Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Về mạch khuếch đại đảo!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Về mạch khuếch đại đảo!

    Sơ đồ sau có một mạch khuếch đại đảo dùng OPAM(khuếch đại thuật toán).
    Output=-(R2/R1)*Input.
    Nhưng em không hiểu:
    1- Vai trò của R3 dùng để làm gì, giá trị nó được tính như thế nào theo R1 và R2?
    2- R3 có thực sự cần thiết không? (các mạch thông dụng thì R3=0), trường hợp thì dùng điện trở R3?

    Nếu có thể, rất mong anh NDV giải đáp thắc mắc của em với.


  • #2
    R3 có tác dụng khử trôi (nhưng chỉ với một số OA) nên đa số các ứng dụng thông thường R3=0 . Thường lấy R3=R1

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi dqhuy74
      R3 có tác dụng khử trôi (nhưng chỉ với một số OA) nên đa số các ứng dụng thông thường R3=0 . Thường lấy R3=R1
      Nếu là mạch khuếch đại giảm, ví dụ Out=-0.1*input thì sẽ bị sai.
      Đa số là R3=0, nhưng cụ thể hơn?
      Dù sao cũng cảm ơn anh.

      Comment


      • #4
        Nếu AFH kô nhầm thì Output=-((R2+R3)/(R1+R3))*Input chứ nhỉ ??????
        Ai phản bác xin nêu ý kiến để học hỏi nào. hi hi....
        Cứ mỗi lần mình sai là mỗi lần thêm khôn.
        AFH

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi AFH
          Nếu AFH kô nhầm thì Output=-((R2+R3)/(R1+R3))*Input chứ nhỉ ??????
          Ai phản bác xin nêu ý kiến để học hỏi nào. hi hi....
          Cứ mỗi lần mình sai là mỗi lần thêm khôn.
          AFH
          Hi hi... đề nghị nhà bác học AFH post cái chứng minh "vô cùng khó hiểu" của mình lên. Biết đâu đây lại một phát kiến vĩ đại mà bấy lâu cả thế giới đều sai mà không hề hay biết???

          Comment


          • #6
            ơ, thế cái công thức Output=-(R2/R1)*Input thì em chứng minh thế nào?
            AFH

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi AFH
              ơ, thế cái công thức Output=-(R2/R1)*Input thì em chứng minh thế nào?
              AFH
              Hi hi... em cứ giả thiết là dòng vào In- và in+ =0, nên V(+in)=0, và tính toán như bình thường thôi. Có điều chứng minh của anh vẫn là ẩn số... em ko hiểu đc...hi hi... anh post lên biết đâu em tìm thấy cái sai của anh.

              Comment


              • #8
                Uh, nghĩ kỹ lại thì hình như anh nghĩ nhầm. Tuy nhiên anh vẫn post phần anh nghĩ để em tìm ra cái sai dùm anh.
                Vin- = Vin+ nhưng kô bằng 0.
                Output = điện áp rơi trên R2+R3, còn Input rơi trên R1 và R3.
                ---> Input/(R1+R3) = - Output/(R2+R3)
                AFH

                Comment


                • #9
                  Đây là phương pháp thiết kế mạch có bù dòng lệch không. Ta có thể hiểu như sau :
                  -Bên trong mỗi IC khuếch đại thuật toán có các dòng điện gọi là dòng Base tĩnh của các Transistor đầu vào. Giả sử tại đầu vào dương là Ib+ , đầu vào âm là Ib-. Ta có 2 vấn đề cần quan tâm ở đây là dòng định thiên vào và dòng lệch không ( hay còn gọi là dòng offset).
                  + Dòng định thiên vào : Ib=[(Ib+)+(Ib-)]/2.
                  + Dòng lệch không : Ioff=[(Ib+)-(Ib-)].
                  Dòng Ib thường khoảng 2uA và thay đổi theo nhiệt độ với hệ số nhiệt độ 10nA/độ C.
                  Dòng Ioff thường khoảng 20nA và hệ số nhiệt độ là -2nA/độ C.
                  Các dòng tĩnh Ib+ , Ib- gây ra sụt áp trên các điện trở mạch ngoài do đó gây ra điện áp lệch không ở đầu ra. Để bù điện áp lệch không , người ta thường mắc 1 điện trở vào đầu vào không đảo R3 ( như hình ở trên).
                  Điều kiện bù là : (Ib+)*R3=(Ib-)*(R1//R2).
                  Vì thực tế Ib+ gần bằng Ib- nên điện trở R3 phải thỏa mãn : R3=(R1//R2).
                  Điện áp lệch không khi đó được tính như sau :
                  + Giả sử (Ib+)=(Ib-)=Ix
                  khi đó Voff=(1+R2/R1)*Ix*(R2//R1-R3).

                  *Mạch mà em Trang post lên nếu như R3=0 , thì đó là mạch không có bù offset.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi AFH
                    Input/(R1+R3) = - Output/(R2+R3)
                    AFH
                    Chỗ này anh làm chưa đúng,vì dòng điện ko đi như vậy đc. Anh dùng quy tắc nút tại -in và cùng giả thiết:V_-in=V_+in, I_-in=I_+in thì sẽ tinh được.
                    Anh Trungkt có đáp án khá chính xác

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi thaithutrang
                      Chỗ này anh làm chưa đúng,vì dòng điện ko đi như vậy đc. Anh dùng quy tắc nút tại -in và cùng giả thiết:V_-in=V_+in, I_-in=I_+in thì sẽ tinh được.
                      Anh Trungkt có đáp án khá chính xác
                      Đúng rùi, cảm ơn em nhé. hi hi......
                      Tại anh quên mất là Vin-=Vin+=0 thì tính như vậy, nhưng khi có R3 thì nó khác đi.
                      thank em gái nhìu nhìu.
                      AFH

                      Comment


                      • #12
                        http://www.picvietnam.com/download/D...p_Tutorial.pdf

                        Chúc vui.
                        Falleaf
                        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                        Comment


                        • #13
                          Nói thêm: điện trở nói ở trên không thiết trong các mạch khuếch đại xoay chiều, bởi đây là điện áp lệch tĩnh.Các điện áp này là điện áp offset nên sẽ bị mất đi khi qua các mạch khuếch đại xoay chiều(dùng tụ ngăn DC).
                          Trong đo lường chính xác, điện trở trên rất cần thiết, bởi nó hạn chế được hiện tượng trôi áp của OPAM.
                          -------------------

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X