Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Scada Dành Cho Ngưới Bắt đầu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    mình đang làm 1 đề tài về mảng tự động điều khiển và mình có thắc mắc ở vấn đề về wincc v6.2 :
    Có 1 vùng IO để nhập giá trị vào, có 1 nút nhấn Enter và sau khi nhấn nút đó thì giá trị được nhập ở vùng IO sẽ được chuyển xuống bộ nhớ của PLC S7 300
    Như vậy mình phải lập trình cho cái nút nhấn như thế nào ạ

    xin chỉ giúp hướng thực hiện
    Cám ơn

    Comment


    • #77
      Nguyên văn bởi vankhoakmt Xem bài viết
      mình đang làm 1 đề tài về mảng tự động điều khiển và mình có thắc mắc ở vấn đề về wincc v6.2 :
      Có 1 vùng IO để nhập giá trị vào, có 1 nút nhấn Enter và sau khi nhấn nút đó thì giá trị được nhập ở vùng IO sẽ được chuyển xuống bộ nhớ của PLC S7 300
      Như vậy mình phải lập trình cho cái nút nhấn như thế nào ạ

      xin chỉ giúp hướng thực hiện
      Cám ơn
      Bạn tạo một vùng nhớ bên trong WinCC rồi add biến đó vào vùng IO Field, tức bạn nhập giá trị vào vùng nhớ đó
      Tiếp theo bạn tạo một nút ấn (OK chẳng hạn) trong nút ấn đó bạn viết Event cho nút ấn đó: dịch chuyển vùng nhớ nội trong WinCC sang vùng nhớ của S7 300 là đc.
      Nếu bạn không ấn OK thì giá trị của IO Field vẫn không chuyển vào vùng nhớ của S7 300
      Thử nhé!
      Tôi làm rồi OK luôn!!

      Comment


      • #78
        Kính chào các bạn!
        Em là thành viên mới đang tập tọe nghiên cứu về hệ SCADA. Mong các bác Pro hướng dẫn cho em phải bắt đầu từ đâu và phải nghiên cứu những vấn đề gì? Chân thành cảm ơn các bác.

        Comment


        • #79
          Bắt đầu từ việc trả lời câu hỏi: bạn "nghiên cứu" SCADA để làm gì ?
          • Nếu để thi qua một môn học nào đó, thì đọc giáo trình và nghe thầy giảng là đủ.
          • Nếu cảm thấy thích học vì nghe thiên hạ nói tới nhiều quá, hình như SCADA đang "hot", đang là thời thượng - thì xin thưa, thời của SCADA còn "hot" qua lâu rồi, còn nhiều cái khác "hot" hơn, thời thượng hơn.
          • Sếp yêu cầu học để làm công trình nào đó (khả năng rất thấp) ? Hỏi xem sếp thích cái SCADA nào thì học cái đấy - đúng cái sếp cần. Học cái khác rồi lệch pha với sếp rất mệt.


          SCADA là công cụ để ứng dụng. Đọc tài liệu là dùng được, không cần phải nghiên cứu.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #80
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
            Bắt đầu từ việc trả lời câu hỏi: bạn "nghiên cứu" SCADA để làm gì ?
            • Nếu để thi qua một môn học nào đó, thì đọc giáo trình và nghe thầy giảng là đủ.
            • Nếu cảm thấy thích học vì nghe thiên hạ nói tới nhiều quá, hình như SCADA đang "hot", đang là thời thượng - thì xin thưa, thời của SCADA còn "hot" qua lâu rồi, còn nhiều cái khác "hot" hơn, thời thượng hơn.
            • Sếp yêu cầu học để làm công trình nào đó (khả năng rất thấp) ? Hỏi xem sếp thích cái SCADA nào thì học cái đấy - đúng cái sếp cần. Học cái khác rồi lệch pha với sếp rất mệt.


