Thông báo

Collapse
No announcement yet.

học ngành điều khiển và tự động hóa nên học môn nào ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • học ngành điều khiển và tự động hóa nên học môn nào ?

    em là sinh viên năm thứ 1 trường bkhn, sau khi học xong đại cương năm thứ, 1 em quyết định sẽ chọn khối ngành điều khiển và tự động hóa. Em muốn hỏi các anh là khi học ngành này thì nên tập trung học những môn nào ạ ? hoặc nếu tự học trước thì nên bắt đầu từ đâu ? mong dược chỉ giáo =)))

  • #2
    Nhiều lắm, nhưng nếu muốn tự học trước thì bạn nên nghiên cứu môn Vi xử lý, PLC, Kỷ thuật số, mạch điện tử. Những môn này giỏi thì rất cần thiết khi ra trường.

    Comment


    • #3
      thanks anh. không biết trên diễn đàn mình có kiến thức cơ bản mấy môn này ko nhỉ ?

      Comment


      • #4
        Thấy trong diễn đàn có nhiều lĩnh vực liên quan đến các môn học trên, anh em bình luận sôi nổi. Có khi up tài lieu lên nữa. Bạn nghiên cứu đi.

        Comment


        • #5
          Cái mà thailoc nói ở trên là tự động hóa (tiếng Anh là automation), còn ngành điều khiển (control) thì lại khác. Cái này rất hay nhập nhằng.

          Automation là mấy cái như PLC, điện tử, giao tiếp, truyền tín hiệu, quản lý dây chuyền sản xuất,...

          Control thì khác, nó đi sâu vào tìm hiểu các phương trình toán lý của máy móc trong quá trình vận hành. Từ đó tìm giải thuật điều khiển.

          Automation vd như nhà thông minh. Control vd như điều khiển tốc độ động cơ. Nói ra chứ ko thôi mai mốt lại "đắng lòng" 1 sv năm nhất chọn nhầm ngành, muốn làm nhà thông minh mà toàn phải học PID với biến đổi Laplace.

          Comment


          • #6
            thế học cái nào thì hay hơn ạ, tưddongogj hóa hay điều khiển

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi leeloc195 Xem bài viết
              thế học cái nào thì hay hơn ạ, tưddongogj hóa hay điều khiển
              Em thích cái nào hơn thì chọn cái đó thôi. Automation thì gần như là điện tử. Còn control thì làm việc nhiều với Toán, Lý, cũng biết chút về điện tử. Automation thì nhiều việc hơn khi ra trường.

              Comment


              • #8
                Sau khoảng 6 năm học về DKTD, mình có thể nói sự khác nhau cơ bản nhất giữa Điều khiển và TDH ở chỗ:
                - TDH: Bạn bắt đầu với gần như con số 0 về phần cứng lẫn phần mềm. Bạn phải thiết kế hệ thống, chọn thiết bị, làm cho mọi thứ ăn khớp với nhau để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, có thể vận hành được. Có thể nó không vận hành một cách tối ưu, chất lượng không quá tốt với những thuật toán điều khiển đơn giản.
                -Điều khiển: hệ thống đã hoàn chỉnh về mặt thiết kế, thiết bị đã kết nối làm việc với nhau, tức là thiết bị điều khiển (PLC, VDK) và thiết bị chấp hành đã có thể sẵn sàng để làm việc.Chỉ còn thuật toán điều khiển là cần được phát triển, hầu như không thay đổi gì thêm về thiết bị máy móc. Nhiệm vụ của kỹ sư DKTD là thiết kế và cài đặt thuật toán điều khiển vào thiết bị điều khiển sao cho đạt được chất lượng như mong muốn. Việc này được thực hiện bằng cách áp dụng các lý thuyết dk rất chung chung vào từng ứng dụng cụ thể.
                Tất nhiên không thể tách rời 2 ngành này với nhau được, nhưng tạm thời tách rời chúng ra sẽ dễ so sánh. Có thể coi kỹ sư TDH là người mẹ đẻ ra đứa con với hình hài và những nhận thức ngây ngô. Còn kỹ sư DKTD là người thầy nhào nặn đứa trẻ để nó trở nên thông minh, trưởng thành. Như đã nói,người mẹ cũng có thể là người thầy và ngược lại.
                Last edited by vuongtv-ac; 10-09-2014, 12:38.

                Comment


                • #9
                  e cảm ơn anh vuongtv

                  Comment


                  • #10
                    Em cũng đang học ngành kỹ thuật điều khiển và tự đông hóa. các anh cho em hỏi sau này nhà trường có chia ra tự động hóa và điều khiển để dạy không , hay là dạy cả hai cái đó ạ ?

                    Comment


                    • #11
                      mọi người ơi mình muốn hỏi là giữa lĩnh vực tđh với lĩnh vực thiết kế ME tủ điện cái nào dễ học hơn vậy

                      Comment


                      • #12
                        Anh cũng học nghành điều khiển tự động giống chú đây!
                        Ra trường có thể làm trái nghành gần như không dùng gì đến các kiến thức môn học nhưng cần sử dụng tới nền tảng tư duy, phương pháp tiếp cận, kiến thức tổng quan khi học đại học, thế nên không phải học đại học là phí

                        Còn nếu làm theo chuyên nghành điện thì chú ý mấy môn sau <Theo đánh giá của anh >
                        1. Máy điện
                        2. Khí cụ điện
                        3. Lý thuyết mạch
                        4. Lý thuyết trường
                        5. Vi xử lý
                        6. Mạch điện tử tương tự
                        7. Điện tử số
                        8. Lý thuyết điều khiển tuyến tính
                        9. PLC
                        10. Hệ thống thông tin công nghiệp
                        11. Điều khiển phân tán
                        12. Điều khiển số
                        13. Lập trình C

                        Comment


                        • #13
                          Mình quên, thêm môn TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN nữa, môn đó quan trọng và khi ra trường sử dụng nhiều, nhắc tới động cơ và biến tần thì không thể không nói đến môn này.

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          leeloc195 Tìm hiểu thêm về leeloc195

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X