


    • #3
      Khủng hoảng kinh tế , VN cũng không tránh khỏi
      SHARE KHO PHIM LỚN

      Comment


      • #4
        1 sự phá sản ko gây bất ngờ.2 đại gia và cũng anh em với nhau pana + sanyo sẽ hợp nhất lúc đó cũng có thêm vài cty điện tử lao đao.crt Orion cũng 1 thời vang bóng giờ phải nhường sân cho các đại gia đến từ china, CRT cũng khó chết trong vòng 5 năm nữa(còn với vn có lẽ phải 10 năm ).ko biết lúc đó còn lại những anh tài nào trong lĩnh vực điện tử

        Comment


        • #5
          Tôi thấy hàng chục năm gần đây các hãng điện tử liên doanh với Việt Nam như Panasonic JVC, Hitachi, Samsung, LG.... toàn dùng đèn hình Daewoo-Hanel. Về chất lượng thì tồi khỏi nói, chạy một thời gian ngắn đã đuối tia => sai màu. Ảnh hưởng đến cả uy tín của hãng SX TV dùng những đèn hình loại này.

          Nay nghe tin anh DW-Hanel phá sản thì lại mừng cho bà con nông dân quá. (Chắt góp được ít tiền hai sương một nắng mua được cái TV xem đúng hơn 1 năm bảo hành thì chết đèn hình.) Đành phải bỏ ra 2/3 số tiền để mua đèn hình thay thế.! Chất lượng đèn hình DW-HN kém quá xuất đi Nhật bị trả về. Tôi thấy cty này đến nay mới phá sản mới là lạ. Không biết có cấm nhập đèn hình nước ngoài Sx không nữa mà các hãng liên doanh nổi tiếng kia lại lắp đèn hình DW-HN. Riêng hãng Sony (chắc do dùng đèn hình một tia trinitron không dùng đèn 3 tia Orion Hanel) nên vẫn đắt hàng và giữ được uy tín về chất lượng.

          Không biết lúc phá sản thì liên doanh chia chác số đất đai khu CN cao Sài Đồng như thế nào nhỉ??
          Khi mà anh liên doanh Hàn góp vốn bằng dây chuyền máy móc lỗi thời (trước khi Daewoo Hàn Quốc sụp đổ) Hanel góp bằng đất!

          Comment


          • #6
            Nông dân bxngoc đang xài một cái tivi JVC từ 5 năm nay mà màu vẫn đẹp chưa bị xuống. Chắc xài tia teratron hả bé trai.
            “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi bxngoc Xem bài viết
              Nông dân bxngoc đang xài một cái tivi JVC từ 5 năm nay mà màu vẫn đẹp chưa bị xuống. Chắc xài tia teratron hả bé trai.
              có thể tv jvc của bạn ráp ở nước ngoài,hoặc bạn ít sử dụng,tôi tán thành ý kiến CHẤT LƯỢNG CRT DW HANEL QUÁ KÉM .

              Comment


              • #8
                Em thấy CRT không trụ nổi 5 năm nữa ở VN đâu, tốc độ down giá LCD và Plasma cao lắm Tung Của nó đã sản xuất LCD để làm tranh treo tường kìa. LCD monitor 19'' AOC bọn em nhập vào có 2 triệu đây này (mà giá giảm theo ngày) thêm bộ thu TV, bộ loa và ba thứ linh tinh chừng 7 trăm nữa là có cái TV ngon. Bây giờ TV 21" CRT rẻ cũng tầm 1 triệu 500k vừa tốn điện, tốn chỗ mà tậm tịt.
                Cái khó giờ không phải là công nghệ nữa. Mà là giá thành, giá sản xuất màn hình CRT không thể giảm nhiều được nữa trong khi đó giá thành sản xuất LCD và Plasma còn giảm mạnh. Em nghe đồn có thể còn rẻ hơn CRT hiện tại.
                Last edited by Driverless; 27-12-2008, 21:21.

