Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có ai biết gì về cảm biến pH

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Có ai biết gì về cảm biến pH

    Cấp cứu, có ai biết gì về cảm biến pH ko, chỉ cho em voi, em dang cần mà ko biết gì?

  • #2
    'ph' sensor? nó có khác với 'ph' meter không nhỉ?.

    cấu tạo của 'ph' meter gồm có:

    1. 1 điện cực cảm nhận 'ph', cho tín hiệu điện áp ra tỉ lệ với độ thay đổi 'ph'.

    2. 1 điện cực chuẩn ở đó điện áp ra luôn là hằng số.

    3. 1 đồng hồ hiển thị giá trị 'ph' (hiển thị dưới dạng số hoặc analog - đơn vị milivol).

    4. 1 số loại meter có thêm một bộ bù nhiệt tự động - là 1 thiết bị cảm biến nhiệt giúp cho thang đo phù hợp với ảnh hưởng của những sự thay đổi về nhiệt độ.

    bác vào đây đọc tiếp he:

    http://www.sensorex.com/support/educ...education.html
    Last edited by ToanThang88; 07-08-2006, 23:43.

    Comment


    • #3
      Các cảm biến pH thừong là cảm biến thủy tinh. Nó gồm 1 bầu thủy tình, bên trong có chứa 1 bầu khác, và có các điện cực như bạn ToanThang nói. Trên vách của bầu thủy tinh có một lỗ nhỏ có dúc một chất xốp, sao cho các ion qua được, nhưng các hóa chất bên trong bầu không thẩm thấu ra ngoài được.
      Điện thế xuất hiện trên các điện cực tỷ lệ tuyến tính với độ pH. Ở điều kiện chuẩn, với pH 7, hiệu điện thế giữa 2 cực là 0V.độ dốc là 59.17 mV / pH,
      Độ tuyến tính đạt 99% trong tầm đo từ 4 đến 12 pH, giảm xuống còn 96% trong khoảng từ 0 đến 4 pH, 97% ở tầm đo từ 12 đến 13pH, và 92% trong tầm đo từ 13 đến 14 pH.

      Điện thế này có nội trở nguồn rất lớn. Do đó mạch khuếch đại hoặc đo lường nó phải là mạch có tổ trở vào rất cao. Thường người ta dùng các Op Amp JFet hoặc MosFET.

      Do điện thế này sẽ thay đổi chút ít theo nhiệt độ, nên trong cảm biến pH thường có đặt thêm một cảm biến nhiệt độ để đo lường và bù trừ. Cảm biến nhiệt độ thường là loại Pt 100 hoặc Pt 1000. Hệ số nhiệt là -0,033pH / độ C.

      Cảm biến này có giá trị là 100 ohm (1000 ohm đối với Pt 1000) ở 0 độ C. Trị số này sẽ tăng cứ mỗi độ C là 0,385 Ohm (3,85 ohm đối với Pt 1000) cho mỗi độ C.

      Comment


      • #4
        Để tiện cho việc tính toán, QT đưa lên bảng thông số của cảm biến pH: Điện thế ra (mV) theo pH và nhiệt độ.

        pH 15°C 25°C 50°C 80°C
        0 396 410 444 486
        1 340 351 381 416
        2 283 293 317 347
        3 226 234 254 277
        4 170 176 190 208
        5 113.2 117.1 127.0 138.7
        6 56.6 58.6 63.5 69.4
        7 0 0 0 0
        8 -56.6 -58.6 -63.5 -69.
        9 -113.2 -117.1 -127 -138
        10 -170 -176 -190 -208
        11 -226 -234 -254 -277
        12 -283 -293 -317 -347
        13 -340 -351 -381 -416
        14 -396 -410 -444 -486

        Các bạn lưu ý là khi cảm biến hoạt động sau 1 thời gian, trị số trên sẽ thay đổi. Cụ thể là thay đổi độ dốc, và điểm 0.

