Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vài hàng nhận xét về sách điều khiển tự động ở VN

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vài hàng nhận xét về sách điều khiển tự động ở VN

    Thời gian gần đây tôi có dịp xem một số sách về điều khiển tự động được viết và xuất bản ở Việt Nam gồm các sách sau:

    1. Nguyễn Doãn Phước và Phan Xuân Minh (2000), Hệ Phi Tuyến, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    2. Nguyễn Doãn Phước (2005), Lý thuyết điều khiển nâng cao - Điều khiển tối ưu - Điều khiển bền vững - Điều khiển thích nghi, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    3. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh và Hán Thành Trung (2003), Lý thuyết điều khiển phi tuyến, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    4. Nguyễn Như Phong (2005), Lý thuyết mờ và ứng dụng, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    5. Nguyễn Phùng Quang (2005), Matlab & Simulink Dành Cho Kỹ Sư Điều Khiển Tự Động, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    6. Nguyễn Trọng Thuần (2004), Điều khiển logic và ứng dụng, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    7. Nguyễn Thương Ngô (2005), Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động Thông Thường Và Hiện Đại - Quyển 1: Hệ Tuyến Tính (In Lần 2, Có Sửa Chữa Bổ Sung), NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    8. Nguyễn Thương Ngô (2005), Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động Thông Thường Và Hiện Đại - Quyển 2: Hệ Xung Số, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    9. Nguyễn Thương Ngô (2005), Lý Thuyết Điều Khiển Tự Động Thông Thường Và Hiện Đại - Quyển 3: Hệ phi tuyến - Hệ ngẫu nhiên, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    10. Nguyễn Thương Ngô (1999), Lý thuyết điều khiển tự động hiện đại, Điều khiển tối ưu và điều khiển thích nghi (Quyển 4), NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    11. Phạm Công Ngô (1998), Lý thuyết điều khiển tự động, Tập 1, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    12. Phan Xuân Minh và Nguyễn Doãn Phước (2004), Lý Thuyết Điều Khiển Mờ, NXB KH&KT, Hà Nội, VN.
    13. Phan Thanh Hải và Đặng Văn Uy (1995), Cơ sở lý thuyết tự động điều chỉnh và điều khiển, Tập 1, Đại học Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng, VN.
    14. Phan Thanh Hải và Đặng Văn Uy (1995), Cơ sở lý thuyết tự động điều chỉnh và điều khiển, Tập 2, Đại học Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng, VN.
    15. Một số tài liệu về điều khiển tự động ở các trang web của Đại học KHTN HCM.

    Tiếp cận với ngành điều khiển tự động ở VN khi chưa có nhiều sách và tài liệu như bây giờ, điểm đầu tiên tôi đánh giá cao các tác giả đã cố gắng rất nhiều trong việc chuyển tải lý thuyết điều khiển từ sách tiếng nước ngoài vào Việt Nam. Điểm nổi bật là các sách tập trung vào phần lý thuyết điều khiển tự động cơ bản và giải những bài toán điều khiển cơ bản.

    Tuy nhiên nhìn nhận thấy một số điểm sau:

    1. Các sách được viết chủ yếu dựa vào nguồn sách tham khảo khác (nội dung mang tính 'dịch' và 'biên soạn'), mà ít dựa vào kết quả nghiên cứu và thí nghiệm của các tác giả (ít công trình khoa học được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo).

    2. Nội dung nhiều cuốn sách ở trên chủ yếu tập trung vào giải các bài toán điều khiển lý thuyết bằng các phương pháp cổ điển (dùng giấy và bút), một số cuốn gần đây đã đưa vào những chương trình phần mềm (bằng Pascal, C/C++, và MATLAB/Simulink) để minh họa.

    3. Thiếu bóng dáng những hệ thống điều khiển tự động đặc thù cho VN. Tôi nghĩ đây là điểm mà chúng ta chưa mạnh vì chúng ta chưa chế tạo ra được nhiều thiết bị và hệ thống điều khiển tự động ở VN. Nhiều dây truyền sản xuất tự động chủ yếu được nhập từ nước ngoài.

