Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CAN(Controller Area Network)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    HI,
    Sao không dùng dsPIC có sẵn CAN built in,hơn nữa thư viện C cho CAN mình có sẵn rồi,MCP2551 mình cũng có.Chỉ 1 ngày là chạy ngay!
    Không biết em gái có người yêu chưa nhỉ?Và đang ở đâu?

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi thaithutrang
      Mong bạn đừng đùa quá mức như vậy. Thanks
      Ô, thế té ra là mình nhầm người yêu rồi . Thôi thì lại bắt đầu từ đầu vậy.
      PiC18F458 chứ gì, 02 con nhé, kèm theo một bông hồng được ko ... bạn?

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi anthrax
        HI,
        Sao không dùng dsPIC có sẵn CAN built in,hơn nữa thư viện C cho CAN mình có sẵn rồi,MCP2551 mình cũng có.
        Theo em thì dsPIC vẫn cần có Driver như MCP2551, ngay cả một số uC support rs232,rs485 cũng cần có Driver như max232, max485/ds75176 cơ mà
        Em có đọc các mạch phát triển của dsPIC thì vẫn phải đệm MCP2551

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi thaithutrang
          Theo em thì dsPIC vẫn cần có Driver như MCP2551, ngay cả một số uC support rs232,rs485 cũng cần có Driver như max232, max485/ds75176 cơ mà
          Em có đọc các mạch phát triển của dsPIC thì vẫn phải đệm MCP2551
          Uh,vẫn cần MCP2551 chứ,ý mình nói là dsPIC có support CAN,tuy nhiên vẫn cần CAN tranceiver như MCP2551 hoặc MAX3057 để đổi mức điện áp TTL/CMOS thành áp vi sai,mục đích là để truyền đi xa hơn ,không bị nhiễu.Mình đã test truyền CAN với tốc độ125kbps với khoảng cách 50m.Theo tài liệu thì Chuẩn CAN Có thể truyền xa 5000m với tốc độ 9600bps.

          Nếu bạn nối 2 uc Có support CAN với nhau mà không cần CAN transceiver thì nó vẫn giao tiếp tốt với nhau chứ ,nhưng khoảng cách 20cm là cùng

          Comment


          • #20
            ThuTrang thủ lục lại các bài viết của fallead, về chuyện này trước đây thấy fallead có lần đã đề cập, thảo luận nhưng không nhớ rõ ở đâu, mong rằng sẽ giúp ích thêm cho bạn !

            Comment


            • #21
              Chào bạn !
              CAN là một giao thức mạng !!!
              RS485 hay 232 là chuẩn ghép nối nó chỉ hỗ trợ phần nào cho giao thức mạng thôi.Và nó lằm ở tầng thứ 1 của mô hình OSI
              Để học CAN bạn nên học về mạng cụ thể giáo trình:mạng truyền thông công nghiệp của thầy hoàng minh sơn.
              Tiếng anh có rất nhiều hôm nay không mang theo khi nào rảnh có thể cho bạn mấy cuốn.Nhưng CAN không định nghĩa rõ nội dung của một bản tin và thực sự bạn nên học Divicenet hay một giao thức con của nó thì dễ sử dụng hơn.
              Một số vđk có các modul phần cứng hỗ trợ như các đại ca trên nói bạn có thể load các tài liệu của chúng về đọc nhưng tốt nhất giao thức bạn nên viết bằng phần mềm thì hơn.
              Cách đơn giản hơn là theo lời anh Bình ANh !!!

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi BinhAnh
                Anh chưa làm về CAN nhưng thấy em gái có hỏi nên mới đọc qua. Nếu dùng con 18F458 hay con PIC support CAN thì cũng cần thêm con driver cho nó nữa. Đó cũng là lý do an toàn nữa bởi tín hiệu ra của CAN trong môi trường nhiễu lớn, có khi tới cả hàng trăm Vôn.
                -Nếu dùng kiểu như 18F458+MCP2551(CAN driver). Có thể liên hệ với anh Falleaf hoặc anh BATBATDIEU xem họ có ko? Nên làm phương án này.
                -Nếu dùng 16F876A cho nhanh thi dùng:16F876A+MCP2510(SPI<--->CAN)+MCP2551.
                Trên diễn đàn có các anh như : ATYLA(thầy về mạng Công Nghiệp chưa vợ), QMK(vẫn phòng không),Itek(vẫn đơn côi),lick(phóng khoáng thế chắc cũng chưa vợ nốt),Falleaf(100% chưa vợ), CuongQuay(luôn sẵn lòng với các chị em, có lẽ chưa có vợ), AFH(thậm chí chưa có người yêu) sẽ giúp cho.