        Và đây là bảng trị số của Pt 100 và Pt1000

        Temperature Pt-100 Pt-1000
        Resistance Resistance
        0°C 100.00 ohms 1000 ohms
        10°C 103.90 ohms 1039 ohms
        20°C 107.79 ohms 1078 ohms
        25°C 109.62 ohms 1096 ohms
        30°C 111.67 ohms 1117 ohms
        40°C 115.54 ohms 1155 ohms
        50°C 119.40 ohms 1194 ohms
        60°C 123.24 ohms 1232 ohms
        70°C 127.07 ohms 1271 ohms
        80°C 130.89 ohms 1309 ohms
        90°C 134.70 ohms 1347 ohms
        100°C 138.50 ohms 1385 ohms

        Comment


        • #5
          Đây là một vấn đề mình đang wan tâm. Mọi người có thể giúp mình về hình vẽ cũng như lý thuyết có thể được tìm ở đâu. Như quocthai nói ở trên mình chỉ hiểu được sơ sơ. Bài post cũng lâu rồi. Không thấy ai đụng đến vấn đề này cả ?!

          Comment


          • #6
            Giai thich nguyen ly PH

            HI!
            Quả thực nếu bạn mới tìm hiểu về cảm biến PH thì đọc các thông tin trên sẽ khó hình dung ra được. Mình cũng muốn gửi file hoặc post hình vẽ lên nhưng mạng cứ lổi lên lổi xuống nên không thực hiện được. Các thông tin đều rất bổ ích. Mình sẻ bổ sung thêm 1 chút để bạn hình dung rỏ hơn.
            Về ý nghĩa của PH mình không nhắc lại nửa. Mình chỉ bổ sung thêm 1 chút về nguyên lý.
            Mình giả sử mình quy bài toán này về đo nồng độ của 1 dung dịch chẳng hạn. Vậy nếu bạn có 1 dung dịch có nồng độ C, bạn đặt vào trong đó 1 điện cực bằng kim loại thì giữa điện cực và dung dịch sẻ xuất hiện 1 điện thế cực. và điện thế cực này sẻ thay đổi nếu bạn thay đổi kim loại làm điện cực hoặc thay đổi nồng độ dung dịch. Kết luận điện thế cực này phụ thuộc vào bản chất kim loại làm điện cực và nồng độ dung dịch.
            Như vậy nếu đo điện thế cực của 1 điện cực kim loại xác định thì sẻ đo được nồng độ. Tuy nhiên thực tế bạn không thể đo trực tiếp điện thế cực này. Vì vậy người ta đo gián tiếp bằng cách như sau:
            trong bình bạn đặt 2 điện cực. Trong đó 1 điện cực chuẩn ví dụ như điện cực Hydro và điện thế cực này là không đổi và được chọn như là mốc không. Điện cực thứ 2 là điện cực so sánh, điện cực này sẻ có điện thế cực thay đổi theo nồng độ dung dịch. như vậy điện thế giửa 2 điện cực chúng ta đo được chính bằng tổng 2 điện thế cực của 2 điện cực. trong đó điện thế cực của Hydro là không đổi vì vậy Ura= Vdtcsosanh(C:nong do)+Vchuan(const). Vậy đo Ura -> nồng độ. Từ bài toán này chúng ta quy về đo PH liên quan đến độ hoạt độ aH+. và PH=-lgaH+. tuy nhiên điện thế cực có thay đổi theo nhiệt độ do vậy bạn cần một cảm biến có thể pt100 để đo nhiệt độ dung dịch để từ đấy tính được điện thế cực chuẩn.
            Last edited by sensorman; 07-11-2006, 10:09.

            Comment


            • #7
              cac ban co the cho minh anh va so do
              Last edited by khanhtham; 05-12-2007, 23:21.