            SCADA là công cụ để ứng dụng. Đọc tài liệu là dùng được, không cần phải nghiên cứu.
            Hehe,
            Em rất thích từng câu, từng chữ của bác Việt. Thực trong công việc đụng nhiều đến thèn này. Nhưng giờ đọc câu :
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
            Bắt đầu từ việc trả lời câu hỏi: bạn "nghiên cứu" SCADA để làm gì ?[LIST][*]Nếu cảm thấy thích học vì nghe thiên hạ nói tới nhiều quá, hình như SCADA đang "hot", đang là thời thượng - thì xin thưa, thời của SCADA còn "hot" qua lâu rồi, còn nhiều cái khác "hot" hơn, thời thượng hơn.
            thì thấy giật mình. Bác chỉ cho begin vài cái hot để nghiên cứu với. Thực sự Begin đang bế tắc và lung tung, chưa biết theo thèn nào. Xưa giờ học cái gọi là SCADA cứ ngỡ là mình đang nghiên cứu, giờ nge bác nói tỉnh ngộ
            "Nothing's impossible"
            Câu này ông nào đó nói chứ không phải tui

            Comment


            • #81
              Bqviet viết toàn những điều tầm thường, nhưng nếu làm cho người khác thích, dù chỉ tí tẹo, thì cũng cảm thấy may mắn rồi. Đứng từ góc độ người làm thuê, cái gọi là "hót" là thứ mà ông chủ cần, đơn giản vậy thôi. Nếu bạn là người làm công ăn lương, thì bạn trực tiếp làm thuê cho ông chủ và phải làm vừa lòng ít nhất là người sếp trực tiếp của mình. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, thì bản chất cũng vẫn làm thuê cho khách hàng. Cái "hot" là cái khách hàng cần, chứ không phải cái mình nghĩ là "hot".

              Cách đây khoảng 9 năm, lập trình PLC, đặt thông số cho đám biến tần hoặc cảm biến ... có thể coi là "hot"; người biết chút chút cũng có thể kiếm tiền được. Cách đây 6-7 năm, SCADA cũng có thể là "hàng nóng", liền sau đó là xu hướng PC-based control (cũng không khác nhiều so với SCADA nhưng máy tính tham gia điều khiển cấp thấp hơn một chút). Rồi tới lượt DCS và FCS (field control system). Nhưng 5 năm trở lại đây thị trường tự động hóa đã bão hòa, khách hàng cũng khôn ra rất nhiều. Đã tới lúc mà dùng công nghệ nào không còn quan trọng, quan trọng là giải quyết được vấn đề on-time, on-budget. Dùng cái quái gì mà chẳng được ?

              Việc của người làm thuê là "getting jobs done" - bất kỳ cái việc kỹ thuật nào ông chủ yêu cầu, không phải đi nghiên cứu công nghệ.
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • #82
                Em đồng ý với ý kiến của bác, nhưng vì do điều kiện nên em cũng chỉ dừng ở mức SCADA & PLC & Instrument thôi, chưa có điều kiện để tiếp xúc với PC-Based control & DCS. Nếu có điều kiện rất mong bác Việt chỉ giáo giùm em với (lý thuyết thì trên mạng đầy , nhưng lý thuyết cũng chỉ là lý thuyêt suông thôi, giống như lúc mới bắt đầu tiếp xúc SCADA vậy đó.)

                Em thấy hiện nay ở VN mình áp dụng về mạng truyền thông ko dây hoặc điều khiển từ xa (ADSL, telephone), ... nhất là các vấn đề quan trắc, xử lý nước, quản lý nhiều nhà máy. Công nghệ 3G ra đời giúp cho công nghệ điều khiển giám sát từ xa rất hiện đại ở VN,

                Các bác có tham gia về vấn đề này ko?
                ============================================

                HP:0983.806.826

                Comment


                • #83
                  Nguyên văn bởi Johny Xem bài viết
                  Em đồng ý với ý kiến của bác, nhưng vì do điều kiện nên em cũng chỉ dừng ở mức SCADA & PLC & Instrument thôi, chưa có điều kiện để tiếp xúc với PC-Based control & DCS. Nếu có điều kiện rất mong bác Việt chỉ giáo giùm em với (lý thuyết thì trên mạng đầy , nhưng lý thuyết cũng chỉ là lý thuyêt suông thôi, giống như lúc mới bắt đầu tiếp xúc SCADA vậy đó.)

