Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nguyên lý hoạt động của máy đọc mã vạch ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên lý hoạt động của máy đọc mã vạch ?

    - Có bác nào biết về nguyên lý hoạt động của máy đọc mã vạch (máy đọc mã vạch trên hàng hóa ở siêu thị - để tính tiền) giải thích cho anh em biết với.
    0912666017

  • #2
    Máy quét mã vạch phát ra nguồn sáng laser công suất thấp ,tia sáng gặp mã vạch thì phản xạ lại một cảm biến quang ,cảm biến chuyên thông tin quang thành tín hiệu điện
    rồi giải mã ra mạch ASCII
    Bộ giải mã vần lad con VDK thôi
    mã aSCII sẽ truyền vào máy tính qua RS_232 để xử lý
    SHARE KHO PHIM LỚN

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi giaosucan
      Máy quét mã vạch phát ra nguồn sáng laser công suất thấp ,tia sáng gặp mã vạch thì phản xạ lại một cảm biến quang ,cảm biến chuyên thông tin quang thành tín hiệu điện

      rồi giải mã ra mạch ASCII
      Bộ giải mã vần lad con VDK thôi
      mã aSCII sẽ truyền vào máy tính qua RS_232 để xử lý
      Không phải là một cảm biến quang đâu mà là cả một giàn cảm biến quang đấy : THông thường là loại CCD - Charge Couple Device Tương tự như cảm biến của máy ảnh số nhưng cấp thấp hơn, Vi điều khiển sẽ phân tích vùng phản xạ của ánh sáng + tính toán khoảng cách của các vạch sáng và tối ( Khoảng cách vạch cực ký quan trọng ) rồi giải mã ra các loại ký tự tương ứng với tập hợp vạch nào đó và theo chuẩn mã vạch nào đó ( Mã vạch một chiều : Code128 code39, UPC8, AEN 13 , hoặc hai chiều PDF417...)
      Sau khi giải mã thành các ký tự sẽ truyền lên Host hoặc lưu vào bọ nhớ đệm của thiết bị đọc và đợi lệnh truyền. khi có lệnh truyền tương ứng với chuẩn truyền thông nào đó RS232, Keyboard, IR, Wireless, ... sẽ gửi dũ liệu vủa giải mã được theo yêu cầu tới nơi nhận.
      Thông thường để đọc và giải mã chính xác các vạch thiết bị đọc thường có tốc độ quyét là 72 scan/sec.
      khoảng cách đọc thông thường tùy thuộc vào loại tia quét. Lazzer hoặc Diod Laser, vvv....
      Ngoài ra còn loại có gương phản nữa gọi là Ormni Dricctional Scanner - Quét xoay vòng - Loại này thường đặt dưới mặt bàn và tốc độ đọc thường rất lớn.
      Mã vạch cúng đã bắt đầu lạc hậu rồi ( ở nước ngoài ) người ta đang tiến tới thay thế bằng thẻ nhận dạng sóng điện từ - RFID
      một chút hiểu biết nhỏ hy vọng giúp bạn được phần nào.
      --------------------------------------------------------------
      Bán các loại UPS Online công suất từ 1KVA đến 800 KVA và Accu cho UPS + Ôtô
      --------------------------------------------------------------

      Comment


      • #4
        Không lạc hậu đâu bạn ơi.
        Sự rẻ tiền của mã vạch còn lâu rất lâu RFID mới đáp ứng được.
        Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

        Comment


        • #5
          The EPC tag and reader maker has dropped the price of its Class 1 label to less than 20 cents each for orders of 1 million.
          nguồn : http://www.rfidjournal.com/article/articleview/857/1/1/
          Thẻ rfid đang rớt giá kinh khủng luôn.
          --------------------------------------------------------------
          Bán các loại UPS Online công suất từ 1KVA đến 800 KVA và Accu cho UPS + Ôtô
          --------------------------------------------------------------

