Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tìm cách giết mấy con sâu .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
    Có một cái đồ gỗ rất quý , nhưng hiểm một nỗi là bị bọn mối mọt tiến công ngầm bên trong . Làm cách nào giết chết hết bọn sâu mọt mà vẫn giữ nguyên được cái đồ gỗ đó ?
    bác lấy nước rửa chén trộn với xà bông omo xong và một ít nươc sau đó lấy kim tim bơm vào lỗ con sâu hay con một đó, em đảm bảo nó không chết trong đó thì nó cũng chết bởi tay bác.(ngay những cây xanh hay mai mình trồng bị con sùng đục dùng cách này nó cũng bò ra vì nghet thở hok cũng tử nạn tại chỗ)

    Comment


    • #32
      Có một cách rất hay là phân tích, tìm hiểu thành phần của vật liệu đồ gỗ đó và tìm hiểu sở thích của loại sâu đó, sau đó pha chế một loại gỗ " ngon" hơn để làm mồi nhử con sâu ra rồi giết thủ công, như kiểu ta đánh bẫy hay đánh bả chuột vậy.
      Chán ko buồn ký.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
        Các bạn có nhiều ý tưởng thật là hay . Tất nhiên là tuỷ trường hợp mà áp dụng .
        Trường hợp đó là cây đàn dương cầm trị giá @@@ thì không thể ngâm xuống ao được .
        Đang tính làm một cái máy to bằng cái xô đựng nước , úp vào chỗ nào nghi có mối mọt rồi bấm công tắc . Những con gì ở trơức mặt cái máy đó 10 >20cm đều phải chết
        Bác không nói ngay từ đầu là đàn dương cầm. Không ngâm nước được bởi vì đàn sẽ bị nhả keo. không ngâm thuốc chống mối mọt được bởi vì có độ đọc hại nhất định. Nên cho vào ngăn mát một ngày chắc là nó chết thôi nhưng không triệt để về lâu dài, nói thật với bác đây mới là ngành tay phải của em đấy.

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi tho hoc viec Xem bài viết
          Có một cách rất hay là phân tích, tìm hiểu thành phần của vật liệu đồ gỗ đó và tìm hiểu sở thích của loại sâu đó, sau đó pha chế một loại gỗ " ngon" hơn để làm mồi nhử con sâu ra rồi giết thủ công, như kiểu ta đánh bẫy hay đánh bả chuột vậy.
          Làm tôi nhớ đến 2 câu chuyện:
          - Vợ khó đẻ, chồng buộc cái kẹo vào dây câu, ngồi trước mà nhử ... : "Cu, mau ra đây ăn kẹo"
          - Muỗi nhiều quá, lại có loại thuốc diệt muỗi hiệu quả. Mua thuốc về, đọc HDSD: "Bạn hãy bắt từng con muỗi, dùng thuốc này trộn thành một loại keo, bịt đầu vòi muỗi lại. Đảm bảo muỗi sẽ không ăn uống được mà chết".

          Mọt ăn gỗ, trên đường "tiến quân" nó đùn ra bột gỗ là c.ứt của nó. Nó có thể ăn sát mặt gỗ mà không ăn phá ra ngoài để ta thấy, nhưng thỉnh thoảng hắn có đục 1 lỗ nho nhỏ (có lẽ để lấy không khí, lấy... "ánh sáng" ), làm bột gỗ rơi ra ở chỗ đó. Nếu phát hiện thấy bột gỗ tức là đường đi của con mọt ở gần chỗ phát ra tiếng kẽo kẹt, ta dùng kim tiêm bơm dầu hỏa vào. Dầu sẽ thấm vào đến chỗ con mọt đó đang "cư ngụ", mọt ta sẽ ra đi ngay tức khắc mà đồ gỗ vẫn nguyên vẹn.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #35
            Lần đầu tiên trong đời nghe có vụ đàn dương cầm bị mối mọt ????
            Nghe giống như gỗ mun, cẩm hay sắt bị mọt vậy, hài thật.

            Chắc chưa bao giờ có dịp nhìn thấy cây đàn dương cầm ngoài đời thật nên mới nói vậy.
            Từ chối trách nhiệm:
            Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
            Blog: http://mritx.blogspot.com

            Comment


            • #36
              Pháo đài của NATO cơ à,từ ngày ra trường em toàn làm mấy cái mạch linh tinh thôi, bé tý ty, lên khi nghe bác nói đến như thế thấy hoành tráng quá. Nhưng nếu bác mà nghiên cứu làm dc thì rất có thể tương lai bác sẽ làm giáo sư đó, vì em biết ở VN đã có đâu.Giáo sư đầu nguành ấy chứ
              tom and jery !!!!!!!

