Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thư mời tham gia project vi mạch

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thư mời tham gia project vi mạch

    Chào mọi người đầu năm mới,

    Vừa rồi mình đã tổng hợp tương đối các block theo như ý tưởng của bác Intran ở mức gate level (RTL). Mạch hoàn toàn không dùng clock, không dùng latch, không dùng register. Mình tổng hợp hoàn toàn bằng tay. Mình đã lập một trang web, hay nói đúng hơn mình đang muốn mời các bạn tham gia dự án này cùng với mình. Một tiêu chính là chia sẽ kiến thức, hình thức tham gia chỉ là just for fun lúc rãnh rỗi. Về lợi ích cho mỗi thành viên tham gia project này mình sẽ thông báo cho các bạn đăng ký tham gia qua email và trao đổi trực tiếp qua skype.

    Mình muốn mời các bạn tham gia kể cả sinh viên chuyên ngành điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Về phần cứng mình định tổng hợp bằng tay hoàn toàn, kể cả verify và vẽ layout. Vì cpu này gồm nhiều block giống nhau và bản thân mỗi cổng logic tự correct qua handshake nên vấn đề verify timing không còn quá quan trọng như đối với mạch dùng clock nữa.
    Về tiến trình mình dự định làm như sau :
    Trước tiên mình sẽ làm theo hướng của bác Intran. Đó là làm co-processor cho database application. Có tape-out hay không mình sẽ nói ra cho các bạn tham gia qua email. Tiếp đến mình sẽ phát triển nó sao cho nó có thêm interrupt, debug mode.... các vấn đề hạn chế của loại cpu này để làm SoC đưa nó lên thiết bị di động. Như các bạn biết, điện thoại surface phone của Microsoft đang dần thay thế laptop bởi chức năng continue bằng cách cắm điện thoại vào màn hình làm điện thoại biến thành pc để làm việc. Nhưng hạn chế của nó là cpu trong điện thoại đó còn quá yếu để có thể làm các tác vụ nặng trên pc. Họ không thể lắp con cpu core 3, core 5 lên điện thoại được.
    Hy vọng mọi người hứng thú với project này.
    Hiện tại mình cần một số bạn tham gia các công việc sau:
    - Mình đang cần một hoặc một nhóm người phát triển Driver và làm Compiler cho cpu này. Người đó nên thành thạo linux hoặc không thành thạo cũng được. Người đó tìm hiểu cấu trúc hệ điều hành linux, hiểu được mã nguồn của linux. Tìm hiểu được đến đâu hay đến đó. Cách nó vận hành đa nhiệm như thế nào. Mình sẽ trao đổi kỹ hơn khi các bạn đăng ký tham gia.
    - 1 hoặc một nhóm người tìm hiểu về Asynchronous SRAM và Asynchronous DRAM.
    - 1 hoặc một nhóm người tìm hiểu về PCI express protocol.
    ..... Còn rất nhiều vị trí nữa, các bạn nào máu, kể cả các bạn sinh viên ĐTVT, CNTT có nhu cầu tham gia để học hỏi cứ việc gửi mail đăng ký cho mình.
    Làm SoC thì cần rất nhiều người nhất là các bạn làm bên mảng RF, ADC, P/DLL, sensor..., các bạn nào hứng thú hay có bất kỳ thắc mắc gì cứ post bài hay gửi mail cho mình.

    Email của mình là phuongtrinhsaiphan@gmail.com
    Trân Trọng!

  • #2
    mình chỉ có 1 thắc mắc nhỏ thôi, bạn luyện nội công ở đâu mà chém khiếp thế

    Comment


    • #3
      à chào bạn broodlord,

      Chỉ là just for fun thôi mà Mình chém khiếp quá nhỉ

      Bạn có muốn góp ý gì cho mình không ?

      Comment


      • #4
        hihi, mong bạn đừng giận nhưng nói thật cái project ở trên không có scope rõ ràng. Tiêu chí mà bạn muốn hướng tới là gì? low power hoặc high performance?
        Low power cho SoC thì đã phức tạp rồi. Mình nghĩ bạn sẽ khó kiếm người nhiều kinh nghiệm về Charger/FG. Xu hướng cho vài năm tới của các công ty lớn mà mình biết là tích hợp một dedicated ARM core để điều khiển SoC (LDO/Interface/Charger) thay vì dùng customized processor, việc dùng ARM core sẽ giúp việc xây dựng và bảo trì các analog interface/driver dễ dàng hơn (ví dụ như PD cho USB Type-C hoặc QNOVO cho battery monitoring).