          Comment


          • #6
            MÃ VẠch VÀ In MÃ VẠch

            MÃ VẠCH VÀ IN MÃ VẠCH

            1. Công nghệ in mã vạch.
            Bar Code Printing
            Các loại mã vạch ngày này đều được in trên những công nghệ in nhiệt trực tiếp, Laser, hoặc in phun mực, một cách phổ thông là dựa trên sự tạo ảnh của mã vạch trên nhãn, thuật ngữ IN hay MÁY IN hàm ý nói đến sự tạo ảnh cảu mã vạch trên nhãn và thiết bị để tạo ảnh của mã vạch đó.
            Quan trọng hơn đó là độ chính xác của công nghệ tạo ảnh sẽ chõ ra những mã vạch trên nhãn với chất lượng cao hay thấp, nói cách khác mỗi công nghệ in sẽ cho ta được chất lượng của mã vạch được tạo ra khác nhau.
            Quá trình in được tạm thời chia ra làm 2.
            In tại chỗ - ON-SITE printing : người sử dụng điều khiển quá trình in ngay tại nơi làm việc.
            In hàng loạt - OFF-SITE printing : nhãn mã vạch được in hàng loại với số lượng lớn và cung cấp cho người dùng. Người dùng có nhu cầu có thể chọn lựa một trong hai phương án trên tùy theo hiệu quả kinh tế và tính tiện dụng.
            In tại chỗ On-site Printing
            On-site printing thường đựợc tiến hành ngay tại địa điểm của người dùng, dữ liệu được mã hóa thay đổi liên tục, và có thể đựợc nhập vào từ bàn phím hoặc tài về từ các máy tính tại chỗ hoặc từ xa. Các công nghệ in thông dụng cho ON-SITE Printing :
            • In nhiệt trực tiếp - Direct Thermal — Phần tử tạo nhiệt nằm tại đầu in của máy in sẽ tao ảnh của mã vạch trên giấy nền nhạy nhiệt.
            • In truyền nhiệt - Thermal Transfer — Công nghệ này cũng giống như công nghệ nhiệt trực tiếp nhưng khác một điều là có thêm một thành phần Ribbon có nhiệm vụ truyền hình ảnh mã hóa lên bề mặt giấy nền.
            • In ma trận điểm Dot Matrix Impact — Một đầu in di động với các hàng búa sẽ tạo ảnh của mã vạch trên giấy nền thông qua Ribbon, ảnh của mã vạch được tạo ra bằng sự kết hợp các ma trận điểm.
            • In phun Ink Jet — Công nghệ này dựa trên môt đầu in cố định với các đầu phun mực nhỏ, các đầu phun này sẽ tạo ra các giọt mực rất nhỏ trên bề mặt giấy nền. Ảnh của mã vạch được tạo ra nhờ sự kết hợp của các điểm giọt mực này. In phun được sử dụng trong qua trình in trực tiếp lên các sản phẩm hoặc bình chứa.
            • In Laser - Laser (Xerographic) — Ảnh của mã vạch được tạo trên nền của trống in bằng phương pháp nạp tĩnh điện thông qua tia Laser có điều khiển. Vùng được nạp tĩnh điện sẽ hút các phần tử mực, các phần tử mực này được truyền qua bề mặt giấy in sau đo được sấy và tạo ảnh trên nền giấy in.
            • Máy in mã vạch tại chỗ - On-site bar code printers có tất nhiều loại và cấu hình cũng như công nghệ in. người sử dụng có thể lựa chon trong các loại sau :
            • Máy in ma trận dòng cõ lớn - Large copy-machine-size , Máy in phun liên tục - In line ink jet, hoặc In truyền nhiệt - thermal transfer cho ứng dụng công suât lớn.
            • Máy in ma trận điểm để bàn - Desk-top dot matrix, Laser, Nhiệt trực tiếp - direct thermal, và truyền nhiệt thermal transfer cho các tác vụ in có dữ liệu thay đổi.
            • Máy in nhiệt trực tiếp/ truyền nhiệt kết nối không dây cho các ứng dụng di động
            • Tùy vào ứng dụng cụ thể người sử dụng phải lựa cẩn thận chọn lựa các thông số trước khi dặt mua.
            In tại chỗ càn phải quan tâm đến vấn đề đặt mua các phần mềm thiết kế nhãn.
            Các máy in mã vạch đi kèm với nó là các phần mềm thuọc sở hữu của hãng sản xuất, hõ trợ tất cả các loại mã vạch tiêu chuẩn 2 chiều 3 chiều, có khả năng in dữ liệu không thay đổi hoặc các dữ liệu thay đổi Hơn nữa trong nhãn cần phải có hỗ trợ cả ký tự, hình ảnh logo . … cần thiết phải có một phần mềm thiết kế nhãn mã vạch đi kèm theo.
            Off-site Printing
            Nói một cách chung nhất các loại máy in mã vạch đã được thương mại hóa xử dụng công nghệ in flexographic-khuôn lụa, sắp ký tự, offset , Phim ,Dấu nóng - hot stamping, laser , hoặc xử lý số - digital processes tạo ra các bản in chất lượng cao hơn các bản in trên máy in tại chỗ,đồng thời với nó là khả năng in với số lượng lớn các nhãn mã vạch. Với số lượng nhãn in lớn và thông tin không thay đổi In OFF-SITE là một lựa chọn hoàn hảo.
            --------------------------------------------------------------
            Bán các loại UPS Online công suất từ 1KVA đến 800 KVA và Accu cho UPS + Ôtô
            --------------------------------------------------------------

            Comment


            • #7
              2. Phạm vi ứng dụng của máy in mã vạch.