                  Em thấy hiện nay ở VN mình áp dụng về mạng truyền thông ko dây hoặc điều khiển từ xa (ADSL, telephone), ... nhất là các vấn đề quan trắc, xử lý nước, quản lý nhiều nhà máy. Công nghệ 3G ra đời giúp cho công nghệ điều khiển giám sát từ xa rất hiện đại ở VN,

                  Các bác có tham gia về vấn đề này ko?
                  There are reasons why the PLC is still used and popular :
                  -The reboot time is minor compared to a PC (this can be important in some industries)
                  -The cycle time of the PLC can be made deterministic ; you know the sequence in which the program is executed.
                  -Reliability: a PLC that runs doesn't crash, you can't guarantee this with a PC
                  -The PLC hardware is robust + you don't have to remove a frame to exchange cards (in case of a defect). With some PLCs you even don't have to cut off the tension.
                  -The technical maintenance personel is more familiar with the PLC; this counts as well for programming as for hardware problems.
                  -Security reasons

                  In general, I think that the PC still has to prove its reliability in many industries. As long the real-time processing is more important than the information processing, the PLC is in favor.

                  Herman De Schepper
                  Technical coordinator PLC
                  Process Systems
                  Egemin N.V. Belgium
                  trích từ diễn đàn Control.com . Bác Bqviet có thể nói thêm về PC based control cho mọi người lấy hướng mà nghiên cứu! Chứ hiện ở VN để tiếp cận công nghệ và kỹ thuật, thiết bị rất khó. Hy vọng những người đi trước như bác hướng dẫn đàn em đi sau. (theo tôi được biết bác Bqviet cũng là một kỹ sư tự động hóa nhưng đã bỏ nghề???)
                  Biển học vô bờ

                  Comment


                  • #84
                    Nói thêm về chủ đề luồng

                    SCADA là chủ đề rộng, nhưng SCADA cũng chỉ là một khái niệm do con người nghĩ ra. Người mới bắt đầu đã có luồng này http://www.dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=21 để hiểu tổng quan, sau đó đọc thêm vài cuốn sách là tạm ổn. Nhưng tới khi đi làm, điều đầu tiên, cũng là điều cuối cùng, và cũng quan trọng nhất mà cả người mới bắt đầu lẫn người chuyên nghiệp đều phải thuộc nằm lòng là: làm cái mà ông chủ cần. Hiểu được nhu cầu của đối tác, từ đó tìm giải pháp để đáp ứng dần từng bước, sẽ không bị hoang mang về việc hệ thống phức tạp quá, lớn quá, biết dùng công nghệ nào, biết bắt đầu từ đâu ...


                    Về món PC-based control

                    Đấy cũng chỉ là một hướng đi trong tự động hóa. Tùy vấn đề cần giải quyết mà nó có phát huy được ưu thế hay không, và tất nhiên nó không phải luôn là giải pháp tối ưu. Bản chất của phương pháp này là sử dụng máy tính để thực hiện thuật toán điều khiển, kết hợp với thiết bị vào/ra phân tán. Cấu trúc hệ thống PC-based control hao hao giống hệ DCS cổ, chỉ khác ở chỗ máy tính PC thay thế trạm vận hành (operator station) và trạm thiết lập (engineering station). Hệ PC-based control cũng hơi giống hệ SCADA dùng PC để theo dõi và PLC để thu thập dữ liệu, nhưng khác ở chỗ PC tham dự điều khiển cả cấp thấp, đồng thời PLC được thay bởi đám distributed I/O. Vấn đề này có thể nói cả ngày không hết, nhưng đại khái là như vậy.