        High performance thì càng phức tạp hơn nữa vì đánh giá performance rất khó và còn tùy thuộc vào ứng dụng mà bạn muốn hướng tới. Nhất là với 1 architecture mới, bạn cần build modles trước, rồi chạy high level simulation (ở application level) với models để đánh giá. Chưa kể đến compiler và các công cụ phụ trợ khác bạn phải tự xây dựng.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi broodlord Xem bài viết
          hihi, mong bạn đừng giận nhưng nói thật cái project ở trên không có scope rõ ràng. Tiêu chí mà bạn muốn hướng tới là gì? low power hoặc high performance?
          Low power cho SoC thì đã phức tạp rồi. Mình nghĩ bạn sẽ khó kiếm người nhiều kinh nghiệm về Charger/FG. Xu hướng cho vài năm tới của các công ty lớn mà mình biết là tích hợp một dedicated ARM core để điều khiển SoC (LDO/Interface/Charger) thay vì dùng customized processor, việc dùng ARM core sẽ giúp việc xây dựng và bảo trì các analog interface/driver dễ dàng hơn (ví dụ như PD cho USB Type-C hoặc QNOVO cho battery monitoring).

          High performance thì càng phức tạp hơn nữa vì đánh giá performance rất khó và còn tùy thuộc vào ứng dụng mà bạn muốn hướng tới. Nhất là với 1 architecture mới, bạn cần build modles trước, rồi chạy high level simulation (ở application level) với models để đánh giá. Chưa kể đến compiler và các công cụ phụ trợ khác bạn phải tự xây dựng.

          Hi bạn broodlord,

          Mình không giận đâu. Mình chỉ sợ những người muốn tham gia dự án này sẽ nản chí với những comment của bạn thôi. Dù sao không được kết quả gì thì qua quá trình tìm hiểu mọi người cũng học thêm được kỹ năng gì đó trong ngành mà bạn. Mục đích không quan trọng, quá trình tiến tới mục đích đó quan trọng hơn. Với cả mình không định đối đầu với ai cả. Qua bài viết của bạn mình thấy bạn chắc chắn là người trong ngành và nhiều kinh nghiệm. Thank bạn đã chia sẽ xu hướng trong vài năm tới của các công ty lớn. Mình cũng từng làm Switching Regulator, Charger... Mình nghĩ khó mà điều khiển chúng được theo như ý tưởng dùng dedicated ARM core. Ngày trước mình từng có ý tưởng điên rồ là tích hợp MEMS vào SW và Charge. Công nghệ MEMS ( vi cơ điện tử ) cho phép tách hoàn toàn Power Mosfet nhỏ ra mà có thể tiết kiệm dynamic power nội tại của charge hay SW nhưng chi phí quá cao không tương xứng với lợi ích mang lại.

          Về phần high performance, thời gian này mình đang cố hoàn thiện các block, software hardware interface nên chưa xây dựng được ISA hoàn chỉnh nên chưa dám bình luận gì. Tớ chỉ dám nói lý thuyết thôi.

          Nếu bạn không chê, mình mời bạn làm super adviser cho project này được không ? Tất nhiên chỉ là just for fun Mình nói thật lòng đấy.

          Comment


          • #6
            Mình thấy bạn post lên cả chục ngày mà chưa có phản hồi nào nên nhảy vào chém gió tí thôi cho nó sôi động Mình sẽ cố gắng nhảy vào chém nếu project này có thể bắt đầu được.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi broodlord Xem bài viết
              Mình thấy bạn post lên cả chục ngày mà chưa có phản hồi nào nên nhảy vào chém gió tí thôi cho nó sôi động Mình sẽ cố gắng nhảy vào chém nếu project này có thể bắt đầu được.

              Bạn nhớ ghé thăm thread thường xuyên nhé. Có tiến triển gì mình sẽ post lên đây để mọi người cùng chém cho vui, cho sôi động

              Comment


              • #8
                Thôi xong, hình như IBM mua lại ý tưởng của bác intran rồi so sad!

                http://www.research.ibm.com/articles/brain-chip.shtml

                close thớt.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi ngoclinh_xl Xem bài viết
                  Thôi xong, hình như IBM mua lại ý tưởng của bác intran rồi so sad!

                  http://www.research.ibm.com/articles/brain-chip.shtml

                  close thớt.

                  Chào các bạn,

                  Mình update thêm thông tin của dự án này.

                  Hiện Team mình đã mời được 3 người tham gia. Tuy mới 3 người, nhưng cứng có mềm cũng có .