              Khái lược về ứng dụng của mã vạch
              Mã vạch được ứng dụng rộng dãi trong vòng từ 20 năm trở lại đây trong nghành công nghiệp bán lẻ cũng như siêu thị lớn, các chuối cửa hàng. Ở đâu có mã vạch là ở đó có nhu cầu in mã vạch.
              15 năm trước khi bộ quóc phòng mỹ có yêu cầu toàn bộ các sản phẩm cung cấp cho họ đềi phải có mã vạch – Mã 39 trên các bao bì đóng gói. Từ đó đến nay mã vạch trở nên phổ dụng trong các điểm sản xuất, trên bao bì vật phẩm., cũng như những ứng dụng mới. Ngày nay công nghệ mã vạch được sử dụng trong quản lý về thời gian và sự có mặt, Time-and-Attendance, Báo cáo lao động, sản xuất - work in process (WIP), quản lý kho vận - inventory control, và các ứng dụng quá trình sản xuất khác như Điều khiển quá trình sản xuất - WIP, Quản lý chất lượng - quality control, và các công đoạn trong kiểm kê và giao nhận hàng hóa. Trong các ứng dụng trong hậu cần , giao nhận chọn lọc kiểm tra.
              Với các áp lực gia tăng cạnh tranh trong nền kinh tế đang mang đến một làn sóng giảm thiểu về quy mô của các nghành kinh tế với mục đích giảm chi phí và tăng hiệu quả và năng suất lao động, ứng đụng mã vạch được ưu tiên vì những điểm tiện lợi của nó. Từ những ứng dụng chăm sóc sức khỏe, cho đến những ứng dụng trong hậu cần và giao nhận vận tải, trong nhành công nghiệp bán lẻ điển hình là các tập doàn lớn như Metro, Wal-Mart, BigC….
              Công nghệ mã vạch cũng len lỏi vào những nghành yêu cầu độ chính xác cao, lỗi nhập liệu thấp và khả năng tự động hóa, như Kiểm soát Vào Ra – Access Control , Kiểm soát hàng hóa – Asset Tracking, Phân loại tài liệu lưu trữ theo danh mục trong thư viện, quản lý tài liệu công văn giấy tờ, quản lý chất thải nguy hiểm, kiểm soát hàng gửi và nhận dạng cũng như quản lý phương tiện vận tải.
              Vertical Markets
              Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ mã vạch
              Healthcare – dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng
              Được ứng dụng trong các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các viện nghiên cứu, truyền máu, di truyền, quản lý bệnh phẩm, mẫu xét nhiệm, quản lý hồ sơ bệnh nhân, quản lý dược phẩm, quản lý thông tin tiền sử bệnh nhân, ngân hàng máu và các sản phẩm sinh học.
              Inventory Control – Quản lý kiểm kê tài sản và hàng hóa
              Trong kiểm kê tài sản hàng hóa, mã hóa các laọi tài sản và tự động hóa kiểm kê, được ứng dụng trong các vịệc kiểm soát tài sản cố định, vv..v trong kho vận, trong vận tải.

              Item Tracking – Theo dõi hàng hóa và bưu kiện
              Theo dõi hàng hóa và bưu kiện trong các quá trình giao nhận nội bộ và quốc tế, được ứng dụng trong các nghành bưu điện, vận chuyển hàng hóa Container đường biển, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, trong các công ty chuyển phát nhanh toàn cầu, mã vạch cho phép người sử dụng dịch vụ kiểm tra xem xét hiện tại các bưu kiện họ gửi đang được xử lý ra sao, đã đến địa điểm nào. Ví dụ điển hình là tại http://www.fedex.com

              Personal Identification – Nhận dạng cá nhân
              ứng dụng trong nhận dạng cá nhân, kiểm tra thời gian và sự có mặt của cá nhân tại các địa điểm cự thể, kiểm soát an ninh vào ra,

              Point of Sale – Điểm bán hàng
              Tại các điểm bán hàng mã vạch được in lên các bao bì hàng hóa và được xử lý tự động với hệ thống thiết bị điểm bán lẻ POS giúp tăng nhanh thời gian thanh toán, tăng độ chính xác và tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại của nhân viên, cũng như khả năng quản lý tình trạng cảu các mặt hàng như, Thời hạn sử dụng .v.v….
              Process Control – Điều khiển quá trình sản xuất
              Ứng dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm soát chất lượng, các quá trình tựu dộng hóa phân lô sản phẩm. Điển hình là trong dịch vụ Data Post : Đó là quá trình lông gấp thư tín, nhận dạng tài liệu…vv.v….
              Security – An ninh và kiểm soát an ninh
              Trong lĩnh vực kiểm soát anh ninh các điểm yêu cầu có mức độ bảo mật cao như khu vực quân sự, ngân hàng, tài chính vvv ..v.v. các tài liệu và thông tin có thể được mã hóa thành mã vạch mà mắt thường không thể giải mã được.

              Time and Attendance – Kiểm soát thời gian và sự có mặt
              Kiểm soát thời gian và sự có mặt trong quản lý lao động, các địac điểm vui chơi giải trí, các nhà máy lớn với số lượng hàng ngàn công nhân.
              Transportation/Logistics – Vận chuyển và tiếp vận hậu cần
              Trong vận tải hàng hóa vàn tiếp vận hậu cần của các côgn ty vận tait Container nội địa và quốc tế

              Warehousing/Distribution – Quản lý kho và phân phối
              Trong lĩnh vực quản lý kho và phân phối sản phẩm của các nhần phối hoặc bán lẻ.
              --------------------------------------------------------------
              Bán các loại UPS Online công suất từ 1KVA đến 800 KVA và Accu cho UPS + Ôtô
              --------------------------------------------------------------

              Comment


              • #8
                Tốc độ
                Một mã vạch với độ dài 12 ký tự sẽ được nhận dạng và đọc trong thời gian chỉ bằng thời gian 02 lần gõ phím của con người.
                Độ chính xác
                Cứ mỗi 1,000 ký tự được nhập bằng nhân công qua bàn phím của máy tính, trung bình có 10 lần bị nhập sai tỷ lệ sai là 10/1000. Nếu dùng nhận dạng ký tự quang học – OCR thì tỷ lệ lỗi xấp xỉ là 1/10,000. Nếu sử dụng mã vạch thì tỷ lệ lỗi sẽ được cải thiện đáng kể đối với CCD là 1/3,000,000 còn với tia Lazer là xấp xỉ 1/70,000,000
                Xác xuất lỗi trên 3,400,000 ký tự
                Phương pháp nhập liệu Lỗi
                Nhập liệu bàn phím 10,000
                Quét OCR 300
                Mã vạch (Code 39) 1
                --------------------------------------------------------------
                Bán các loại UPS Online công suất từ 1KVA đến 800 KVA và Accu cho UPS + Ôtô
                --------------------------------------------------------------