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                Lần đầu tiên trong đời nghe có vụ đàn dương cầm bị mối mọt ????
                Nghe giống như gỗ mun, cẩm hay sắt bị mọt vậy, hài thật.

                Chắc chưa bao giờ có dịp nhìn thấy cây đàn dương cầm ngoài đời thật nên mới nói vậy.
                Có thể là MOD Van nói tránh đi thôi vì cái "đồ vật" của bác ấy bí mật quá nên không thể nói thẳng ra được, nên bảo là cái đàn dương cầm cho nó có phần quan trọng như nhau đó bác à!

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                  Chưa nghe thấy trong chiến tranh người ta đã từng sử dụng sóng hạ âm để giết người à ?
                  Chỉ trong thí nghiệm thôi, vì hiệu quả không cao mà hao năng lượng quá.

                  Chúc vui.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                    Lần đầu tiên trong đời nghe có vụ đàn dương cầm bị mối mọt ????
                    Nghe giống như gỗ mun, cẩm hay sắt bị mọt vậy, hài thật.

                    Chắc chưa bao giờ có dịp nhìn thấy cây đàn dương cầm ngoài đời thật nên mới nói vậy.
                    Có thể chiếc đàn đã được sửa chữa, thay phần nào đấy mà bị mọt ăn.

                    Chúc vui.

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                      Làm tôi nhớ đến 2 câu chuyện:
                      - Vợ khó đẻ, chồng buộc cái kẹo vào dây câu, ngồi trước mà nhử ... : "Cu, mau ra đây ăn kẹo"
                      - Muỗi nhiều quá, lại có loại thuốc diệt muỗi hiệu quả. Mua thuốc về, đọc HDSD: "Bạn hãy bắt từng con muỗi, dùng thuốc này trộn thành một loại keo, bịt đầu vòi muỗi lại. Đảm bảo muỗi sẽ không ăn uống được mà chết".

                      Mọt ăn gỗ, trên đường "tiến quân" nó đùn ra bột gỗ là c.ứt của nó. Nó có thể ăn sát mặt gỗ mà không ăn phá ra ngoài để ta thấy, nhưng thỉnh thoảng hắn có đục 1 lỗ nho nhỏ (có lẽ để lấy không khí, lấy... "ánh sáng" ), làm bột gỗ rơi ra ở chỗ đó. Nếu phát hiện thấy bột gỗ tức là đường đi của con mọt ở gần chỗ phát ra tiếng kẽo kẹt, ta dùng kim tiêm bơm dầu hỏa vào. Dầu sẽ thấm vào đến chỗ con mọt đó đang "cư ngụ", mọt ta sẽ ra đi ngay tức khắc mà đồ gỗ vẫn nguyên vẹn.
                      Có thể dùng ống mổ nội soi luồn theo đường chất thải đó và bơm cái gì đó diệt sâu, hay làm ra loại robot siêu nhỏ mô phỏng loại sâu đó, làm bé hơn tý rồi lập trình cho robot tìm sâu, và : chiến!!!
                      Chán ko buồn ký.

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
                        Có thể chiếc đàn đã được sửa chữa, thay phần nào đấy mà bị mọt ăn.

                        Chúc vui.
                        Giỡn nhau à ? Piano là một dụng cụ âm nhạc tinh tế, không phải là cái ghế cái bàn mà có cái kiểu sửa chữa chắp vá.

                        Cái này trích từ bài viết của, Nhạc Sĩ: Linh Phương
                        Linh Phương & Nguyễn Túc

                        Ðã đến lúc bạn cần sắm một đàn dương cầm cho chính mình hoặc cho con em để tập đàn hàng ngày. Hơn nữa, đàn dương cầm còn là một trang trí đặc biệt đặt ở phòng khách lịch sự trong căn nhà mới. Thật vậy, không nói đến việc mua đàn cũ, đàn piano mới khá đắt tiền tùy theo loại: Từ 3000 Mỹ kim cho tới đàn nổi tiếng như Steinway giá sáu, bảy mươi ngàn hoặc đến cả trăm ngàn Mỹ kim, tuỳ theo cở lớn nhỏ Baby Grand đến Grand Piano hoặc loại thật dài để trình tấu hay hòa tấu với dàn nhạc lớn. Loại đàn Steinway nầy càng lâu năm càng đắc tiền, vì do thời gian nuôi dưỡng và kỹ thuật tạo nên. Sau đây, người viết sơ lược cái trình tự làm đàn dương cầm để chúng ta hiểu cách tạo một đàn vô cùng công phu như thế nào.