                    @Kekhukho

                    Bqviet hiện vẫn có thể coi là làm việc ở lĩnh vực tự động hóa, chỉ có khác cách tiếp cận. Tự động hóa không có nghĩa cứ phải làm cho nhà máy, khu công nghiệp. Bqviet sau thời gian làm tự động hóa nhà máy, chuyển sang làm tự động hóa cho tàu thủy. Ngoài ra cũng có nhiều lĩnh vực khác cũng vẫn cần tự động hóa: trong tòa nhà (khách sạn, nhà ở, khu văn phòng), tự động hóa trong ngành y tế ...
                    Tự động hóa cũng không có nghĩa cứ phải PLC, biến tần, tích hợp hệ thống; tự động hóa có thể làm ở mức linh kiện điện tử hoặc mô-đun nhúng. Tự động hóa bằng con đường chế tạo như vậy gian nan hơn nhiều, nhưng cũng thú vị hơn nhiều. Cái nào ra nhiều tiền hơn thì chưa biết.


                    @Johny

                    Điều khiển và đo lường từ xa bằng phương thức truyền tin không dây cũng rất hay, hiện là một trong những xu hướng của thế giới. Trước đây người ta đã làm, nhưng còn vướng một vài vấn đề về (1) độ tin cậy, (2) giá thành và khoảng cách, (3) kiến trúc hệ thống, (4) những rắc rối (có thể) phát sinh với chính quyền sở tại, mà nếu phát sinh mất nhiều $ mới giải quyết được.

                    Tuy nhiên từ khi chuẩn ZigBee ra đời thì phần lớn các vấn đề trên đã được giải quyết: độ tin cậy cao, hiệu năng cũng tương đối cao, kiến trúc hệ thống được định nghĩa khá rõ ràng, băng tần 915 MHz hoặc 2,4 GHz được cho phép sử dụng tự do không phải xin phép (có điều kiện) ở nhiều nước (trong đó có VN). Vấn đề còn lại chỉ ở khía cạnh giá thành. Chính lúc này, khả năng điện tử - nhúng có thể giúp ích được nhiều: một mô-đun truyền tin Zigbee khoảng cách 1200m giá chỉ cỡ 20$ trong khi có hiệu năng tương đương hoặc tốt hơn nhiều thiết bị tự động hóa bán sẵn giá hàng trăm $; vấn đề duy nhất là phải biết về nhúng.

                    Truyền tin qua mạng thông tin di động GSM cũng là một hướng đi khác khả quan, với thiết bị đầu cuối giá thành chỉ vào khoảng 35$, vấn đề duy nhất cũng vẫn là phải biết về nhúng, chứ không phải chỉ lắp ráp mấy thiết bị đơn giản, đặt cấu hình ... theo kiểu tự động hóa từ trước tới nay.

                    Kết hợp giữa truyền tin không dây kiểu Zigbee và GSM, có thể nghĩ tới tự động hóa nhà máy trải rộng trên phạm vi hàng ki-lô-mét mà không cần những hầm cáp khổng lồ (tất nhiên vẫn cần đi cáp động lực, cáp tín hiệu yêu cầu tin cậy), không cần phí bảo trì đắt đỏ. Thậm chí ngồi ở Hà Nội cũng vẫn giám sát được hệ thống đặt ở một vùng heo hút nào đó ở Lào, chừng nào Viettel có trạm phủ sóng quanh đó. Đó không phải là mơ, tất cả đều trong tầm tay với giá thành vừa phải. Vấn đề chỉ nằm ở con người: vừa phải biết rõ tự động hóa, vừa phải giỏi nhúng; có vậy thôi.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                      Nói thêm về chủ đề luồng

                      SCADA là chủ đề rộng, nhưng SCADA cũng chỉ là một khái niệm do con người nghĩ ra. Người mới bắt đầu đã có luồng này http://www.dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=21 để hiểu tổng quan, sau đó đọc thêm vài cuốn sách là tạm ổn. Nhưng tới khi đi làm, điều đầu tiên, cũng là điều cuối cùng, và cũng quan trọng nhất mà cả người mới bắt đầu lẫn người chuyên nghiệp đều phải thuộc nằm lòng là: làm cái mà ông chủ cần. Hiểu được nhu cầu của đối tác, từ đó tìm giải pháp để đáp ứng dần từng bước, sẽ không bị hoang mang về việc hệ thống phức tạp quá, lớn quá, biết dùng công nghệ nào, biết bắt đầu từ đâu ...