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi phan_it
                  - Có bác nào biết về nguyên lý hoạt động của máy đọc mã vạch (máy đọc mã vạch trên hàng hóa ở siêu thị - để tính tiền) giải thích cho anh em biết với.
                  Chủ đề một đằng bài viết một nẻo, MOD nếu thấy không cần thiết xóa dùm em cái. Em ngứa nghề vì lâu không sờ tới mã vạch nên luyên thuyên quá đà.
                  Last edited by manhnd; 21-09-2006, 00:46.
                  --------------------------------------------------------------
                  Bán các loại UPS Online công suất từ 1KVA đến 800 KVA và Accu cho UPS + Ôtô
                  --------------------------------------------------------------

                  Comment


                  • #10
                    vay ông bạn có biết cho nào bán cái đọc mã vạch trong thanh pho hồ chí minh

                    Comment


                    • #11
                      Cho mình biết ứng dụng của bạn là gì ( Nếu giữ bí mật thì thui) mình sẽ tư vấn cho bạn biết nên dùng loại nào, truyền thông cổng gì cho nó tiện. ngày xưa mình cũng từng bị đem "Dao mổ trâu đi cắt tiết gà" nên phí thời gian và công sức lắm.
                      --------------------------------------------------------------
                      Bán các loại UPS Online công suất từ 1KVA đến 800 KVA và Accu cho UPS + Ôtô
                      --------------------------------------------------------------

                      Comment


                      • #12
                        Hiện thực RFID

                        Dù được kỳ vọng khá nhiều nhưng thực tế việc triển khai RFID (Radio Frequency Identifier) trong năm 2005 không có tiến triển đáng kể. Chuẩn mới, giá cao và thiếu mô hình ứng dụng tổng thể đã cản trở các công ty tiếp cận công nghệ được lăng xê rất nhiều này.

                        Những công ty tiên phong triển khai RFID đã nhanh chóng nhận ra việc ứng dụng RF (tần số vô tuyến) còn cần nhiều thứ khác chứ không chỉ có thẻ (tag) và thiết bị đọc, chẳng hạn như cần có phần mềm lọc dữ liệu RFID để lấy thông tin cần thiết và chuyển đến kênh nghiệp vụ thích hợp.

                        Lối ra cho RFID đã có. Những phần mềm xử lý trung gian (middleware) từ các công ty tên tuổi và phần cứng giá thấp được phát triển gần đây dựa trên chuẩn mới Gen2 (xem phần "Gen2") đã đưa RFID trở lại trong bản kế hoạch của nhiều công ty. Thế hệ sản phẩm mới cho phép các công ty ngoài việc quản lý tài sản và giám sát kho thông thường còn có thể kết nối luồng sự kiện mới với các qui trình nghiệp vụ.

                        Xử lý sóng radio

                        Mạng RFID có thể được phân thành 3 phần chính: phần cứng, bao gồm thiết bị đọc, thẻ và các thành phần RF liên quan; kết nối middleware và các thành phần xử lý; và thư viện API để truyền dữ liệu đến ứng dụng nghiệp vụ. Trong đó, lớp middleware của RFID chính là phần phức tạp nhất, hơn cả phần cứng.

                        Để giảm thời gian trễ, thành phần xử lý nên thiết kế càng gần bộ đọc RFID càng tốt - ví dụ, tại kho thay vì tại trung tâm dữ liệu ở văn phòng, nghĩa là mỗi kho nên có thành phần xử lý riêng. Thành phần xử lý phải có khả năng làm việc cùng lúc với nhiều đầu đọc trong khi phân tích và xử nhiều luồng dữ liệu ở tốc độ cao.

                        Tiếp theo, thành phần quản lý sự kiện sẽ sàng lọc nhiễu. Bằng cách sử dụng các quy tắc lọc và so khớp mẫu, nó có thể giảm thiểu "rác" (thông tin không phù hợp) trước khi dữ liệu đến mạng công ty.

                        Cuối cùng, thư viện API cho phép chuyển dữ liệu RFID đến các ứng dụng nghiệp vụ, thiết bị có thể lập trình và các hệ thống xuất/nhập khác trong dây chuyền sản xuất. Phương tiện chính để giao tiếp với các thiết bị này là đặc tả ALE (Application Level Events). Thoạt đầu được phát triển như là một phần trong ứng dụng Savant của Massachusetts Institute of Technology Auto-ID Center, ALE đã trở thành chuẩn phổ biến và được nhiều hãng sản xuất middleware cho RFID sử dụng. Hiện tại, ALE được sự bảo trợ của EPCglobal (tập đoàn quản lý các tổ chức chuẩn và dây chuyền cung ứng) và là một phần của kế hoạch EPCglobal Network có mục đích kết nối dữ liệu EPC (Electronic Product Code - mã sản phẩn điện tử) cấp thấp với các hệ thống nghiệp vụ cấp cao.

                        Phần lõi của ALE được xây dựng trên nền SOA (Service Oriented Architecture - kiến trúc hướng dịch vụ). Ứng dụng có thể gọi thành phần xử lý thông qua ALE mà không cần phải quan tâm về các giao thức mạng và đặc tả kỹ thuật của thiết bị.

                        Ngoài việc hợp nhất nhiều nguồn đọc EPC, ALE còn mang lại một số lợi ích. Ví dụ, ALE giúp dễ dàng lọc ra các thẻ từ một nhà sản xuất cụ thể hay khu vực nào đó trong kho.