                Comment


                • #9
                  Có lẽ nhà sản xuất LCD và plasma đã thu hồi được chi phí nghiên cứu và marketing đã có lợi nhuận nên giá sản phẩm hạ. TV công nghệ OLED sẽ nên ngôi vì thế bxngoc chưa đổi cái CRT lấy LCD dù là hạ giá 50%. Sẽ qua rồi cái thời các nhà sản xuất và các nhà phân phối bắt chẹt khách hàng. Ngưởi dùng sẽ được bình đẳng với giá cả đúng với giá trị của món hàng.
                  “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

                  Comment


                  • #10
                    Nói CRT của DW quá kém thì vơ đũa cả nắm rồi, mà nên gọi là chất lượng phập phập phù. Khoảng 20-30% bị yếu tia ngay sau năm đầu tiên, năm sau nữa khoảng 15% ra đi... cho đến sau 5 năm chỉ còn khoảng 5%, mà JVC của bxngoc rơi vào 1-2% cuối cùng của 5% cuối cùng đó...
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #11
                      Đây là bản chất của vấn đề thay đổi công nghệ. Thay đổi công nghệ chỉ nhằm vào hai mục đích:
                      1) Nâng cao chất lượng sản phẩm.
                      2) Hạ giá thành sản xuất.


                      Những người kỹ sư suốt đời đi làm việc, cũng chỉ vì hai mục đích này. Thông thường, khi xuất hiện một sản phẩm mới (có tính chất và mục đích sử dụng mới) thì hàng loạt công nghệ sẽ được nghiên cứu để làm cho giá thành sản xuất rẻ xuống và vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm đó, hòng cạnh tranh với nhau về giá. Như vậy, những người ra trước sẽ thu được lợi nhuận trước khi giá thành còn cao. (Thí dụ như CRT)

                      Tới khi giá thành thấp xuống một mức nào đó rồi, thì lợi nhuận không đáng để người ta quan tâm sản xuất nữa, bắt buộc người ta phải nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm mới có chất lượng cao hơn (cùng tính chất và mục đích sử dụng). Sau đó người ta lại tiếp tục làm nó giảm giá. (Thí dụ như CRT phẳng, LCD, Plasma, OLED)

                      Đỉnh điểm của xu thế nghiên cứu này là việc người ta không thể mở rộng thị trường hơn được nữa, hoặc người ta không thể cải tiến chất lượng hơn được nữa, người ta sẽ tìm cách làm thay đổi tính chất sản phẩm, hoặc mục đích sử dụng của sản phẩm, nhưng vẫn giữ nền tảng của mục đích sử dụng sản phẩm đó. (Thí dụ như tích hợp các bộ giải mã vào trong TV, cho phép TV kết nối với máy tính... thậm chí một ngày nào đó cái TV có thể biến thành cái điện thoại.). Nó lại tiếp tục quá trình nghiên cứu giảm giá sản xuất và nâng cao chất lượng (nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều)

                      Sau đó, đỉnh điểm của giai đoạn này, đó là sự biến chất sản phẩm, khi mục đích sử dụng cộng thêm biến thành mục đích sử dụng chính. Nó tạo ra một nền tảng sản phẩm mới.

                      Đây là phương pháp để phát triển sản phẩm của các hãng hiện nay, nó chỉ đơn giản là như thế thôi. Cho tới bây giờ, thế giới đang dừng ở bước này. Có lẽ đỉnh điểm của các loại sản phẩm kiểu này chính là iPhone. Nó đi từ cái máy nghe nhạc mp3, nó càng ngày càng rẻ dần, rồi nó thành mp4, rồi càng ngày càng rẻ dần, rồi thành iTouch, rồi thành iPhone. Khi nó thành iPhone, tính chất nghe nhạc và chơi game bị biến chất trở thành mục đích sử dụng phụ, mục đích sử dụng thêm vào là Phone trở thành mục đích sử dụng chính. Một sản phẩm mới ra đời. Và các hãng lại bắt đầu cạnh tranh với nó như SamSung, Google - HTC,... để hòng làm giảm giá loại sản phẩm Phone + touch + nghe nhạc + xem phim + blah blah này.

                      Và có thể nói, điều này ai cũng nhìn thấy, nhưng Orion-Hanel có thể nói là quá chủ quan với sự phát triển của thị trường. Họ đầu tư vào sản xuất, nhưng không đầu tư vào quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, cho nên khi thị trường phát triển quá nhanh thì nó sụp đổ vì không theo kịp thị trường.

                      Có lẽ bất kỳ nhà sản xuất nào cũng cần có một "chuyên gia sáng tạo", và chỉ cần ghi nhớ sự phát triển này, thì chắc chắn sẽ theo kịp sự phát triển của thị trường.

                      Một điều kỳ lạ mà chúng ta nhìn thấy đó là hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều có phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm (thậm chí nó còn mạnh hơn cả trường đại học), nhưng hiện nay các công ty VN hầu hết chỉ mua cái máy về, chờ có đơn hàng và... "sản xuất thật lực". Không có đầu tư nghiên cứu phát triển, sẽ giết dần các công ty trong nước, dù công ty đó là mới mở hay là đầu ngành đi nữa (điển hình Orion-Hanel). Bài học mà TS. Lê Đăng Doanh nói, F nghĩ đó là bài học này.