                Mong các hảo cao thủ xây dựng 1 tutorial về CAN cho em gái đi nào.
                gửi bạn Trang:
                Cái bác BinhAnh này trông trẻ lắm, đẹp trai như người chưa có vợ ấy
                Đã thế lại cực kỳ giỏi. AFH tôi khâm phục lắm. Mà bác ấy lúc nào cũng khiêm tốn thôi. Có vấn đề gì bạn có thể hỏi anh ấy. Anh ấy tốt lắm đó.

                Về chíp thì đã có các bạn ở trên "biếu" đến tận nhà rồi. Việc còn lại là tập trung nghiên cứu thôi bạn ạ.

                Thông báo với các anh em khác. Bạn Trang kô xinh đâu, đừng mơ mơ tưởng tưởng nữa. Tập trung vào giúp bạn ấy về CAN thì tốt hơn là tán dóc đó.
                Thế nhé.
                AFH

                Comment


                • #23
                  Toàn các anh giới thiệu về PIC
                  Sao Cường Quay ko chỉ AVR cho em ý nhỉ ??? Tham khảo cả 2 loại . Của ATMEL băng thông có thể lên đến 1Mb/s
                  Có 3 loại AT90CAN32,AT90CAN64 và AT90CAN128 . Tài liệu thì trên trang Atmel hơi bị đầy đủ .
                  Xem link sau thì rõ :
                  http://www.atmel.com/dyn/general/adv...rget=AT90CAN32

                  hoặc
                  http://www.atmel.com/dyn/resources/p...ts/doc7592.pdf

                  PS: IC thì hơi khó kiếm .Pác nào có lên tiếng giùm

                  Comment


                  • #24
                    Em cũng biết Atmel có nhưng em đang học PIC nên cũng ko muốn mất thêm thời gian tìm hiểu AVR nữa.
                    Hồi trước em có làm 89, sau đó có một anh xui em học họ 68HC nhưng học gần được rồi lại ko mua được chip, chuyển sang PIC làm được các tính năng thông dụng và em thấy PIC đáp ứng được đề tài của mình nên ko muốn chuyển sang các họ khác nữa, nếu chuyển thì chuyển sang dsPIC hoặc ARM luôn để đỡ mất công tìm tool.

                    Em quyệt định trước mắt sẽ dùng MCP2551 và 18F458 để làm. Hơn nữa việc chọn họ này hay họ khác không quan trọng, quan trọng là hiểu được tường tận

                    Comment


                    • #25
                      Hê hê... em biết đại tẩu là ai rồi... xinh xắn, nhỏ nhắn,trắng trẻo, có cái nốt ruồi bên miệng. Quả thực trong lớp đại tẩu, ko ai biết đại tẩu làm mạch đâu, em tình cờ gặp đại tẩu nhà Hải Xồm - Ngõ Thông phong hôm đi đặt mạch. Đại tẩu có nhớ em ko?
                      Các sư huynh đâu hết cả rồi? có ai có bài về CAN hướng dẫn cho đại tẩu đi?

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi thaithutrang
                        Em cũng biết Atmel có nhưng em đang học PIC nên cũng ko muốn mất thêm thời gian tìm hiểu AVR nữa.
                        Hồi trước em có làm 89, sau đó có một anh xui em học họ 68HC nhưng học gần được rồi lại ko mua được chip, chuyển sang PIC làm được các tính năng thông dụng và em thấy PIC đáp ứng được đề tài của mình nên ko muốn chuyển sang các họ khác nữa, nếu chuyển thì chuyển sang dsPIC hoặc ARM luôn để đỡ mất công tìm tool.

                        Em quyệt định trước mắt sẽ dùng MCP2551 và 18F458 để làm. Hơn nữa việc chọn họ này hay họ khác không quan trọng, quan trọng là hiểu được tường tận
                        Dùng em MCP2551 của thằng Microchip ( max 1Mbit/s) + với PIC thì ổn rồi còn gì nữa. Tôi không khoái mấy cái truyền thông này lắm.
                        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi ATYLA
                          Không nên đem so sánh RS485 với CAN hay Modbus. Như QMK đã nói ở trên RS485 chỉ qui định mức tín hiệu, các đặc tính về điện... (tóm lại nó chuẩn hóa lớp 1 trong mô hình OSI).