    4. Những mảng lý thuyết điều khiển hiện đại như điều khiển lô gíc mờ, điều khiển mạng nơ ron và điều khiển di truyền chưa có ứng dụng thực tế. Những vấn đề được trình bày trong sách mang tính lý thuyết và khá trừu tượng. Khi đọc và tìm hiểu các sách có lẽ người học rất khó khăn có thể áp dụng được kiến thức trong đó vào việc làm ra sản phẩm thực tế.

    5. Chưa có nhiều thông tin về hệ thống điều khiển số (eg. bằng máy tính, sử dụng các bộ vi điều khiển, vi xử lý và kỹ thuật chíp khả trình).

    6. Chưa có nhiều thông tin về mô hình hóa và nhận dạng hệ thống, ứng dụng mô hình hóa và nhận dạng hệ thống trong thiết kết điều khiển, đặc biệt các phương pháp thử nghiệm để mô hình hóa các thiết bị hoặc các thành phần của hệ thống điều khiển.

    Từ những nhận xét trên, tôi tạm đề xuất một số hướng nghiên cứu, viết sách và tài liệu như sau:

    1. Tăng cường làm thực hành (lập trình mô phỏng) và làm thí nghiệm, đặc biệt thí nghiệm với các hệ thống điều khiển sử dụng máy tính, bộ vi điều khiển và bộ vi xử lý.

    2. Tổng hợp và phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm, rồi viết báo cáo, viết các sách và tài liệu dựa trên các kết quả thí nghiệm.

    3. Kết hợp làm thí nghiệm, kết hợp thực hành với lý thuyết, đặc biệt làm sao giải những bài toán ứng dụng và thiết kế được ngày càng nhiều hệ thống tự động cho Việt Nam phục vụ cho việc tăng sản phẩm và chất lượng hàng hóa của Việt Nam. Đặc biệt giai đoạn kể từ đây khi VN gia nhập WTO, muốn cạnh tranh với nhiều nước chúng ta phải đặt chất lượng hàng hóa sản phẩm và dịch vụ của chúng ta lên trên.

    4. Xây dựng và phát triển nhiều phòng thí nghiệm (labs) ở nhiều nơi để tiến hành thử nghiệm chế tạo các hệ thống điều khiển tự động nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung phục vụ nhu cầu trong toàn quốc.

    Tôi hi vọng rằng trong số các thành viên tham gia www.dientuvietnam.net và picvietnam.com là những người sẽ tiếp tục kế bước những tác giả đi trước. Nếu trong số chúng ta có thể lập được một số labs làm thí nghiệm thì tôi nghĩ sẽ rất tốt. Phát triển hệ thống tự động, phát triển các thiết bị điện và điện tử luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

    Xin mời mọi người tiếp tục trao đổi và nêu ý tưởng của mình.

    Hải Âu

  • #2
    Tôi tán thành những nhận xét trên.
    Tuy nhiên công việc biên soạn không phải nói là làm. MÀ cần sự hợp tác của nhiều anh chị em, một lòng chung sức mới được.
    Tôi nghĩ lập một nhóm làm việc sau 1 thzan rồi đúc kết thành sách là OK nhất.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi HaiAu2005 Xem bài viết
      6. Chưa có nhiều thông tin về mô hình hóa và nhận dạng hệ thống, ứng dụng mô hình hóa và nhận dạng hệ thống trong thiết kết điều khiển, đặc biệt các phương pháp thử nghiệm để mô hình hóa các thiết bị hoặc các thành phần của hệ thống điều khiển.
      Diều Khiển Quá trình - Hoàng Minh Sơn

      Comment


      • #4
        Trả lời bạn HaiAu.

        Lý thuyết thay đổi tương đối chậm chạp. Thực tế xoay như chong chóng.

        QT nhớ lần đầu tiên đụng cái mà mình gọi là máy tính điều khiển (Tụi tây nó đã gọi là cái PLC vào thời ấy) năm 86. Học cái ngôn ngữ của nó (ngôn ngữ JSP của Jeumond Schneider) cả năm trời. Lúc ấy, học được cũng kiêu hãnh lắm. Vài năm sau, nó ra ngay thằng khác, dùng ngôn ngữ khác. Cái học được của mình chỉ còn dùng cho một cái máy duy nhất ở VN, mà lại là cái cổ lỗ sĩ.