                      Nếu nói về chiến lược mà F nể phục nhất, đó vẫn là dệt Phong Phú, khi vừa phát triển được lên, thì đã cử đội ngũ nhân viên đi học, gần như 10 năm dệt Phong Phú im hơi lặng tiếng trên thị trường, tới khoảng năm 2003 thì phát triển lên như một làn sóng, vì các nhân viên đã được đào tạo xong và quay trở về công ty. Năm đó giới quản trị kinh doanh khen Phong Phú hết lời. Tháng 10 vừa qua, dệt Phong phú chính thức thông báo cổ phần hóa (không biết có bác nào tham gia mua hay không). Xem tỉ lệ nhân viên của dệt Phong Phú đi từ con số thay vì hình tháp thì tổng số đại học và trên đại học bây giờ ngang bằng với con số trung cấp và cao đẳng. Trong đó khoảng 0.5 - 1% là trên đại học. Tất nhiên ngành may thì nó chỉ có vậy, nhưng đó là chiến lược thực sự vững chắc.

                      Các công ty điện tử càng cần học bài học này và chuẩn bị lực lượng nghiên cứu cho mình, bằng không, không chóng thì chầy cũng đi vào ngõ cụt và suy thoái. Cứ 10 năm một lần, lại có một đợt suy thoái kinh tế (bánh xe kinh tế: ...1989, 1997, 2008), thì những công ty mới tập tễnh bước ra (kiểu như RP) thì chưa bị gì, nhưng chờ tới khoảng năm 2018, nếu vượt qua được suy thoái nữa thì tới 2025 sẽ ngon. Nếu không, thì câu chuyện sẽ rất khác... Chờ xem công ty nào sống qua 2018 nhỉ

                      Chiến lược của phác thảo là thế này, sinh viên ra trường, thì coi như làm 1 năm (làm một dự án nào đó có nghiên cứu, và đổ chất xám liên tục), thì có thể dùng thêm 3 năm. Như vậy học thạc sĩ mất 2 năm thì có thể dùng 6 năm (nếu không tiếp tục học tập và nghiên cứu). Học tiến sĩ 3 - 5 năm thì có thể dùng được khoảng 9 - 15 năm (nếu kô tiếp tục học tập và nghiên cứu). Như vậy, cứ công ty nào có số tiến sĩ cố định, chỉ đi về đi làm mà không nghiên cứu tiếp, thì chắc chắn là tới giai đoạn đồng chí đó ngưng nghiên cứu thì 15 năm sau công ty đó có nguy cơ toi.

                      Chúc vui
                      Falleaf
                      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                      Comment


                      • #12
                        viêt nam cũng có cty điện tử đã chú trọng vào khâu nghiên cứu,và cho kỹ sư ra nước ngoài đào tạo nhưng đến giờ cũng chỉ sx cầm chừng để tồn tại 1 thương hiệu việt.vấn đề anh đầu tư cho nghiên cứu ,và doanh thu 2 cái này nó ko tương xứng,để nghiên cứu và phát triển 1 mẫu mã thì tốn rất chi là nhiều,nhưng sau đó bán ra sản phẩm có tý tẹo chưa kể bị ăn cắp mẫu,do vậy các cty điện tử việt nam chủ yếu vẫn là lắp ráp.thật sự khi nào các cty điện tử vn tập hợp lại với nhau or sát nhập với 1 cty nước ngoài mạnh hơn,khi đó có đầy đũ tiềm lực thì vấn đề nghiên cứu mới thực sự quan trọng

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi lgelectronic Xem bài viết
                          viêt nam cũng có cty điện tử đã chú trọng vào khâu nghiên cứu,và cho kỹ sư ra nước ngoài đào tạo nhưng đến giờ cũng chỉ sx cầm chừng để tồn tại 1 thương hiệu việt.vấn đề anh đầu tư cho nghiên cứu ,và doanh thu 2 cái này nó ko tương xứng,để nghiên cứu và phát triển 1 mẫu mã thì tốn rất chi là nhiều,nhưng sau đó bán ra sản phẩm có tý tẹo chưa kể bị ăn cắp mẫu,do vậy các cty điện tử việt nam chủ yếu vẫn là lắp ráp.thật sự khi nào các cty điện tử vn tập hợp lại với nhau or sát nhập với 1 cty nước ngoài mạnh hơn,khi đó có đầy đũ tiềm lực thì vấn đề nghiên cứu mới thực sự quan trọng
                          Vấn đề đầu tiên vẫn phải là tăng cường nội lực. Khi đã có nội lực thì thấy hợp tác được cứ hợp tác, không được thì ta vẫn tự đứng trên đôi chân của mình.