                          Các hệ thống bus công nghiệp khác, chẳng hạn PROFIBUS hay Modbus sử dụng RS485 cho lớp 1, còn lại là các giao thức của các lớp phía trên (Modbus chuẩn hóa lớp 7, còn PROFIBUS-DP chuẩn hóa lớp 2) .

                          Trong trường hợp CAN bus, nó định nghĩa các vấn đề đồng bộ nhịp, mã hóa tín hiệu (một phần lớp 1) và chuẩn hóa lớp 2 với các khung truyền CAN 2.0A và B. Thực chất trong vấn đề truyền dẫn tín hiệu, CAN cũng sử dụng 2 dây và dùng cáp xoắn cặp, nhưng lớp 1 định nghĩa các đặc tính điện khác so với RS485.

                          Như vậy nếu bạn tổ chức mạng CAN cho vi điều khiển, bạn nên sử dụng các vi điều khiển có tích hợp sẵn giao diện CAN như PIC18F458 và lựa chọn trình biên dịch có hỗ trợ các hàm dùng cho khởi tạo các khung truyền thông và truyền nhận dữ liệu.(Khung dữ liệu của CAN tổ chức theo kiểu hướng đối tượng, cách thức đóng gói là tương đối khó, nếu tự viết thì là hơi khó, nhưng có lẽ đó lại là yêu cầu của giáo viên hướng dẫn).

                          Có Cuongquay nhiệt tình hướng dẫn tại nhà, nếu buộc phải viết giao thức thì bạn nên nhờ vả, chắc bạn đó cũng không từ chối đâu.
                          Cả Modbus Serial và Profibus DB đều thực hiện layer 2 và 7.

                          Đính chính: QMK kô cạnh trạnh với các bác vấn đề ngoài kt nhé. Nhường hết.
                          Last edited by qmk; 05-01-2006, 14:33.
                          Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                          Comment


                          • #28
                            Xin chao!
                            Doc luong nay kha hay. Nhung toi chua biet gi ve CAN, co phai do la 1 dang truyen thong da xu ly ko? hay la xu ly song song? Co the giai thich dum toi ro hon ve CAN ko? Co ai biet gi ve xu ly song song xin chi dum. Thank..!...

                            Comment


                            • #29
                              Modbus

                              Nguyên văn bởi qmk
                              Cả Modbus Serial và Profibus DB đều thực hiện layer 2 và 7.

                              Đính chính: QMK kô cạnh trạnh với các bác vấn đề ngoài kt nhé. Nhường hết.
                              Ở đây tôi dùng từ chuẩn hóa, modbus theo đúng định nghĩa là chuẩn giao thức và dịch vụ thuộc lớp ứng dụng. Vì thế có thể dùng các cơ chế vận chuyển khác nhau như TCP/IP ( Modbus TCP) hay trên hệ thống mạng Modbus Plus và đường truyền RS232/485 (Modbus Serial).
                              Trên đường truyền nối tiếp nó sử dụng cơ chế truy nhập Master/Slave để kiểm soát truy nhập mạng, vì thế thực hiện một phần chức năng của lớp 2.
                              Tương tự như vậy PROFIBUS có 3 định dạng : PROFIBUS-FMS, PROFIBUS-DP, PROFIBUS-PA thích hợp với các cấp mạng khác nhau trong mô hình phân cấp mạng công nghiệp va môi trường mạng (tùy thuộc vào yêu cầu tính năng thời gian thực và thông lượng đường truyền của hệ thống).

                              Trong đó DP chuẩn hóa lớp 1 và 2 để tối ưu hóa việc trao đổi dữ liệu quá trình giữa các bộ điều khiển với các thiết bị ở cấp cảm biến/cơ cấu chấp hành. Tất nhiên là một số chức năng còn thiếu của lớp 7 sẽ được bổ sung thông qua lớp giao diện sử dụng (trên lớp 7).
                              Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

                              Comment


                              • #30
                                Hi hi, đang nói về mạng Serial bác nói thế ai mà hiểu ý "sâu sắc" của bác được.

                                Cứ nói thể này thì đồng ý với bác hai tay hai chân.
                                Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X