                        Trước hết người ta trồng cây và nuôi cây trên khoảng đất riêng đặc biệt từ 10 đến 20 năm. Cây trồng càng lâu thì tiếng đàn mới có giá trị khi họ làm thùng đàn, tùy theo loại gỗ như cây bằng, cây trắc, cây lim. Có đàn phải nuôi cây đến ba bốn mươi năm như loại đàn Âu Châu Pleyel của Pháp, Hansen, Balwin, vì có trải qua thời gian đến mấy mươi năm sau mà tiếng đàn vẫn thanh tao, thùng đàn vẫn tốt, cây không bị mối mọt ăn. Sau khi đốn gỗ về, họ đo kích thước xẻ cây từng mãnh theo hình dáng cây đàn. Sau khi xẻ , họ đem gỗ nhuộm trong một cái hồ lớn có nước thuốc pha mầu tùy theo loại, và có một cần trục mang tấm gỗ lên phơi nắng chiều chứ không phơi buổi nắng gắt vì sợ gỗ nứt nẽ. Những cây gỗ quí thường nhuộm lâu từ ba đến sáu tháng, có khi đến một năm. Và mồi tuần họ thăm gỗ xem màu nhuộm thế nào.

                        Trong một chuyến đi trình diễn độc tấu dương cầm tại Đức, người viết có dịp đến thăm xưởng làm đàn Piano ở Lefzig Ðức Quốc, đi thăm rừng nơi họ trồng cây, nuôi cây, và xem họ mang gỗ về xưởng nhuộm và cách làm từng thanh búa gỏ vào dây đàn kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Phím đàn ngày xưa, hay sáu bảy mươi năm về trước thường làm bằng ngà voi. Sau này, họ dùng Formica màu trắng thay cho phím ngà. Ngày nay, nếu ai có đàn dương cầm với phím ngà, giờ đây nếu bán đàn sẽ rất có giá.

                        Khi căng dây đàn, họ có máy đo chính xác âm thanh để âm ba cho đúng cao độ. Máy đo âm thanh hiện đại bây giờ là nhờ máy điện toán nhưng ngày xưa thì nhờ bằng đôi tai của ông thợ lên dây đàn. Vào thế kỷ XX, năm 1903 ông Schermann đã sáng tạo máy nghe âm thanh gồm có một nốt chuẩn là nốt La (A). Ðó là một thanh sắt nhỏ gỏ vào gỗ phát ra tiếng động ta gọi là Diapasion cũng như ông cũng sáng chế máy đánh nhịp (Metronome). Ngày xưa, khi làm búa gỏ vào dây đàn, người thợ dùng cưa rất nhỏ và cưa bằng tay, cũng phải khéo léo, nếu vụng về thì miếng gỗ nứt, khi đánh vào dây tiếng đàn sẽ nghe lụp cụp, miếng gỗ phải chắc chắn khi chạm vào dây đàn. Người làm đàn họ tính toán phím đàn đánh vào thanh búa khoảng bao nhiêu triệu lần là phải thay dàn búa. Bây giờ giãn dị hơn, dàn búa cưa bằng máy có kích thước sẵn, cũng như sườn đàn không ráp bằng đồng hay bằng gang, mà họ ráp bằng gỗ và sơn nuớc bóng lên, rồi quét thêm lên một thứ nước để ngừa mối mọt. Gỗ nhuộm đúng tuổi, tiếng đàn rất hay âm thanh dày ấm, nếu gỗ nhuộm non, tiếng đàn không dày đủ và không ấm, cho nên tùy theo loại đàn mà giá tiền đắt, rẽ là vậy.