                      Về món PC-based control

                      Đấy cũng chỉ là một hướng đi trong tự động hóa. Tùy vấn đề cần giải quyết mà nó có phát huy được ưu thế hay không, và tất nhiên nó không phải luôn là giải pháp tối ưu. Bản chất của phương pháp này là sử dụng máy tính để thực hiện thuật toán điều khiển, kết hợp với thiết bị vào/ra phân tán. Cấu trúc hệ thống PC-based control hao hao giống hệ DCS cổ, chỉ khác ở chỗ máy tính PC thay thế trạm vận hành (operator station) và trạm thiết lập (engineering station). Hệ PC-based control cũng hơi giống hệ SCADA dùng PC để theo dõi và PLC để thu thập dữ liệu, nhưng khác ở chỗ PC tham dự điều khiển cả cấp thấp, đồng thời PLC được thay bởi đám distributed I/O. Vấn đề này có thể nói cả ngày không hết, nhưng đại khái là như vậy.


                      @Kekhukho

                      Bqviet hiện vẫn có thể coi là làm việc ở lĩnh vực tự động hóa, chỉ có khác cách tiếp cận. Tự động hóa không có nghĩa cứ phải làm cho nhà máy, khu công nghiệp. Bqviet sau thời gian làm tự động hóa nhà máy, chuyển sang làm tự động hóa cho tàu thủy. Ngoài ra cũng có nhiều lĩnh vực khác cũng vẫn cần tự động hóa: trong tòa nhà (khách sạn, nhà ở, khu văn phòng), tự động hóa trong ngành y tế ...
                      Tự động hóa cũng không có nghĩa cứ phải PLC, biến tần, tích hợp hệ thống; tự động hóa có thể làm ở mức linh kiện điện tử hoặc mô-đun nhúng. Tự động hóa bằng con đường chế tạo như vậy gian nan hơn nhiều, nhưng cũng thú vị hơn nhiều. Cái nào ra nhiều tiền hơn thì chưa biết.


                      @Johny

                      Điều khiển và đo lường từ xa bằng phương thức truyền tin không dây cũng rất hay, hiện là một trong những xu hướng của thế giới. Trước đây người ta đã làm, nhưng còn vướng một vài vấn đề về (1) độ tin cậy, (2) giá thành và khoảng cách, (3) kiến trúc hệ thống, (4) những rắc rối (có thể) phát sinh với chính quyền sở tại, mà nếu phát sinh mất nhiều $ mới giải quyết được.

                      Tuy nhiên từ khi chuẩn ZigBee ra đời thì phần lớn các vấn đề trên đã được giải quyết: độ tin cậy cao, hiệu năng cũng tương đối cao, kiến trúc hệ thống được định nghĩa khá rõ ràng, băng tần 915 MHz hoặc 2,4 GHz được cho phép sử dụng tự do không phải xin phép (có điều kiện) ở nhiều nước (trong đó có VN). Vấn đề còn lại chỉ ở khía cạnh giá thành. Chính lúc này, khả năng điện tử - nhúng có thể giúp ích được nhiều: một mô-đun truyền tin Zigbee khoảng cách 1200m giá chỉ cỡ 20$ trong khi có hiệu năng tương đương hoặc tốt hơn nhiều thiết bị tự động hóa bán sẵn giá hàng trăm $; vấn đề duy nhất là phải biết về nhúng.

                      Truyền tin qua mạng thông tin di động GSM cũng là một hướng đi khác khả quan, với thiết bị đầu cuối giá thành chỉ vào khoảng 35$, vấn đề duy nhất cũng vẫn là phải biết về nhúng, chứ không phải chỉ lắp ráp mấy thiết bị đơn giản, đặt cấu hình ... theo kiểu tự động hóa từ trước tới nay.