                        Quan trọng nhất, ALE không lệ thuộc vào phần cứng và hãng sản xuất, giúp dễ dàng nâng cấp và giải quyết việc "móc nối" chương trình để chia sẻ tài nguyên bộ đọc cho các ứng dụng nghiệp vụ.

                        Xử lý luồng sự kiện

                        ALE không phải là công cụ duy nhất cần thiết để hoàn chỉnh hạ tầng RFID. Việc xử lý hàng khối dữ liệu RFID cấp thấp để làm cho chúng có nghĩa ở cấp cao hơn không phải là công việc dễ dàng, và cũng không phải là việc mà bạn có thể dựa vào khả năng xử lý ở phần mềm giám sát hoạt động nghiệp vụ truyền thống (BAM - business activity monitoring).

                        Phần mềm ESP (event stream processing - xử lý luồng sự kiện) và CEP (complex event processing - xử lý sự kiện phức hợp) là giải pháp cho vấn đề này. Mặc dù các giải pháp dựa trên CEP đã có từ lâu, chủ yếu trong các ứng dụng quân sự hay chính phủ, nhưng vài năm gần đây mới bắt đầu triển khai thương mại.

                        Các sản phẩm ESP như Progress for RFID của hãng Progress Software và Stream Engine Processing của StreamBase Systems có thể kết hợp RFID và các hệ thống nghiệp vụ để xử lý sự kiện theo thời gian thực. Ví dụ, hệ thống ESP có thể thông báo cho người quản lý biết có 1 đơn đặt hàng quan trọng cần được xử lý gấp và có hàng đang đợi nhập kho, cho phép đáp ứng đơn hàng nhanh hơn. Dù là xử lý ưu tiên kiện hàng trái cây đang chín rũ ở trạm đợi chất hàng hay nhận diện mẫu hàng tại siêu thị, ESP đều có khả năng điều chỉnh qui trình nghiệp vụ nhanh chóng. Các phương pháp phân tích dữ liệu truyền thống có thời gian trễ quá lớn, không thể đáp ứng yêu cầu thời gian thực của dữ liệu RFID.

                        Điều hấp dẫn nhất của ESP đó là việc triển khai nó không yêu cầu thay đổi hệ thống hiện hữu. ESP có thể làm việc chung với các hệ thống xử lý giao dịch, liên lạc với hệ thống nghiệp vụ bằng dịch vụ email. Khi chi phí triển khai RFID giảm xuống và dữ liệu thẻ ngày càng phong phú hơn, phạm vi ứng dụng sẽ tăng.

                        Gen2

                        Có lẽ yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phổ biến của RFID đó là sự xuất hiện của Gen2 - tên chính thức là EPCglobal Class-1 Generation-2 UHF RFID Protocol for Communications - giao thức chuẩn để truyền thẻ EPC (Electronic Product Code).
                        Mặc dù chuẩn Gen2 đã được phê chuẩn từ cuối năm 2004, nhưng mãi đến giữa năm 2005 mới xuất hiện các bản thiết kế phần cứng hỗ trợ chuẩn này. Vài tháng sau đó việc sản xuất thực sự bắt đầu, khá lâu sau làn sóng RFID đầu sử dụng phần cứng chuẩn Class 0 và Class 1.
                        Về lý thuyết, Gen2 có nhiều ưu điểm. Ngoài việc cung cấp một chuẩn chung, Gen2 còn cho tốc độ đọc cao hơn (4,5 lần so với chuẩn Class 1) và phạm vi hoạt động rộng hơn. Gen2 còn áp dụng các thuật toán mới tránh xung đột để cải thiện độ chính xác và độ tin cậy.
                        Thẻ Gen2 có thể chứa nhiều dữ liệu hơn, có kích thước bộ nhớ linh hoạt, bảo mật bằng mật khẩu và có chức năng gỡ bỏ khỏi luồng lưu hành tại đầu đọc, đem đến nhiều khả năng ứng dụng. Thẻ Gen2 cũng hỗ trợ các quy định băng thông quốc tế, cho phép liên tác toàn cầu và đạt phê chuẩn ISO.
                        Gen2 đã trở thành chuẩn RFID chung nhất, được nhiều hãng sản xuất ủng hộ. Tuy nhiên, Gen2 có thể không phải là chuẩn EPC cuối cùng. Các đặc tả kỹ thuật như ALE của EPCglobal còn cần được hoàn thiện. Dù sao đi nữa, việc xuất hiện Gen2 cũng giúp cho việc triển khai RFID trở nên dễ dàng hơn.


                        Tích hợp hệ thống

                        Việc xây dựng hạ tầng RFID không chỉ lập trình phần mềm dùng ALE mà còn có cả giao tiếp phần cứng của bộ đọc RFID. Vì vậy, ngay cả việc triển khai ở cấp độ thấp nhất cũng không phải là công việc dễ dàng. Một giải pháp để làm đơn giản việc tích hợp và đảm bảo tính thống nhất dữ liệu là kết hợp nhiều công cụ middleware và nền tảng hệ thống khác nhau.

                        Về mặt quản lý mạng RFID, Sun Microsystems có đưa ra bản cập nhật quan trọng vào tháng 2 năm nay: Sun Java System RFID Software 3.0. Gói phần mềm này bao gồm Sun Java System RFID Event Manager, Sun Java System RFID Information Server, bộ công cụ phát triển và thành phần điều khiển.