                          Nếu tập hợp lại chỉ để được sát nhập với nước ngoài thì ... bán mình từ bây giờ luôn cho rảnh. Trong cuộc sát nhập với đối tác nước ngoài mạnh thì ta chắc chắn không còn nữa, thà tự sát trước còn hay hơn. Mạnh ai nấy đi may ra còn có người sống sót.

                          Không có nội lực mà lao vào cuộc hội nhập cũng giống như hạt muối bỏ vào bể lớn, là đi mà chẳng có ngày về.

                          Lan Hương.

                          Comment


                          • #14
                            Nhà tôi dùng cái tivi daewoo mười mấy năm nay mà hình ảnh vẫn cực đẹp

                            --- ORION HANEL phá sản về định hướng và chiến lược chứ không phải do yếu tố nào khác .

                            Còn thằng anh em Hanel giáp ranh cũng là 1 trong những nhà máy tiêu điểm của Hà nội , tuy đã được cứu vớt đầu tư tiền để nâng cấp , khắc phục khó khăn ,,,, nhưng đâu vẫn hoàn đấy ... Nhà nước không thể kéo một cỗ máy hỏng trong suốt chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa được !

                            --- Lại nói về chiến lược và sản phẩm tuy ORION HANEL và HANEL hoạt động ở 2 khía cạnh khác nhau nhưng có mối quan hệ tương tác . HANEL thì hay tập trung vào sản phẩm thương mại ... nhưng quả thực không biết do đầu óc các nhà kế hoạch bên đó có vấn đề hay sao ????

                            Cách đây chừng 1, 2 năm . Rộ lên phong trào " truyền tin trên đường dây tải điện " ( PLC ) ... khi đó ở mức độ Sinh viên và các sản phẩm của Trung Quốc đã có nhiều thiết bị truyền tin với 9600bps ... Nhưng thằng Hanel lại ra một cái modem PLC chạy ở 1200bps ... mà giá đắt gần gấp rưỡi cái modem 9600bps ... Thật là một câu chuyện hài hước !!!

                            --- Phá sản là lẽ tất yếu thôi .
                            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
                              Chiến lược của phác thảo là thế này, sinh viên ra trường, thì coi như làm 1 năm (làm một dự án nào đó có nghiên cứu, và đổ chất xám liên tục), thì có thể dùng thêm 3 năm. Như vậy học thạc sĩ mất 2 năm thì có thể dùng 6 năm (nếu không tiếp tục học tập và nghiên cứu). Học tiến sĩ 3 - 5 năm thì có thể dùng được khoảng 9 - 15 năm (nếu kô tiếp tục học tập và nghiên cứu). Như vậy, cứ công ty nào có số tiến sĩ cố định, chỉ đi về đi làm mà không nghiên cứu tiếp, thì chắc chắn là tới giai đoạn đồng chí đó ngưng nghiên cứu thì 15 năm sau công ty đó có nguy cơ toi.

                              Chúc vui
                              Cái này e rằng falleaf đề cao việc học hơi quá . Tôi không phủ nhận lợi ích của việc học, nhưng tôi cho rằng học tập ngay trong môi trường làm việc sẽ lợi ích hơn rất nhiều. Xét cho cùng thì đây là vấn đề nhân lực, tôi chỉ lấy ví dụ: Nếu một người có tư duy tốt, cầu tiến - thì công ty hoàn toàn có thể đầu tư vào con người này theo kiểu vừa học, vừa làm & được hưởng những quyền lợi xứng đáng. Cụ thể thế nào thì tùy từng công ty cụ thể, tôi nói ở đây là định hướng XHCN, là tầng vĩ mô (Hãy làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm )

                              Đùa chút cho vui thôi. Nhưng để thành công thì rất cần những con người có tài và có tâm huyết + chế độ xứng đáng, chứ e rằng những người có trình độ, cho đi học & đợi họ trở về phục vụ theo kiểu trả ơn sẽ không khai thác hết được khả năng của họ.
                              Last edited by vutamhoan; 28-12-2008, 10:59.
                              Some rights reserved!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X