                      Kết hợp giữa truyền tin không dây kiểu Zigbee và GSM, có thể nghĩ tới tự động hóa nhà máy trải rộng trên phạm vi hàng ki-lô-mét mà không cần những hầm cáp khổng lồ (tất nhiên vẫn cần đi cáp động lực, cáp tín hiệu yêu cầu tin cậy), không cần phí bảo trì đắt đỏ. Thậm chí ngồi ở Hà Nội cũng vẫn giám sát được hệ thống đặt ở một vùng heo hút nào đó ở Lào, chừng nào Viettel có trạm phủ sóng quanh đó. Đó không phải là mơ, tất cả đều trong tầm tay với giá thành vừa phải. Vấn đề chỉ nằm ở con người: vừa phải biết rõ tự động hóa, vừa phải giỏi nhúng; có vậy thôi.
                      Cảm ơn những lời vàng ngọc của anh Bqviet.
                      Nói thêm về PC based control. Lúc trước bên tôi có mua một máy quấn sợi của tụi TQ. Máy chỉ gồm 2 động cơ: một ko đồng bộ 3 pha quay tròn với một tốc độ, một động cơ servo chạy qua chạy lại (nhìn thì rất đơn giản), tụi nó dùng máy tính công nghiệp ổ cứng flash 32MB+ card I/O digital và analog để điều khiển, phần mềm chạy trên nền DOS (???) (ko biết viết bằng ngôn ngữ gì). Hỏi tụi nó sao ko dùng PLC điều khiển, tụi nó chỉ cười, hỏi mua phần mềm thì nó đòi 50k USD (gần bằng nửa giá trị máy).
                      Nhìn thấy cũng đơn giản, quyết định thành lậpmột nhóm 2 kỹ sư nghiên cứu viết lại bằng PLC (trong vòng 2 tháng) kết quả là con số 0. Thuê đơn vị ngoài vào nghiên cứu viết lại (cũng bằng PLC) với giá 100 triệu, hiện đơn vị bên tôi thuê đang bầm dập.
                      "Nothing's impossible"
                      Câu này ông nào đó nói chứ không phải tui

                      Comment


                      • #86
                        Nguyên văn bởi Begin Xem bài viết
                        Cảm ơn những lời vàng ngọc của anh Bqviet.
                        Nói thêm về PC based control. Lúc trước bên tôi có mua một máy quấn sợi của tụi TQ. Máy chỉ gồm 2 động cơ: một ko đồng bộ 3 pha quay tròn với một tốc độ, một động cơ servo chạy qua chạy lại (nhìn thì rất đơn giản), tụi nó dùng máy tính công nghiệp ổ cứng flash 32MB+ card I/O digital và analog để điều khiển, phần mềm chạy trên nền DOS (???) (ko biết viết bằng ngôn ngữ gì). Hỏi tụi nó sao ko dùng PLC điều khiển, tụi nó chỉ cười, hỏi mua phần mềm thì nó đòi 50k USD (gần bằng nửa giá trị máy).
                        Nhìn thấy cũng đơn giản, quyết định thành lậpmột nhóm 2 kỹ sư nghiên cứu viết lại bằng PLC (trong vòng 2 tháng) kết quả là con số 0. Thuê đơn vị ngoài vào nghiên cứu viết lại (cũng bằng PLC) với giá 100 triệu, hiện đơn vị bên tôi thuê đang bầm dập.
                        Đề tài của bạn nghe hấp dẫn quá!
                        Theo mình, trước tiên phải phân tích thật kỹ các yêu cầu sau đó mới đưa ra giải pháp.
                        Thông thường nếu phép toán liên quan nhiều số thực mà đòi hỏi tốc độ cao thì nên dùng máy tính công nghiệp.
                        Mình thắc mắc tại sao bạn phải làm lại bằng PLC? Nếu muốn làm thì chúng ta hãy dùng máy tính công nghiệp.

                        Rất mong bạn chia sẻ nhiều hơn!
                        Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                        Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                        Comment


                        • #87
                          Nguyên văn bởi HPECOM Xem bài viết
                          Đề tài của bạn nghe hấp dẫn quá!
                          Theo mình, trước tiên phải phân tích thật kỹ các yêu cầu sau đó mới đưa ra giải pháp.
                          Thông thường nếu phép toán liên quan nhiều số thực mà đòi hỏi tốc độ cao thì nên dùng máy tính công nghiệp.
                          Mình thắc mắc tại sao bạn phải làm lại bằng PLC? Nếu muốn làm thì chúng ta hãy dùng máy tính công nghiệp.