                  Hiện mình đang có ý tưởng thu nhỏ số core mà bác Intran đề xuất. Các PE do bác Intran đề xuất có 8 ALU và 8 Input port, 8 output port nhưng theo như data flow của bác ấy thì nó không tận dụng hết 8 ALU, 16 port ấy. Mình định chỉ dùng 1/8 số core tức là chỉ 128 core mà vẫn thỏa mãn data flow của bác ấy nhưng vẫn có thể áp dụng cho vòng lặp lên tới 1024 lệnh được.

                  Mình có đọc được một bài báo nói về Asynchronous processor của một cố vấn cấp cao của Intel. Ông ta nói rằng, Asynchronous processor mà một số viện nghiện cứu, trường đại học làm có hiệu năng gấp 3 đến 4 lần processor tương đương dùng clock nhưng tại sao hãng vẫn không làm dù trước kia hãng đã thử nghiệm thành công một prototype tương tự. Ông ta nói vấn đề là chi phí bỏ ra không bù đắp nổi lợi nhuận mang lại. Các công cụ thiết kế chíp sẽ phải viết lại, vấn đề verify còn đau đầu hơn. Ngoài ra chúng tôi phải đào tạo lại tất cả các kỹ sư nữa. Có lẽ nên để việc làm các con chíp đó cho thế hệ sau :d

                  Các viện nghiên cứu hay các trường đại học, kể cả Intel cũng làm Asynchronous processor prototype nhưng họ đều áp dụng tập lệnh và kiến trúc của các processor đã có thậm chí một số người còn đem ARM core ra biến nó từ có clock sang dùng handshake signal. Nó như thể đem râu ông nọ chắp cằm bà kia vậy. Mình nghĩ cách làm này không áp dụng triệt để kỹ thuật asynchronous pipeline. Tuy ý kiến của cố vấn intel như vậy, nhưng bữa trước mình có nghe ngóng là AMD trước kia có làm GPU dùng kỹ thuật asynchronous pipeline mà mình không biết là con GPU nào. Không biết mình có nhầm không.

                  Mình có đọc lại thông tin về con chíp mà IBM đã làm ở trên. Thực ra thì nó thông minh hơn nhưng không hoạt động nhanh và ứng dụng của nó không để xử lý dữ liệu lớn với một tốc độ cao. Mình nhầm.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi ngoclinh_xl Xem bài viết


                    Chào các bạn,

                    Mình update thêm thông tin của dự án này.

                    Hiện Team mình đã mời được 3 người tham gia. Tuy mới 3 người, nhưng cứng có mềm cũng có .

                    Hiện mình đang có ý tưởng thu nhỏ số core mà bác Intran đề xuất. Các PE do bác Intran đề xuất có 8 ALU và 8 Input port, 8 output port nhưng theo như data flow của bác ấy thì nó không tận dụng hết 8 ALU, 16 port ấy. Mình định chỉ dùng 1/8 số core tức là chỉ 128 core mà vẫn thỏa mãn data flow của bác ấy nhưng vẫn có thể áp dụng cho vòng lặp lên tới 1024 lệnh được.

                    Mình có đọc được một bài báo nói về Asynchronous processor của một cố vấn cấp cao của Intel. Ông ta nói rằng, Asynchronous processor mà một số viện nghiện cứu, trường đại học làm có hiệu năng gấp 3 đến 4 lần processor tương đương dùng clock nhưng tại sao hãng vẫn không làm dù trước kia hãng đã thử nghiệm thành công một prototype tương tự. Ông ta nói vấn đề là chi phí bỏ ra không bù đắp nổi lợi nhuận mang lại. Các công cụ thiết kế chíp sẽ phải viết lại, vấn đề verify còn đau đầu hơn. Ngoài ra chúng tôi phải đào tạo lại tất cả các kỹ sư nữa. Có lẽ nên để việc làm các con chíp đó cho thế hệ sau :d

                    Các viện nghiên cứu hay các trường đại học, kể cả Intel cũng làm Asynchronous processor prototype nhưng họ đều áp dụng tập lệnh và kiến trúc của các processor đã có thậm chí một số người còn đem ARM core ra biến nó từ có clock sang dùng handshake signal. Nó như thể đem râu ông nọ chắp cằm bà kia vậy. Mình nghĩ cách làm này không áp dụng triệt để kỹ thuật asynchronous pipeline. Tuy ý kiến của cố vấn intel như vậy, nhưng bữa trước mình có nghe ngóng là AMD trước kia có làm GPU dùng kỹ thuật asynchronous pipeline mà mình không biết là con GPU nào. Không biết mình có nhầm không.

                    Mình có đọc lại thông tin về con chíp mà IBM đã làm ở trên. Thực ra thì nó thông minh hơn nhưng không hoạt động nhanh và ứng dụng của nó không để xử lý dữ liệu lớn với một tốc độ cao. Mình nhầm.