        Trường ĐHBK dạy cho các bạn đồng nghiệp trẻ của QT tập lệnh của Z80. Ngay khi các bạn nắm vững nó thì Z80 lỗi thời. Bây giờ toàn bộ kiến thức về tập lệnh ấy chẳng còn sử dụng gì vào đâu được.

        Bây giờ các bạn đang học tập lệnh của "con" nào? Bao giờ nó sẽ lỗi thời?

        Vậy thì các bậc thầy của chúng ta có cần đầu tư quá sâu để viết một cuốn sách mà chỉ sống thọ chưa đến 5, 10 năm không? Cái đó để nhà sản xuất họ lo. Họ bán linh kiện thì họ phải có sách. Bạn mua linh kiện của họ thì bạn phải học cái của họ.

        Và dù bạn cố gắng nhiều lắm, bạn chỉ học được 2 đến 3 đời linh kiện, thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Lúc đó, bạn sẽ buông hết, để cho đàn em của bạn họ học cái mới hơn.

        Tương tự như thế, nói chuyện xưa. Thời QT mới đi làm, các bậc đàn anh rất giỏi về đèn điện tử, và transistor. Nhưng họ cảm thấy mệt mỏi khi đụng đến IC analog và IC logic. Những thứ đó là cái của lớp trẻ QT. Và bây giờ đến lượt QT cũng cảm thấy mệt mỏi khi phải tìm hiểu về VĐK, VXL, DCS và PLC.... Mệt mỏi đến mức không học hành gì, mà nhiều khi dùng lẫn lộn cả tên nữa. Sau này khi có những cái mới hơn nữa, có lẽ sẽ đến lượt các bạn mệt mỏi.

        Thôi thì những cái đó, mình cứ coi như là thực tế, là vấn đề thực hành. Nó thay đổi nhanh lắm. Trong khi đó những lý thuyết kia, chưa biết khi nào nó mới có cái mới để xóa bỏ cái cũ. Chỉ có cái mới bổ sung cho cái cũ thôi. Bây giờ có ai phủ nhận những lý thuyết điện từ thời các cụ tổ Maxwell, Ampere, Volta chưa?

        Bạn ChocNgoay nói có hơi nặng lời, nhưng QT lại cho rằng bạn ấy đúng. (Ha ha, bạn ChocNgoay hãy bớt nóng nhé). Nhưng QT cũng không cho rằng bạn HaiAu sai. Bạn chỉ chưa phân định rõ lĩnh vực thực hành và lý thuyết thôi.

        QT nói thế, có đụng chạm, thì bạn cũng đừng buồn. Mà có buồn, có giận thì cũng chỉ lên đây la lối mấy câu rồi thôi. Chứ làm gì được nữa đâu?

        Comment


        • #5
          Xin bổ sung thêm nguồn tài liệu về điều khiển quá trình và nhận dạng hệ thống:

          Hoàng Minh Sơn (2006), Cơ sở hệ thống điều khiển quá trình, NXB Bách Khoa, Hà Nội, VN.
          Chương 1 Mở đầu
          Chương 2 Mô hình quá trình
          Chương 3 Mô hình hóa lý thuyết
          Chương 4 Nhận dạng quá trình
          Chương 5 Các sách lược điều khiển cơ sở
          Chương 6 Đặc tính các thành phần hệ thống
          Chương 7 Phân tích hệ điều khiển phản hồi
          Chương 8 Chỉnh định bộ điều khiển PID
          Chương 9 Thiết kế cấu trúc điều khiển cho quá trình đa biến
          Phụ lục A
          Phụ lục B

          Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh (2002), Nhận dạng hệ thống điều khiển, NXB KHKT, Hà Nội, VN.

          H.A.
          Last edited by AFH; 04-03-2007, 23:29.

          Comment


          • #6
            Các bác gửi update online được cho anh em tham khảo với thì hay quá

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            HaiAu2005 Tìm hiểu thêm về HaiAu2005

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X