              Comment


              • #8
                Không ngờ mình lại có đất trong diễn đàn này. Các bác muốn tìm hiểu về "pH sensor" thì phải gặp ai chuyên về điện hóa. Mình là người làm về lĩnh vực đó đây.
                Để nói về nguyên lý đo pH có lẽ các bác cũng không cần hiểu sâu về nó làm gì. Mình tóm gọn lại như sau: một điện cực pH (Hóa và Lý vốn là hai môn khắc tinh của nhau. Dân hóa học không quen gọi là sensor pH) là một bầu thủy tinh có hai lớp cực kỳ mỏng: lớp trong và lớp ngoài. Bên trong người ta cho vào đó dung dịch HCl 1M (có thể tùy hãng chế tạo mà người ta cho các nồng độ khác nhau). Lớp thủy tinh này có cấu trúc rất đặc biệt nó không cho ion H+ có thể chui ra khỏi màng cũng như cho phép ion H+ từ môi trường bên ngoài chui vào bên trong đó như một bác đã hiểu nhầm, do đó nồng độ ion HCl bên trong luôn được giữ cố định. Do sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa lớp màng bên trong và lớp màng bên ngoài sẽ làm xuất hiện một thế điện cực. Vì hoạt độ ion H+ bên trong không đồi nên thế điện cực này sẽ thay đồi phụ thuộc vào hoạt độ ion H+ bên ngoài môi trường. Thế điện cực này đúng như bác sensorman nói là không thể đo được trực tiếp mà phải đo gián tiếp nó với một điện cực khác gọi là điện cực quy chiếu có thế được giữ cố định (trong cái reference half cell như hình vẽ sau):

                Nói tóm lại sensor pH có hai chân: một chân chính là điện cực của màng thủy tinh nhạy với ion H+, một chân là điện cực so sánh.
                Bằng cách đo hiệu thế này, và cân chỉnh giống như bác quocthai nói là biết được pH
                Có bác nào quan tâm có thể email cho mình, mình sẽ gửi tặng một bài về điện cực pH

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi minhtruc Xem bài viết
                  Không ngờ mình lại có đất trong diễn đàn này. Các bác muốn tìm hiểu về "pH sensor" thì phải gặp ai chuyên về điện hóa. Mình là người làm về lĩnh vực đó đây.
                  Để nói về nguyên lý đo pH có lẽ các bác cũng không cần hiểu sâu về nó làm gì. Mình tóm gọn lại như sau: một điện cực pH (Hóa và Lý vốn là hai môn khắc tinh của nhau. Dân hóa học không quen gọi là sensor pH) là một bầu thủy tinh có hai lớp cực kỳ mỏng: lớp trong và lớp ngoài. Bên trong người ta cho vào đó dung dịch HCl 1M (có thể tùy hãng chế tạo mà người ta cho các nồng độ khác nhau). Lớp thủy tinh này có cấu trúc rất đặc biệt nó không cho ion H+ có thể chui ra khỏi màng cũng như cho phép ion H+ từ môi trường bên ngoài chui vào bên trong đó như một bác đã hiểu nhầm, do đó nồng độ ion HCl bên trong luôn được giữ cố định. Do sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa lớp màng bên trong và lớp màng bên ngoài sẽ làm xuất hiện một thế điện cực. Vì hoạt độ ion H+ bên trong không đồi nên thế điện cực này sẽ thay đồi phụ thuộc vào hoạt độ ion H+ bên ngoài môi trường. Thế điện cực này đúng như bác sensorman nói là không thể đo được trực tiếp mà phải đo gián tiếp nó với một điện cực khác gọi là điện cực quy chiếu có thế được giữ cố định (trong cái reference half cell như hình vẽ sau):

                  Nói tóm lại sensor pH có hai chân: một chân chính là điện cực của màng thủy tinh nhạy với ion H+, một chân là điện cực so sánh.
                  Bằng cách đo hiệu thế này, và cân chỉnh giống như bác quocthai nói là biết được pH
                  Có bác nào quan tâm có thể email cho mình, mình sẽ gửi tặng một bài về điện cực pH
                  Bạn ơi cho minh hỏi nguyên lí của cảm biến đo ORP,nó cũng tương tự như cảm biến đo PH phải không?Mình đang cần tìm hiểu về cảm biến đo ORP,bạn có thể trả lời mình hay cho mình số liên lạc liên hệ dc ko?thanks nhiều.