                        Thành phần Information Server cung cấp khả năng hỗ trợ thiết bị đọc và các dịch vụ giao tiếp ứng dụng, còn Event Manager kiểm soát việc xử lý sự kiện để lọc dữ liệu đầu vào. Quan trọng nhất, gói phần mềm này cung cấp khả năng xử lý lỗi phân tán tuyệt vời, tính năng quan trọng đảm bảo khả năng chịu lỗi của RFID trong khi làm việc.

                        Phiên bản mới bao gồm thư viện API xử lý chức năng bộ đọc và máy in. Một điểm quan trọng khác là có thêm hỗ trợ Java ME (trước đây là J2ME) dùng để nhúng khả năng xử lý thông minh trực tiếp vào thiết bị, một bước tiến hết sức quan trọng để tạo bộ đọc thông minh và thiết bị có khả năng liên lạc với các thiết bị tự động khác mà không cần hệ thống máy chủ trung tâm. Ngoài ra, Sun còn cung cấp hỗ trợ cho cả ALE và giao tiếp EPC-IS (EPCglobal Information Services) để trao đổi dữ liệu giữa các đối tác có quan hệ mua bán, cũng như hỗ trợ cho hệ thống ID tự động AII (Auto-ID Infrastructure) của SAP.

                        Là một thành phần của ứng dụng NetWeaver của SAP, AII cung cấp cho người dùng mySAP Business Suite khả năng tích hợp dữ liệu RFID trực tiếp, rất có ích trong các ứng dụng dây chuyền cung ứng và quản lý kho. AII có các tính năng quản lý sự kiện tốt và hỗ trợ nhiều loại thiết bị hiện đại và truyền thống, như mã vạch, PLC (programmable logic controller) và Bluetooth. Các công cụ khác, như Auto-ID Cockpit, giúp người quản lý kho giám sát tình trạng của các đơn hàng.
                        Hỗ trợ cho AII của SAP cũng có trong gói phần mềm mới được cập nhật gần đây RFID Anywhere 2.0 của iAnywhere, một chi nhánh của Sybase. Gói phần mềm này cung cấp nền middleware tương tự như của Sun, bao gồm thành phần Site Manager và Component Manager, nhưng thiếu khả năng triển khai trực tiếp trên thiết bị.

                        Tuy nhiên, giải pháp cơ bản trên không đủ đáp ứng cho những dự án qui mô lớn (cấp công ty). Khách hàng cần nâng cấp lên gói Sybase RFID Enterprise 2.0, bao gồm RFID Anywhere và các công cụ quản lý sự kiện, phân tích dữ liệu và tích hợp qui trình nghiệp vụ hoàn chỉnh. Bộ sản phẩm kết hợp này được xây dựng theo kiến trúc SOA, cung cấp những công cụ phát triển tốt như tiện ích mở rộng Microsoft Visual Studio dùng để sinh mã hệ thống, công cụ mô phỏng mạng RFID và khả năng kết nối với nhiều giao tiếp bộ đọc, sensor và bộ điều khiển.

                        Để mở rộng thị trường, gần đây SAP đã hợp tác với Intermec (hãng sản xuất thiết bị RFID) để nhắm đến khách hàng quy mô vừa và nhỏ với những giải pháp RFID giá phải chăng. Còn có một số hãng cung cấp middleware tên tuổi khác trên thị trường như ConnecTerra, đã được BEA mua lại gần đây, và IBM với sản phẩm WebSphere RFID Premise Server (xem bảng "Các hãng cung cấp hạ tầng RFID").

                        CÁC HÃNG CUNG CẤP HẠ TẦNG RFID
                        Tham gia trào lưu RFID cùng với các hãng tên tuổi sẽ giúp bảo toàn vốn đầu tư của bạn trong tương lai. Hãy dùng middleware tuân theo chuẩn và phần cứng có khả năng nâng cấp firmware để hỗ trợ các chuẩn mới.

                        BỘ MÃ HOÁ

                        Intermec
                        Sản xuất thiết bị mã hoá và in RFID; dòng sản phẩm EasyCoder đứng đầu trong nhóm sản phẩm của nó; hỗ trợ Gen2.

                        Paxar

                        Có tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất máy in mã hoá RFID và mã vạch.

                        Zebra Tehcnologies

                        Sản xuất nhiều loại máy in/mã hoá có khả năng nâng cấp firmware; bộ đọc tích hợp được hỗ trợ từ đối tác ThingMagic.

                        BỘ ĐỌC

                        Allen Technology
                        Cung cấp bộ đọc Gen2 miễn phí khi mua thẻ RFID.

                        Symbol
                        Sản xuất nhiều loại phần cứng, gồm bộ đọc cố định và cầm tay; có gói sản phẩm dành cho doanh nghiệp.

                        ThingMagic

                        Dòng sản phẩm bộ đọc Mercury hỗ trợ Gen2 và các chuẩn trước; có nhiều chủng loại đáp ứng các tình huống triển khai khác nhau.



                        MIDDLEWARE

                        BEA

                        Họ sản phẩm WebLogic RFID Products có nhiều tính năng gồm quản lý thiết bị, quản lý sự kiện và các gói triển khai.

                        IBM

                        WebShpere RFID Premises Server 1.1 kết nối các thiết bị và giám sát; hỗ trợ EPC-IS.

                        Savi
                        Các giải pháp phần cứng và phần mềm tích hợp chặt chẽ; nền tảng SmartChain cung cấp giải pháp triển khai nhanh cho doanh nghiệp.



                        Sun Microsystems

                        Java System RFID Software 3.0 cung cấp thư viện API cho việc quản lý thiết bị, sự kiện, giám sát và triển khai.