                    Anh sẽ theo dõi và ủng hộ chú.

                    BTW: dạo này bỏ thuốc lá chưa? có còn hay lang thang bvtblog.net không?

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Mr_Miyagibv Xem bài viết



                      Anh sẽ theo dõi và ủng hộ chú.

                      BTW: dạo này bỏ thuốc lá chưa? có còn hay lang thang bvtblog.net không?

                      Thanks nhé.

                      Khi nào kiếm được nhiều ló rồi bỏ giờ buồn hít vài hơi cho đỡ buồn đã. voz nay thỉnh thoảng vào thôi

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi ngoclinh_xl Xem bài viết


                        Thanks nhé.

                        Khi nào kiếm được nhiều ló rồi bỏ giờ buồn hít vài hơi cho đỡ buồn đã. voz nay thỉnh thoảng vào thôi
                        Oh vậy là kiên quyết bỏ ng iu ko bỏ thuốc và Cô giáo đã đi lấy chồng chưa chú

                        //Khi nào cần High Speed IO design thì nhắn anh.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Mr_Miyagibv Xem bài viết

                          Oh vậy là kiên quyết bỏ ng iu ko bỏ thuốc và Cô giáo đã đi lấy chồng chưa chú

                          //Khi nào cần High Speed IO design thì nhắn anh.

                          Ok ,

                          P/S Giờ nó có con luôn rồi sosad

                          Comment


                          • #14
                            Mình xin updated tình hình của group,

                            Hiện group có 6 mạng, mấy thằng làm IT khó tuyển quá. Vừa mới dụ được 2 đứa IT nữa thì cái forum vozforums.com sập mất thế là hết công. Trong group có một bạn máu lắm. Nó đòi mình ra dealine cụ thể để cả đám nghiên cứu. Mình thì lo ảnh hưởng tới công việc chính của nó hay đúng hơn là lo ảnh hưởng tới sự nghiệp của nó nên bảo là chúng bay cứ nghiên cứu lúc rãnh rỗi thôi. Giao cho một thằng tìm hiểu AMBA gì đấy để học interface protocol giữa CPU và GPU rồi bảo mày làm một interface protocol giữa CPU với processor của mình giống y chang như interface protocol giữa CPU và GPU. Nó mới 2 năm digital design, Nó hỏi mình processor của mình chạy xung clock là bao nhiêu, bao nhiêu core. Mình bảo processor mình làm không dùng clock và có khoảng hơn 10 000 core, nó bật cười không ngớt Số lượng devices không quá 1 tỉ devices. Rồi nó cũng hết cười và đồng ý research task đó. Có chuyện này mới hài , admin cái diễn đàn thegioivimach gì đấy xin mình copy cái thread này qua đó mới hay chứ . Ừ thì cứ copy thoải mái không vấn đề gì.

                            Mẹ cái thằng IT, mới vào máu me lắm, nó đòi research luôn hệ điều hành linux, nó cũng đòi một mình nó làm luôn driver. Bảo nó kiếm thêm vài thằng nữa nghiên cứu chung cho vui, nó ứ chịu. Uhm thì làm luôn, vứt cho nó một cuốn linux operation system, compiler design, driver design và một số tutorial... xong cái im re tới giờ luôn. Hỏi nó tìm hiểu được cái gì chưa? Nó bảo dạo này bận quá. Uhm đồng ý, bận thì làm kiếm tiền đã, lúc nào rãnh research sau cũng được, just for fun ấy mà.

                            Comment


                            • #15
                              Bọn microsoft này liều thật
                              Nó làm một dynamic compiler tích hợp sâu trong hệ điều hành rồi bảo chíp ARM chạy được app win32 cùng với window 10. Trọng khi ARM là RISC còn mã nguồn của các app win32 của các hãng khác từ xưa đến nay đều được compile sang CISC processor. Chạy như này thì còn lâu performence theo kịp chíp Intel. Kể cả microsoft thuyết phục được cãng hãng làm app win32 compile và optimal mã nguồn các app đó sang RISC processor thì cũng còn lâu snapdragon bắt kịp tốc độ core I cùng xung nhịp tần số. Vì một assemble instruction của CISC là một idea, còn một assemble instruction của RISC chỉ là một lệnh mà thôi.
                              Vẫn có hãng đi theo ý tưởng của mình nhưng mà đi như này thì nhầm hẻm cụt rồi.
                              4 năm trước, Microsoft từng cố gắng đem Windows lên những máy tính dùng CPU kiến trúc ARM với mục tiêu rõ ràng: tạo ra một dòng PC tiết kiệm điện, mỏng...

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ngoclinh_xl Tìm hiểu thêm về ngoclinh_xl

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X