Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CẦN MỌI NGƯỜI GIÚP VỀ CẢM BIẾN CHẠM ĐIỆN DUNG!!!!!!!!!!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • CẦN MỌI NGƯỜI GIÚP VỀ CẢM BIẾN CHẠM ĐIỆN DUNG!!!!!!!!!!

    Xin chào tất cả các bạn, rất vui vì các bạn quan tâm đến câu hỏi của mình!!!!
    Vấn đề là hiện tại mình đang sử dụng icttp229 để làm 1 bàn phím cảm ứng chạm, ưu điểm là có thể dùng giao tiếp I2c để đk 16 phím cảm ứng, tuy nhiên đọc data thì thấy nhà sản xuất khuyên dùng các tụ nằm trong dải 1-50pf vậy nếu mình muốn độ nhạy của bàn phím nằm ở mức tối đa, (xuyên mica 3mm) thì cần chọn tụ như thế nào ? và liệu có ic nào tương tự nhưng có độ nhạy tốt hơn nữa ko, tình hình là mình tìm hiều được con SGL8022 có thể xuyên đến 10mm nhưng nó chỉ có 1 kênh!!!!, rất mong hồi âm của các bạn,
    xin chân thành cảm ơn các bạn!!!

  • #2
    Con chip cảm ứng này, cuối cùng vẫn sẽ phải kết nối với một vi điều khiển nào đó. Nó không chạy một mình được. Vậy thì tại sao không dùng chính vi điều khiển để làm bàn phím cảm ứng ? AVR, PIC, PSoC đều làm được nút / bàn phím cảm ứng rất tốt.

    Cả Cypress (PSoC) lẫn Microchip (PIC) đều có tài liệu hướng dẫn làm nút cảm ứng qua nhựa trong (acrylic glass) dày 10 mm.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
      Con chip cảm ứng này, cuối cùng vẫn sẽ phải kết nối với một vi điều khiển nào đó. Nó không chạy một mình được. Vậy thì tại sao không dùng chính vi điều khiển để làm bàn phím cảm ứng ? AVR, PIC, PSoC đều làm được nút / bàn phím cảm ứng rất tốt.

      Cả Cypress (PSoC) lẫn Microchip (PIC) đều có tài liệu hướng dẫn làm nút cảm ứng qua nhựa trong (acrylic glass) dày 10 mm.
      Trước hết xin cảm ơn bạn đã quan tâm vấn đề của mình!!
      Mình ko trực tiếp sử dụng VĐK để làm bàn phím cảm ứng vì dự án của mình cần tới hơn 60 điểm chạm và mở rộng hơn nữa, nếu sử dụng các phương pháp mà bạn nói thì theo mình được biết hình như tối đa có thể quét matrix 48 phím trên mỗi con và việc mở rộng tương đối khó khăn, chưa kể còn phải đk thêm vài module khác thực thi lệnh của mỗi phím được gán nữa. Khá phức tạp đối với mình. Trong khi đó arduino hiện nay có giá thành khá rẻ. ĐK ic ttp229 qua giao tiếp I2C chỉ cần 2 chân cho mỗi 16 phím, việc mở rộng là vô cùng đơn giản, việc sửa chữa cũng đơn giản hơn rất nhiều. Ngoài ra thì việc lập trình trên arduino cũng tương đối dễ hơn cho người mới như mình
      Nếu có gì sai sót mong bạn chỉ giáo vì kiến thức của mình còn hạn hẹp!!!

      Comment


      • #4
        Nếu bạn có tài liệu hướng dẫn làm nút cảm ứng qua nhựa trong (acrylic glass) dày 10 mm, mong bạn có thể share cho mình với, rất cảm ơn bạn

        Comment


        • #5
          Ví dụ : chỉ cần 1 chiếc PIC18F65K40 (hoặc 66K40, 67K40) đã có 47 kênh vào cho nút cảm ứng, làm được tối thiểu 47 nút. Nếu vẽ khéo và lập trình cẩn thận, có thể được cả trăm nút cảm ứng, số lượng theo lý thuyết là tổ hợp chập 2 của 47 phần tử.

          Ngoài ra, linh kiện này còn vô vàn tính năng khác, ngoại vi thoải mái. So với dùng IC rời bên ngoài, cái nào hay hơn?

          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #6
            Thực sự những kiến thức mà bạn nói mình chưa chạm tới, Bạn có thể cho mình xin thông tin fb, đt, hay gmail để tiện trao đổi thêm được không ? Xin cảm ơn!!!

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            anhkhoapro19 Tìm hiểu thêm về anhkhoapro19

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X