                        XỬ LÝ LUỒNG SỰ KIỆN PHỨC HỢP


                        Progress Software

                        Quản lý sự kiện phức hợp; khả năng mở rộng cao; thích ứng ALE.



                        Streambase Systems

                        Phần mềm xử lý luồng sự kiện cấp công ty.

                        Tín hiệu chưa rõ ràng

                        Mặc dù danh sách phần cứng và phần mềm đang dài thêm, nhưng đừng vội: thị trường RFID vẫn còn sơ khai. Đừng bị thuyết phục bởi các nhà cung cấp. Nếu bạn có ý định triển khai RFID trong thời điểm hiện tại, hãy chuẩn bị tinh thần đối diện với vấn đề tương thích thiết bị, phần mềm còn lỗi, chuẩn đánh số còn cần hoàn thiện và các nguy cơ bảo mật cần khắc phục.

                        So với middleware, hầu hết thế hệ đầu tiên của phần cứng bộ đọc chưa đủ "thông minh". Khi thế hệ bộ đọc mới bổ sung nhiều tính năng xử lý cao cấp hơn, gánh nặng của lớp middleware sẽ giảm bớt. Trọng tâm sẽ dồn toàn bộ sang việc bắt tay giữa hạ tầng RFID với hệ thống nghiệp vụ.

                        Trong khi RFID chưa phổ biến như mã vạch, tốt nhất nên lập kế hoạch triển khai RFID huớng đến tương lai. Bằng cách đầu tư cho hệ thống có khả năng mở rộng và thích ứng với các mô hình ứng dụng trong tương lai, việc đầu tư của bạn hôm nay sẽ được bảo toàn giá trị với làn sóng RF kế tiếp và sau này.

                        Theo PCWORLD Serie A
                        http://www.pcworld.com.vn/pcworld/ma...5f5e5d5e585e59
                        --------------------------------------------------------------
                        Bán các loại UPS Online công suất từ 1KVA đến 800 KVA và Accu cho UPS + Ôtô
                        --------------------------------------------------------------

                        Comment


                        • #13
                          Càng ngày các công nghệ mới càng hướng đến sự đơn giản, tiện lợi và một đặc trưng quan trọng nữa là khả năng không dây (wireless). Thiết bị không dây trong một thế giới di động làm cho con người được giải phóng, tự do và thoải mái hơn.

                          Một thiết bị chủ yếu trong hướng phát triển này là “Bộ định danh bằng tần số vô tuyến” – RFID (Radio Frequency Identifier), đây là thiết bị di động thụ động (Passive Mobile Device), được coi là một cuộc cách mạng trong các hệ thống nhúng và trong môi trường tương tác hiện nay.
                          Thực chất, thiết bị là một thẻ nhớ lưu trữ thông tin cá nhân và dữ liệu khác trong bảng mạch điện tử không cần năng lượng, hay nói chính xác hơn nó có một cơ chế thu nhận năng lượng từ các nguồn khác, do đó không cần pin hay nguồn nuôi trực tiếp nào. Điều này lý giải tại sao người ta gọi nó là thiết bị thụ động. Thiết bị bao gồm một ăng-ten và chip silicon (gồm cả bộ nhớ) được đóng gói chung. Thiết bị này thu nhận năng lượng từ các thiết bị chủ (hay còn gọi là thiết bị đọc-card reader). Các thiết bị đọc này luôn phát năng lượng bức xạ quanh nó, thẻ RFID hấp thụ năng lượng này và trao đổi thông tin với thiết bị đọc. Đặc biệt hơn, bộ đọc này còn có thể lưu thông tin lên chiếc thẻ kia. Đây là một cơ chế hết sức đặc biệt, nó đặt ra rất nhiều vấn đề về bảo mật đối với thẻ RFID.

                          Không chỉ khai thác thông tin, các thiết bị đọc còn có cơ chế ghi và theo dõi thông tin đã ghi trên thẻ - khả năng kiểm soát. Dựa trên đó ta có thể theo dõi được lộ trình của một chuyến hàng (xuất xứ hàng hóa, điểm xuất phát, qua các trạm hải quan nào, thời gian bắt đầu vận chuyển...).

                          Hãy tưởng tượng rằng trong cơ thể bạn được gắn thẻ RFID, bạn đi vào một sân bay có thiết bị đọc thẻ, mọi thông tin cá nhân, thậm chí là cả số ghế của chiếc vé mà bạn đã mua cũng được hiển thị trên màn hình máy tính, và cánh cửa check-in tự động mở, tất cả các thao tác này không làm bạn phải đứng chờ một giây nào bởi các thiết bị đã được kích hoạt khi bạn đi cách nó 5m!

                          Người ta đã mở rộng ứng dụng RFID bằng cách gắn thêm vào mỗi thẻ RFID một bộ cảm biến (sensor), một cơ chế bảo mật dữ liệu và một bộ nhớ điện tử. Tấm thẻ sẽ cung cấp năng lượng cho sensor, đồng thời làm nhiệm vụ lưu giữ thông tin mà sensor thu nhận được. Hãng lốp xe nổi tiếng Michelin đã ứng dụng thiết bị này để đo áp suất lốp xe và nhiệt độ khi xe di chuyển trên đường.