                          Rất mong bạn chia sẻ nhiều hơn!
                          Luồng này loãng rồi, nhưng lỡ tới đây rồi. Anh tham khảo video: cái máy của chúng tôi như máy này
                          http://www.youtube.com/watch?v=j33vAJsVgPw
                          "Nothing's impossible"
                          Câu này ông nào đó nói chứ không phải tui

                          Comment


                          • #88
                            Nếu bạn Begin vẫn còn có nhu cầu về thiết bị điều khiển cho cái này, vui lòng mở một luồng riêng để thảo luận; bqviet và hẳn nhiều người khác cũng quan tâm. Còn nếu đã đáp ứng được rồi thì quay lại trao đổi tiếp chủ đề đầu luồng.

                            Cá nhân bqviet không muốn dẫm chân lên phần việc của người khác, tuy nhiên cứ làm cái gì mà đẩy bật được hàng tàu khựa ra khỏi đất nước này thì rất quan tâm. Lời lãi là một chuyện, nhưng còn nhiều chuyện vui khác.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #89
                              Nguyên văn bởi Begin Xem bài viết
                              Luồng này loãng rồi, nhưng lỡ tới đây rồi. Anh tham khảo video: cái máy của chúng tôi như máy này
                              http://www.youtube.com/watch?v=j33vAJsVgPw
                              Xin hỏi bác:
                              _ Máy có đo và điều chỉnh lực căn dây quấn không?
                              _ Độ dày lớp cuốn khoảng bao nhiêu vậy bác?
                              _ Máy chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu?

                              Có thể luồng này loãng, nhưng biết đâu khi chia sẻ bác lại nảy sinh một ý tưởng hay và giải quyết tốt bài toán này.
                              Mình nghĩ không phải bài toán nào chúng ta cũng có thể giải quyết được nhưng có nhiều người suy nghĩ sẽ có nhiều ý tưởng hơn.
                              Ngoài ra nếu bác ở Sài Gòn thì mình mong được bác tạo điều kiện để mình thử sức.
                              Mình có con S7-300 CPU 315-2DP và cáp nạp. Hoặc nếu bác cần một người triển khai thuật toán trên PC thì mình hoàn toàn có thể giúp, mình có nhiều kinh nghiệm lập trình cho PC hơn là PLC.
                              Nếu đc tham khảo hoặc hỗ trợ bác một tay thì mình rất vui.

                              Chúc bác sớm thành công!
                              Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                              Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                              Comment


                              • #90
                                Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                                Nếu bạn Begin vẫn còn có nhu cầu về thiết bị điều khiển cho cái này, vui lòng mở một luồng riêng để thảo luận; bqviet và hẳn nhiều người khác cũng quan tâm. Còn nếu đã đáp ứng được rồi thì quay lại trao đổi tiếp chủ đề đầu luồng.

                                Cá nhân bqviet không muốn dẫm chân lên phần việc của người khác, tuy nhiên cứ làm cái gì mà đẩy bật được hàng tàu khựa ra khỏi đất nước này thì rất quan tâm. Lời lãi là một chuyện, nhưng còn nhiều chuyện vui khác.
                                Hiện đơn vị chúng tôi thuê đang triển khai nên chưa biết kết quả (theo thông tin sơ bộ thì đang bầm dập) nên chúng tôi chưa thể thuê đơn vị khác. Thực sự tôi cũng chưa có nhiều thời gian và động lực để nghiên cứu bài toán này. Khi nào có kết quả tôi sẽ báo, nếu cần thiết tôi sẽ mở luồng mới. Cty tôi nằm ở Quảng Nam, cách trung tâm Đà Nẵng 20km.
                                Xin lỗi đã làm loãng luồng
                                "Nothing's impossible"
                                Câu này ông nào đó nói chứ không phải tui

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                HPECOM Sinh ra và học hết THPT tại Kiên Giang, Học Điện tử và Tin học tại Sài gòn và ở Sài gòn cho tới nay. Tìm hiểu thêm về HPECOM

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X