                        Sườn đàn ngày xưa chắc và nặng, họ làm bằng đồng, hay bằng gang, lúc khiêng rất nặng. Thường phải năm sáu người khỏe mạnh mới di chuyển nổi cây đàn. Thời đại Danh sư Chopin, nhà làm đàn Pleyel dành đặc biệt cho Chopin một đàn piano gỗ trổng trên 30 năm, nên danh sư này đi đâu cũng chỉ thích trình tấu nhạc bằng hiệu đàn Pleyel này; kể cả khi ông ra ngoài đảo Majorca sống với người yêu George Sand, ông cũng đã mang đàn theo. Vì thế, hậu sinh mới có bộ tác phẩm Etude tuyệt vời mà Chopin đã sáng tác lúc đó. Hiệu đàn Piano được dùng trong những lâu đài hay những căn nhà quí phái, giàu có sang trọng khi có tổ chức nhạc cho hòa tấu hay độc tấu hoặc cho ca hát, hoặc cho nhạc kịch. Vào thời kỳ phim câm chưa có lồng tiếng nói, người ta cũng nhờ đàn piano đề làm nền cho phim diễn đạt những diễn biến trong chuyện phim rất hiệu quả, người xem hiểu được diễn tiến trong cốt chuyện, vì đàn piano có thanh âm diễn tả ngôn ngữ và tiết tấu rất rộng rãi. Cho đến nay, hiệu đàn Pleyel đã mai một theo thời gian nhưng tên tuổi cây đàn vẫn mãi mãi không quên trong giới đàn dương cầm…

                        Sau Thế chiến II, nước Nhật đã vươn lên, chánh quyền đã cho sinh viên du học nước ngoài như tại Đức, Pháp để học làm đàn. Họ khéo biết nắm tâm lý quần chúng và làm kiểu đàn gọn, nhẹ cho những căn nhà nhỏ, bên cạnh đó họ vẽ kiểu theo khiếu thẩm mỹ của mỗi quốc gia, nên piano có tên Yamaha đã làm chủ thị trường khoảng trên 50 năm qua. Tuy vậy, đàn Yamaha vẫn không qua mặt nổi piano hiệu Steinway của Mỹ, vì tính chất lâu bền, âm thanh hay, và những chi tiết của cây đàn ăn đứt piano của Nhật, đàn này càng lâu năm thì âm thanh càng tuyệt vời. Một cây đàn Upright loại đứng của Steinway dù hai chục hay hai mươi lăm năm mà giá 20 mươi ngàn Mỹ kim là thường, và người kén đàn, khi bàn tay đã chạm qua cây đàn Steinway là không muốn đàn cây đàn hiệu nào nữa ngoài Steinway hoặc khi người đã đàn qua Grand Piano là không muốn đàn loại nhỏ Upright nữa.
                        Gỗ làm Piano được chăm sóc đặc biệt từ lúc còn là cái hạt mầm đến ít nhất 10 năm, chỉ cần nhuộm, sơn gỗ sai một chút đã xem như vứt đi, chứ đừng nói đến, mối, mọt, chắp vá.

                        Thấy các đồng chí chém gió nói như thật nên cảm thấy hơi hài.
                        Từ chối trách nhiệm:
                        Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                        Blog: http://mritx.blogspot.com

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                          Giỡn nhau à ? Piano là một dụng cụ âm nhạc tinh tế, không phải là cái ghế cái bàn mà có cái kiểu sửa chữa chắp vá.

                          Cái này trích từ bài viết của, Nhạc Sĩ: Linh Phương


                          Gỗ làm Piano được chăm sóc đặc biệt từ lúc còn là cái hạt mầm đến ít nhất 10 năm, chỉ cần nhuộm, sơn gỗ sai một chút đã xem như vứt đi, chứ đừng nói đến, mối, mọt, chắp vá.

                          Thấy các đồng chí chém gió nói như thật nên cảm thấy hơi hài.
                          Bác ơi em thấy cái pic này với pic soi camera như nhau lại nằm trong box tâm tình cm hơi khó.

                          Comment


                          • #43
                            Thấy ITX vui vui, ITY nhào vô chém gió tí tí: Thế nhỡ loài mọt ở VN nó tiến hóa quá mà các thuốc chống mọt trước đây của các nhà làm đàn không diệt nổi thì thế nào nhỉ ?!? hehe. Ờ mà mấy con mọt đó khó diệt lắm, nhưng nghe nói chỉ dùng nhựa thuốc lào xát vào phát là toi ngay.
                            Last edited by tepriu; 17-04-2013, 14:17.
                            Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                            <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X