                  Comment


                  • #10
                    Help me please


                    Cho em hỏi điên cực pH bị vỡ còn cách nào sửa không, hảng METTLER - TOLEDO(Switzerland) bằng thủy tinh, bị vỡ cả 2 màng. nản thiêt
                    Nguyên văn bởi minhtruc Xem bài viết
                    Không ngờ mình lại có đất trong diễn đàn này. Các bác muốn tìm hiểu về "pH sensor" thì phải gặp ai chuyên về điện hóa. Mình là người làm về lĩnh vực đó đây.
                    Để nói về nguyên lý đo pH có lẽ các bác cũng không cần hiểu sâu về nó làm gì. Mình tóm gọn lại như sau: một điện cực pH (Hóa và Lý vốn là hai môn khắc tinh của nhau. Dân hóa học không quen gọi là sensor pH) là một bầu thủy tinh có hai lớp cực kỳ mỏng: lớp trong và lớp ngoài. Bên trong người ta cho vào đó dung dịch HCl 1M (có thể tùy hãng chế tạo mà người ta cho các nồng độ khác nhau). Lớp thủy tinh này có cấu trúc rất đặc biệt nó không cho ion H+ có thể chui ra khỏi màng cũng như cho phép ion H+ từ môi trường bên ngoài chui vào bên trong đó như một bác đã hiểu nhầm, do đó nồng độ ion HCl bên trong luôn được giữ cố định. Do sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa lớp màng bên trong và lớp màng bên ngoài sẽ làm xuất hiện một thế điện cực. Vì hoạt độ ion H+ bên trong không đồi nên thế điện cực này sẽ thay đồi phụ thuộc vào hoạt độ ion H+ bên ngoài môi trường. Thế điện cực này đúng như bác sensorman nói là không thể đo được trực tiếp mà phải đo gián tiếp nó với một điện cực khác gọi là điện cực quy chiếu có thế được giữ cố định (trong cái reference half cell như hình vẽ sau):

                    Nói tóm lại sensor pH có hai chân: một chân chính là điện cực của màng thủy tinh nhạy với ion H+, một chân là điện cực so sánh.
                    Bằng cách đo hiệu thế này, và cân chỉnh giống như bác quocthai nói là biết được pH
                    Có bác nào quan tâm có thể email cho mình, mình sẽ gửi tặng một bài về điện cực pH

                    Comment


                    • #11
                      Loại cảm biến pH này có bán ở đâu vậy? Bác nào có thể giới thiệu một loại cụ thể và thông số, hoạt động của nó.
                      Dao nao cung la dao, dao cao dai cung la dao.

                      Comment


                      • #12
                        bạn đến hóa chất văn minh 50 phung hưng nhé. Giá hơi chát cho sinh viên tầm 5củ trở lên

                        Comment


                        • #13
                          Mình đang học môn cảm biến, và đang làm một seminar về FET pH sensor , minh đọc một số tài liệu thì thấy người ta giải thích nguyên lý cảm biến dòng điện đo pH trong đó có đường đặc trưng vôn- ampe, mình ko hiểu duong dac trung này có liên quan gì ở đây, có bạn nào có thể giúp minh ko ?

                          Comment


                          • #14
                            Các bác cho em hỏi về cảm biến PH một chút. E vừa mua một cảm biến này pH Electrode, HI 1217D | HANNA Instruments . Nhưng e thấy nó có tận 5 chân kết nối, giờ e ko biết phải làm sao. liệu có phải cấp nguồn cho nó không và cái cảm biến nhiệt độ của nó là loại nào. e loay hoay mãi mà không biết dùng thế nào. bác nào dùng rồi giúp e với. Cám ơn các bác trước.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi chungcb86 Xem bài viết
                              Các bác cho em hỏi về cảm biến PH một chút. E vừa mua một cảm biến này pH Electrode, HI 1217D | HANNA Instruments . Nhưng e thấy nó có tận 5 chân kết nối, giờ e ko biết phải làm sao. liệu có phải cấp nguồn cho nó không và cái cảm biến nhiệt độ của nó là loại nào. e loay hoay mãi mà không biết dùng thế nào. bác nào dùng rồi giúp e với. Cám ơn các bác trước.
                              Đây là cảm biến đi kèm với máy đo của chính hãng Hanna này, không phải cảm biến đại trà cho tín hiệu ra tiêu chuẩn. Dùng nó với thiết bị khác không phải của hãng, hoặc với mạch tự lắp là việc rất khó.
                              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              sinhluc Tìm hiểu thêm về sinhluc

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X