                          Do có các thao tác đọc ghi liên tục nên thiết bị này cần một giao thức để trao đổi dữ liệu với thiết bị đọc. Một thiết bị đọc có thể trao đổi dữ liệu với nhiều thẻ RFID cùng lúc do đó rất dễ xảy ra xung đột, vì vậy phải có một giao thức (hay giao tiếp) đặc biệt. Giải pháp đưa ra là sử dụng cửa sổ thời gian (time-window), mỗi thẻ RFID được phép truyền dữ liệu trong khoảng thời gian mà nó được cấp phát.

                          Mặt khác, để đảm bảo tính an toàn và riêng tư của mỗi thẻ RFID, người ta cũng đặt ra cơ chế kiểm soát như:
                          - Thông tin gì được lưu trong RFID?
                          - Ai có thể đọc được RFID của tôi?
                          - Ai có thể ghi vào bộ nhớ của tôi?
                          - Làm thế nào để tôi biết có người đọc dữ liệu của tôi?
                          Ưu và nhược điểm của RFID:
                          - Xử lý tự động
                          - Tiết kiệm năng lượng
                          - Chưa có chuẩn chung
                          - Chưa có giải pháp bảo mật hiệu quả.
                          - Tính riêng tư
                          Việc phổ biến RFID đối mặt với một số thách thức về mặt kỹ thuật và tài chính. Đó là:
                          Định hướng phát triển
                          Xử lý tín hiệu: Tín hiệu RFID dễ bị ngăn cản bởi các vật nhỏ bằng kim loại trong khoảng cách gần; với khoảng cách lớn hơn, các vật thể lớn hơn, thậm chí thân thể con người cũng làm méo tín hiệu. Hiện nay người ta đã cải tiến bằng cách thiết kế các loại ăng-ten mới và tăng cường độ nhạy của thiết bị đọc.

                          Quá nhiều chuẩn: Cần phải có chuẩn chung để mở rộng khả năng khai thác thẻ. Hiện có nhiều hãng cạnh tranh đưa ra các chuẩn khác nhau. Ví dụ, Nokia đã sử dụng chuẩn EPCGlobal và hệ thống siêu thị Wal-Mart sử dụng ISO 14443.

                          Quản lý tần số: Thông thường do Cục Tần Số Quốc Gia quản lý. Hiện tại, Mỹ đã thành lập một trung tâm Auto-ID kết hợp với Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISO) để làm việc về vấn đề này.
                          Định dạng dữ liệu: Các dữ liệu chỉ đọc (không được phép sửa đổi) phải được định nghĩa sẵn trong chuẩn, nếu không được định nghĩa sẵn, thông tin cần ghi vào sẽ không có chuẩn thống nhất. Nếu được chuẩn hóa, chúng còn có thể chia sẻ với nhau về thông tin thu thập được. Người ta đã đề xuất sử dụng chuẩn XML để làm định dạng dữ liệu.

                          Khoảng cách cho phép từ thẻ đến máy đọc hiện nay mới chỉ được 1m. Mục tiêu đặt ra là phải đạt tối thiểu 3-4 m. Người ta đã xây dựng được một số hệ thống thiết bị đọc có thể đọc được thẻ cách xa 5m điều kiện đúng hướng và thẻ có nguồn điện riêng.

                          Chi phí thấp: Muốn áp dụng giải pháp này một cách rộng rãi thì chi phí sản xuất thẻ phải thật thấp.
                          Chúng ta sẽ có một phương thức giao dịch mới trong một thế giới di động mới: “M-bussiness + micropayment” dựa trên nền RFID. Hiện nay, một số hãng máy tính và thiết bị di động đã bắt đầu đưa ra thiết bị sử dụng công nghệ RFID. Đi đầu là Nokia với dòng Nokia 5140 tích hợp bộ đọc RFID. Theo dự đoán của các chuyên gia, đến năm 2010, các thiết bị như thế này sẽ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.

                          Theo PCWORLD
                          http://www.pcworld.com.vn/pcworld/ma...5f5e5c575e5e5d
                          --------------------------------------------------------------
                          Bán các loại UPS Online công suất từ 1KVA đến 800 KVA và Accu cho UPS + Ôtô
                          --------------------------------------------------------------

                          Comment


                          • #14
                            Sao bác Manhhd lại nóng tính thế nhẩy. Em chỉ góp ý cho bác đặt bài vào đúng luồng thì người khac mới tìm ra, như thế công sức của bác cũng sẽ được nhiều người biết đến chứ bác post bài lung tung thế này em thấy tiếc cho cái công sức của bác vì nhiều người sẽ không nhận được những thông tin quý báu từ bài viết của bác. Còn như cá nhân em đang muốn tìm hiểu về mã vạch, mừng quýnh khi có luồng về chủ đề đang quan tâm thì vào nhận được 1 lượng thông tin khổng lồ về RFID nên cũng bức xúc không biết chia xẻ cùng ai. Dạo này các MOD cũng bận việc nên chẳng chăm lo gì cho diễn ố đàn, các bài viết ít hẳn.
                            Chúc bác thành cao thủ RFID - Ra Fố Ị Đê

                            Comment


                            • #15
                              Mình muốn viết 1 ct đọc mã vạch vào cở sở dữ liệu của mình. Tuy nhiên, ý định của mình là không cần phải in mã vạch ra rồi mới đọc và, mà cứ đọc cái có sẵn của người khác vào. ( Do mình thấy trên thị trường hiện nay, mã vạch có nhiều hình dáng khác nhau nên không biết có cần phải tạo mã vạch trước hay không. Bác nào biết xin chỉ giúp e với. lop_minh@yahoo.com . Xin cảm ơn)
                              |

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phan_it Tìm hiểu thêm về phan_it

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X